Xem Nhiều 4/2023 #️ Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất # Top 10 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 4/2023 # Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn hay nhất : Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi. a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu. b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi.

a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

c) Văn bản 1 là biên bản hội nghị. Văn bản 2 là biên bản sự vụ. Học sinh tự kể tên một số loại biên bản mà các em thường gặp trong thực tế.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Đặc điểm của biên bản

Trả lời câu soạn văn bài Đặc điểm của biên bản trang 123

Biên bản dùng để ghi lại những sự việc xảy ra, đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp

b, Về mặt nội dung, biên bản ghi lại chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan về tính xác thực của biên bản.

Hình thức: đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

Phần đầu:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính)

+ Tên

+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chức vụ

– Phần nội dung: ghi lại diễn biến, kết quả sự việc

– Phần kết thúc:

+ Thời gian, chữ kí, họ tên có trách nhiệm chính, chữ kí, họ tên người ghi biên bản

+ Văn bản và hiện vật kèm theo

– Lời văn sáng rõ, ngắn gọn, chính xác

c, Văn bản là biên bản hội nghị, biên bản sự vụ. Là loại biên bản thường gặp trong thực tế

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người

Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giấy.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

+ Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của

hội nghị.

+ Biên bản sự vụ ghi rõ sự việc xảy ra thế nào? Hai bên xử lí với sự việc đó ra sao?…

+ Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần kết thúc văn bản cần có chữ kí của các thàrih viên.. và mục ghi chú ghi cả văn bản kèm theo.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Lời văn biên bản cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Cách viết biên bản

Trả lời câu soạn văn bài Cách viết biên bản trang 126

– Nắm được cách viết biên bản: phần mở đầu, phần nội dung, kết thúc, lời văn.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Biên bản lớp 9 tập 2 trang 126

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những tình huống cần viết biên bản.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Xem lại phần gợi ý ở mục trước. Chú ý: quan sát diễn biến của một cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để ghi thành các mục trong phần nội dung biên bản.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d

– Tình huống b viết đơn, tình huống e viết bản kiểm điểm

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

CHI ĐỘI LỚP 9D

BIÊN BẢN GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc 9h, ngày 10/11/2018

Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D

Đại biểu: Trần Thanh Hà – Liên đội trưởng

Chủ tọa Lê Thành Sơn – Chủ tọa

Thư kí: Phan Thị Thùy Linh

Nội dung sinh hoạt:

Bạn Lê Thành Sơn hay mặt ban Chỉ huy đội giới thiệu các đội viên ưu tú của Chi đội 9D cho Đoàn TNCS HCM

….

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Biên bản siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Liên Kết Trong Văn Bản Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Liên kết trong văn bản ngắn gọn hay nhất : 2. Phương tiện liên kết trong văn bản a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình. Trả lời: Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con.

Soạn văn lớp 6 trang bài Viết bài tập làm văn số 7 Soạn văn lớp 6 bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi

Soạn văn lớp 7 trang 17 tập 1 bài Liên kết trong văn bản ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản tập 1 trang 17

1. Tính liên kết của văn bản

– Hãy đọc đoạn văn sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

a) Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?

b) Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:

+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;

+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;

+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.

c) Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

– Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

– Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

Trả lời câu 1 soạn văn bài Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản trang 17

a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói

b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:

– Có câu văn nội dung chưa rõ ràng

– Giữa các câu còn chưa có sự liên kết

c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết

Trả lời câu 2 soạn văn bài Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản trang 17

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

– Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Liên kết trong văn bản lớp 7 tập 1 trang 18

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sắp xếp những câu văn dưới đấy theo một thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.

(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4) “Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!”. (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.

Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của … và nhớ lại ngày nào … trồng cây, … chạy lon ton bên bà. … bảo khi nào cây có quả … sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho …, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. … bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tại sao khi hai câu văn sau bị tách ra khỏi đoạn thì chúng trở nên lỏng lẻo về mặt liên kết:

“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.”

(Cổng trường mở ra)

Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Em có liên hệ gì giữa câu chuyện về Cây tre trăm đốt và tính liên kết của văn bản?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 18

Trình tự hợp lý: câu (1)→ (4) → (2) → (5) → (3)

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 19

Về mặt hình thức tưởng chừng đoạn văn có tính liên kết, nhưng phần nội dung hoàn toàn phi logic:

+ Khi nhân vật “tôi” đang nhớ tới mẹ “lúc còn sống, tôi lên mười” thì không thể kể chuyện “sáng nay”, “chiều nay” được nữa

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 19

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 19

– Hai câu trên đặt cạnh nhau tạo cảm giác không có sự liên kết chặt chẽ giữa chúng nhưng đọc tiếp câu sau: “mẹ sẽ đưa con đến trường… một thế giới kì diệu sẽ mở ra” sẽ tạo được tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn

Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 19

Thông qua chuyện Cây tre trăm đốt, chúng ta hiểu vai trò của liên kết đối với văn bản:

Nếu không có liên kết, các câu sẽ tồn tại rời rạc nhau, không thể tạo thành chỉnh thể hoàn chỉnh

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Liên kết trong văn bản ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Liên kết trong văn bản siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 8 Bài Thuế Máu Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 8 bài Thuế máu ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2) So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân.

Soạn văn lớp 8 bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn nghị luận Soạn văn lớp 8 bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Soạn văn lớp 8 trang 91 tập 2 bài Thuế máu ngắn gọn hay nhất

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?

Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?

Câu 4 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”của họ?

Câu 5 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu.

Câu 6 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tố biếu cảm trong đoạn trích được học.

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Thuế máu

Trả lời câu 1 soạn văn bài Thuế máu trang 91

– Văn bản được đặt cùng tên với tên chương I trong bài nhằm:

+ Vạch trần, tố cáo bản chất dã man của bọn thực dân Pháp khi bóc lột, đàn áp người dân bằng “Thuế máu”

+ Tình cảnh khốn cùng, số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

+ Thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm biếm của tác giả trước chính sách tàn độc của bọn thực dân.

– Cách đặt tên các phần tương ứng và làm rõ tính dã man, bản chất “hút máu” của bọn thực dân:

+ Phần 1: Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ, bia đỡ đạn.

+ Phần 2: Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra.

+ Phần 3: Kết quả của sự hi sinh từ đó tố cáo những lời lẽ lừa bịp, giả nhân nghĩa của bọn thống trị.

→ Cả ba phần nêu lên bản chất thâm độc, tráo trở của bọn thực dân trên nước thuộc địa.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Thuế máu trang 91

– Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh: thay đổi đột ngột khiến người ta nghi ngờ về độ trung thực.

+ Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên “An-nam-mít bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.

+ Khi chiến tranh nổ ra: họ thành ” con yêu”, người “bạn hiền” của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.

– Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

+ Trả giá đắt cho cái vinh dự “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.

+ Đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.

+ Bỏ xác ở những miền hoang vu.

+ Lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế .

+ Tám vạn người chết.

+ Người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.

→ Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Thuế máu trang 91

– Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

+ Tiến hành các cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương.

+ Lợi dụng việc bắt lính để nhũng lạm- tham nhũng.

+ Bắt những người nghèo khổ, khỏe mạnh và tống tiền con nhà giàu.

+ Bọn thực dân dựng lên màn kịch rêu rao về chế độ ” tình nguyện” đi lính.

→ Bọn thực dân với những thủ đoạn tàn ác, lừa gạt, sự bịp bợm đến trơ trẽn của toàn quyền Đông Dương.

– Người dân thuộc địa không tình nguyện như lời lẽ bọn cầm quyền:

+ Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.

+ Họ bị xiềng xích, bắt bớ, tống giam và bị áp tải xuống tàu.

→ Thân phận hẩm hiu, số phận cùng cực của người dân thuộc địa.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Thuế máu trang 91

Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô nghĩa.

+ Họ trở về “giống người bẩn thỉu” như trước khi xảy ra chiến tranh.

+ Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đạp, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.

+ Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.

→ Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Thuế máu trang 91

Bố cục của các phần trong chương được kết cấu theo:

+ Trình tự thời gian: trước, trong, và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

+ Các chương tập trung tố cáo tội ác của việc bắt lính phục vị chiến tranh, tố cáo sự lừa bịp trơ trẽn, dã man của bọn thống trị.

+ Làm nổi bật sự mâu thuẫn, dối trá của bọn thực dân giữa lời nói và việc làm.

+ Thảm cảnh chết oan thê thảm của người dân “bản xứ”.

– Nghệ thuật: châm biếm, đả kích sắc xảo của tác giả thể hiện chủ yếu qua:

+ Đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.

+ Ngôn từ của tác giả sâu sắc khi châm biếm, đả kích chính sách và giọng điệu lừa bịp của bọn thực dân: ngôn ngữ có sức gợi hình.

+ Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.

+ Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

→ Nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc ngắn gọn, xúc tích, bằng chứng thuyết phục, đa dạng về cách nói. Văn chính luận mà hàm chứa tình cảm, giàu hình ảnh.

Trả lời câu 6 soạn văn bài Thuế máu trang 91

Yếu tố biểu cảm thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích, kẻ thù:

+ “chiến tranh tươi vui”

+ ” Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi”

+ “Những miền hoang vu mộng mơ”

+ “quan phụ mẫu nhân hậu”

– Biểu cảm khi thể hiện trong giọng điệu căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, và cảm thông, đau xót trước nỗi đau của người dân thuộc địa.

→ Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục hơn.

Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 2, giải ngữ văn lớp 8 tập 2, soạn văn lớp 8 bài Thuế máu ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Thuế máu siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này? Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Câu hỏi bài Hoàng Lê nhất thống chí tập 1 trang 72

Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân, được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt. Hãy giải thích sự khác biệt đó.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí

Trả lời câu 1 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72

Đại ý: Vua Nguyễn Huệ thần tốc tiến quân ra Bắc dẹp giặc Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước bỏ chạy theo giặc.

– Đoạn 1 (từ đầu… năm Mậu Thân): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

– Đoạn 2: (tiếp… nỗi kéo vào thành): Cuộc hành quân thần tốc, chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung

– Đoạn 3 (còn lại): sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống

+ Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72

– Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ :

+ Mạnh mẽ, quyết đoán (sau khi lên ngôi liền xuất chinh), có kiến thức, am hiểu lịch sử, bình dị, gần gũi (mở cuộc duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ).

+ Có tài năng quân sự : hành quân thần tốc, có phán đoán tài tình, mưu kế kì diệu.

+ Sáng suốt trong việc dùng người, nhìn xa trông rộng : hiểu rõ bản chất Sở, Lân và kế lui quân của Ngô Thì Nhậm, định sẵn mưu lược, tính kế lâu dài.

+ Thấu tình đạt lí : tha tội cho tướng Lân, Sở dù họ thua trận, đánh giặc vì đại nghĩa.

– Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả : tư tưởng trung quân của Nho giáo trong tác giả với nhà Lê. Cùng đó là sức mạnh của phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải bên cạnh vua quan hèn hạ.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72

* Số phận thảm bại của nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống :

– Quân tướng nhà Thanh :

+ Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao”.

+ Binh lính thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối ; tan tác chạy tranh nhau sang sông, rơi xuống nước làm sông tắc nghẽn.

– Vui tôi nhà Lê : trở thành kẻ phản động “cõng rắn cắn gà nhà” ; cướp thuyền bỏ chạy, mấy ngày không ăn mệt lử, cuống quýt, than thở, oán giận, chảy nước mắt.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72

Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích : không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian, còn miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân : xộc xệch, nhát gan với xông xáo, dũng mãnh, có tổ chức.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 9 tập 1 trang 72

Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789)

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 72

Sau khi lên ngôi vua, vào tối 30 Tết vua Quang Trung đã lập tức lên đường ra Bắc. Quân ra đến sông Gián làm tan vỡ nghĩa binh trấn thủ. Nửa đêm mồng 3 tháng giêng, nghĩa quân bao vây Hà Hồi. Mờ sáng mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi đánh bại quân Thanh làm nên chiến thắng oanh liệt.

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí siêu ngắn

Bạn đang xem bài viết Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!