Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách đây tròn 60 năm, ngày 15/02/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam – một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành sứ mệnh của mình.
Đầu năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đứng trước tình thế mới, phong trào Đồng khởi trong hai năm 1959, 1960 của nhân dân miền Nam thắng lợi đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Cuối tháng 1-1961, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của Cách mạng miền Nam, đề ra phương châm đấu tranh “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”.
Về bản chất quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp xuyên suốt của Đảng lao động Việt Nam. Những đoàn quân vượt qua vĩ tuyến 17, đều được gọi là quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho thống nhất nước nhà. Cũng từ đây Cách mạng miền Nam có bước chuyển bước căn bản từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh Cách mạng, đáp ứng yêu cầu quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của Cách mạng miền Nam sẵn sàng đương đầu và đập tan các kế hoạch quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam Quân ủy Bộ chỉ huy miền, Quân giải phóng miền Nam đã không ngừng lớn mạnh trưởng thành về mọi mặt, làm nên những chiến công xuất sắc, sau chặng đường 15 năm quân giải phóng miền Nam – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự Ra Đời Hội Lhpn Giải Phóng Miền Nam
Sự ra đời của Hội LHPN Giải phóng miền Nam năm 1961 là mặt trận tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ miền Nam yêu nước, tích cực, chủ động tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ, giải phóng miền Nam.
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam tạm thời bị chia thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ thay chân Pháp thiết lập chính quyền tay sai; từ chối hiệp thương tổng tuyển cử; tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, tổ chức bầu cử riêng rẽ ở miền Nam. Từ đây, Mỹ trở thành đối tượng trực tiếp của cách mạng Việt Nam.
Đất nước bị chia cắt, ước mơ của người phụ nữ miền Nam về cuộc sống yên lành, gia đình được đoàn tụ sau 2 năm với cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn xóa bỏ với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và làm căn cứ quân sự của Mỹ nhằm ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc lan xuống vùng Đông Nam Á. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ phải kéo dài cuộc sống chia ly, đợi chờ. Tình cảm mẹ con, vợ chồng bị chia cắt. Quyền lợi chính đáng của người phụ nữ bị chà đạp.
Trong nỗi đau của người dân mất nước, phụ nữ miền Nam là nạn nhân của ác chính sách khủng bố dã man nhất do chính quyền Sài Gòn gây ra. Biết bao phụ nữ mang trên đầu vành khăn tang cha mẹ, chồng, người yêu, con, em… Nhiều chị đầy thương tích do chế độ nhà tù và sự tra tấn dã man của kẻ thù. Phụ nữ miền Nam ngày càng phẫn uất chế độ chính trị Sài Gòn và sớm tập hợp lại cùng nhau đấu tranh chống Mỹ và tay sai.
Trong không khí sôi sục căm thù và đứng trước khí thế vùng dậy của quần chúng, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1/1959) đã chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”; khẳng định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là: khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân.
Khi tiếng súng Đồng khởi nổ ra tại 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Bến Tre) năm 1960, phụ nữ đã miền Nam đã chuẩn bị gậy gộc, giáo mác, tiến hành biểu tình, tiến thẳng vào công sở chính quyền Sài Gòn ở cấp xã, đập tan Tổng đoàn dân vệ, phá rã 3 đại đội địch. Sau đó, phong trào lan nhanh ra toàn miền, đánh dấu một cao trào nổi dậy khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với sự tham gia của hàng triệu lượt phụ nữ. Lần đầu tiên, hàng ngàn phụ nữ được tổ chức thành đội ngũ, có hệ thống chỉ đạo, tiến hành một cuộc đấu tranh trực diện, bẻ gãy cuộc hành quân của một sư đoàn địch. Khí thế tiến công của hàng ngàn bà má đầu tóc bạc phơ và chị em ẵm con nhỏ, tay không tấc sắt đứng lên bảo vệ xóm làng, ruộng vườn đã làm binh lính địch hoảng sợ, buộc phải lùi bước.
Cuộc đấu tranh của phụ nữ Mỏ Cày thắng lợi đã hình thành và khẳng định sức mạnh của một đạo quân mới rất hùng hậu, lợi hại “Đội quân tóc dài” – đội quân đầu tiên mở đường cho sự hình thành đội quân chính trị khổng lồ khắp miền Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. “Đội quân Tóc dài” là sáng tạo độc đáo của đường lối đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang của cách mạng miền Nam, làm cho sức mạnh phong trào phụ nữ miền Nam được nhân lên gấp nhiều lần.
Làn sóng Đồng khởi sau năm 1960 ở Nam Bộ ngày càng mạnh mẽ. Ở khắp miền Nam, phụ nữ cùng nhân dân nổi dậy tiến công địch bằng đấu tranh chính trị, vận động gia đình binh sĩ, kết hợp nội tuyến binh vận. Cùng với các đội tự vệ với vũ khí thô sơ, phụ nữ nổi trống mõ, bao vây bức hàng, bức rút đồn bốt, diệt ác phá kìm, giải phóng xã ấp, làm cho chính quyền địch kinh hoàng.
Ở miền Đông Nam Bộ, cùng với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng từ sau Đồng khởi, hầu hết các tỉnh Nam Bộ đều củng cố, xây dựng lại các tổ chức cách mạng, tập hợp lực lượng. Một số Khu bước đầu xây dựng dự thảo chương trình, điều lệ và hướng dẫn địa phương tiến hành xây dựng tổ chức phụ nữ ở cơ sở. Chỉ tính riêng trong năm 1960 đã tập hợp được 14.780 hội viên.
Ở các tỉnh miền núi như Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và một số huyện miền Tây thuộc các tỉnh từ Quảng Trị trở vào đến Bình Thuận, hầu hết cán bộ nữ ở lại hoạt động. Cơ sở cách mạng của Hội được duy trì không chỉ ở những nơi quần chúng làm chủ mà rải rác ở các vùng yếu. Cuối năm 1959, một số nơi đã có kế hoạch đào tọa cán bộ Hội để lãnh đạo phong trào.
Ngày 8/3/1961, giữa lúc cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là “một tổ chức cách mạng và yêu nước của toàn thể phụ nữ miền Nam nhằm đoàn kết tất cả các tầng lớp phụ nữ không phân biệt già trẻ, giai cấp, chủng tộc, đảng phái, tôn giáo, xu hướng chính trị, kiên quyết đấu tranh chống mọi áp bức, bóc lột, hãm hiếp, khủng bố của Mỹ – Diệm, đòi cải thiện đời sống, đòi thực sự tự do bình đẳng với nam giới, đòi được giúp đỡ và bảo vệ khi đau ốm, sanh đẻ và nuôi con…”.
Ngay từ khi vừa thành lập, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam đã công bố Chương trình, Điều lệ và mục tiêu hoạt động, đồng thời tuyên bố gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam với mục đích: (1) đoàn kết các giai cấp, tầng lopwps, các giới, các lực lượng cách mạng, thực hiện nam nữ bình đẳng và bình quyền, bảo đảm các quyền độc lập, tự do dân chủ, cải thiện đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân; (2) kêu gọi toàn thể phụ nữ miền Nam gia nhập Hội, đoàn kết, thống nhất, cùng hành động đấu tranh trong một đoàn thể cách mạng của chị em là Hội LHPN Giải phóng miền Nam; cùng đấu tranh giải phóng cuộc đời nô lệ và giải phòng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Trong quan hệ với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam hoàn toàn tán thành những hoạt động tích cực của phong trào phụ nữ miền Bắc có lợi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ và nhân dân miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.
BCH lâm thời TW Hội gồm 19 ủy viên, có đủ các thành phần là công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, các tôn giáo, tiêu biểu cho mặt trận đại đoàn kết của giới. Bà Nguyễn Thị Tú (nguyên Tổng thư ký Hội Phụ nữ Việt Nam) là Hội trưởng; các bà Lê Thị Riêng, Mí Đoan là Phó Hội trưởng. Cơ quan tuyên truyền của Hội là Báo Phụ nữ Giải phóng. Hội có chuyên mục phát thanh trên Đài phát thanh Giải phóng với nội dung là tiếng nói đấu tranh của phụ nữ miền Nam.
Sự ra đời của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam là một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng, thể hiện sự sáng tạo trong lãnh đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ miền Nam.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam ra đời là mặt trận tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ miền Nam yêu nước, tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ, giải phóng miền Nam; góp phần phát triển mạnh thế tiến công của cách mạng miền Nam được tạo dựng từ phong trào Đồng khởi, đồng thời nâng cao vị thế của phụ nữ miền Nam, cách mạng miền Nam trên trường quốc tế.
Bảo tàng PNVN – Lịch sử Hội LHPN Việt Nam
Nguồn: http://hoilhpn.org.vn-HT
Các Địa Bàn Quân Sự Của Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
Trong chiến tranh Việt Nam, mặt trận (địa bàn quân sự) là hình thức bố trí binh lực đồng thời là không gian tác chiến của các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó có Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam[1] Về danh nghĩa, các lực lượng quân sự chiến đấu chống chính phủ Việt Nam Cộng hòa, quân đội Mỹ và đồng minh, ở phía Nam vĩ tuyến 17, được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, về thực tế chiến trường, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo các mặt trận từ Khánh Hòa đến vĩ tuyến 17, chiến đấu dưới danh nghĩa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các mặt trận từ Ninh Thuận đến Cà Mau do Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ đạo tác chiến.
Trong kế hoạch chỉ đạo tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hình thành từ năm 1960, các khu vực tác chiến quân sự được đặt theo các tên gọi quy ước A: miền Bắc, B: miền Nam, C: Lào và Đ, sau đổi thành K: Cam pu chia. Năm 1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua kế hoạch này.
Theo đó, trên khắp bán đảo Đông Dương được phân thành nhiều mặt trận chính, có sự tham gia tác chiến của lực lượng quân sự chủ lực, như tại miền Nam Việt Nam được phân thành B1 (từ Khánh Hòa đến vĩ tuyến 17) do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo tác chiến và B2 (từ Ninh Thuận đến Cà Mau) do Ban quân sự lực lượng vũ trang ở miền Nam chỉ đạo tác chiến. Ngoài ra, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu còn có thể thành lập các mặt trận lâm thời trên các hướng quan trọng trong mỗi chiến cục hoặc chiến dịch. Trừ B1 và B2, các mặt trận đều do Đảng ủy mặt trận và Bộ Tư lệnh mặt trận lãnh đạo. Ngoài ra trên toàn bộ chiến trường miền Nam còn tổ chức thành các quân khu, do Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu lãnh đạo, tác chiến chủ yếu bởi lực lượng quân sự địa phương. Về nguyên tắc, các mặt trận (B) do Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN trực tiếp chỉ đạo; các khu do Quân uỷ miền và Bộ Tư lệnh Miền ( Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) trực tiếp chỉ đạo nhưng vẫn có sự phối hợp với các B do Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN giao nhiệm vụ. Tuỳ tình hình chiến sự, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN có thể cử các đại diện của mình đến các B hoặc các khu để phối hợp tác chiến.
Trong suốt chiến tranh Việt Nam, tùy theo giai đoạn và hình thái chiến tranh, các mặt trận và các quân khu được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp:
Ban đầu (1961), trên chiến trường miền Nam chỉ gồm 2 mặt trận B1 với 1 quân khu và B2 với 5 quân khu. Đến giữa năm 1966 đã phân thành 5 mặt trận (B) với 7 quân khu.
Bên cạnh đó, một số mặt trận lâm thời trên các hướng quan trọng trong mỗi chiến cục hoặc chiến dịch như Mặt trận B.702 (Đường 9-Nam Lào năm 1971), Mặt trận C.702 (Cánh đồng chum – Xiêng Khoảng năm 1972).
Hình thái tổ chức địa bàn quân sự theo mặt trận được duy trì cho đến hết chiến tranh. Tuy nhiên, kể từ sau Hiệp định Paris 1973, quân Mỹ và đồng minh phải rút về nước, các lãnh đạo quân sự Cộng sản đã tái tổ chức lại các lực lượng tác chiến của mình thành những đơn vị chủ lực cơ động mạnh, chuẩn bị cho cuộc chiến sau cùng, chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước.
Các chiến trường trọng yếu
Chiến trường B1 Nam Trung Bộ được thành lập đầu năm 1961, gồm các tỉnh từ Khánh Hòa đến vĩ tuyến 17, do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Địa bàn chiến trường B1 tương ứng với địa bàn Quân khu I và Quân khu II của Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 5 năm 1964, 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắc Lắc được tách ra để thành lập B3 (Tây Nguyên). Tháng 4 năm 1966, 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên được tách ra để thành lập B4 (Trị Thiên). Từ đó cho đến hết chiến tranh, chiến trường B1 gồm các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng vào đến Khánh Hòa.
Chiến trường B2 Nam Bộ được thành lập đầu năm 1961, gồm các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau, do Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ đạo tác chiến. Địa bàn chiến trường B2 tương ứng với địa bàn Quân khu III và Quân khu IV của Việt Nam Cộng hòa.
Là địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Biên Hoà, Bình Dương). Phía Bắc tiếp giáp B3, phía Tây giáp Cam pu chia, phía Đông tiếp giáp khu 6, phía Đông Nam tiếp giáp T-4 và khu 8. Trên địa bàn này có các khu căn cứ D và R là nơi đóng trụ sở Quân uỷ Miền và Bộ Tư lệnh Miền ( Quân giải phóng miền Nam Việt Nam). Đây là phần phía Bắc của địa bàn Vùng chiến thuật III – Quân đoàn III theo cách phân chia địa bàn tác chiến của QLVNCH
Chiến trường B3 Tây Nguyên được thành lập giữa năm 1964, gồm các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng), tách ra từ B1, do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Tư lệnh đầu tiên: Đại tá Nguyễn Chánh, Chính ủy Đại tá Đoàn Khuê. Địa bàn chiến trường B3 tương ứng với địa bàn Cao nguyên của Quân khu II Việt Nam Cộng hòa.
Là mặt trận Tây Nguyên, bao gồm hầu hết Cao nguyên Trung phần (trừ các tỉnh Tuyên Đức (Lâm Đồng) và Phú Bổn). Phía Tây là đường Tây Trường Sơn ( đường Hồ Chí Minh) trên đất Lào. Phía Bắc giáp với B5. Phía Nam giáp với B2, phía Đông giáp với Khu 5 và Khu 6. Đây là phần phía Tây của địa bàn Vùng chiến thuật II – Quân đoàn II theo cách phân chia địa bàn tác chiến của QLVNCH.
Chiến trường B4 Trị – Thiên được thành lập tháng 4 năm 1966, gồm 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, tách ra từ B1, do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên: Thiếu tướng Lê Chưởng. Địa bàn chiến trường B4 tương ứng với địa bàn Bắc Quân khu I Việt Nam Cộng hòa.
Chiến trường B5 Bắc Quảng Trị được thành lập tháng 6 năm 1966, địa bàn ở khu vực Đường 9 và Bắc Quảng Trị, tách ra từ B4, do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Tư lệnh đầu tiên: Đại tá Vũ Nam Long, Chính ủy Nguyễn Xuân Hoàng. Địa bàn chiến trường B5 tương ứng với địa bàn cực Bắc Quân khu I Việt Nam Cộng hòa.
Là mặt trận Trị Thiên Huế, phía Bắc tiếp giáp khu vực Vĩnh Linh qua sông Bến Hải. Phía Tây có đường chiến lược 12 (nhánh phía Bắc hệ thống đường Hồ Chí Minh). Phía Nam giáp với địa bàn phía Bắc Khu 5 (Quảng Nam-Đà Nẵng). Đây cũng là địa bàn phía Bắc của Vùng chiến thuật I – Quân đoàn I của QLVNCH.
Các quân khu
Còn gọi là Quân khu miền Đông, mật danh T1, thành lập năm 1961 trên cơ sở Phân liên khu miền Đông thời Kháng chiến chống Pháp, địa bàn gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, do Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Tư lệnh đầu tiên: Nguyễn Hữu Xuyến (Tám Kiến Quốc).
Cuối năm 1961, tách Phước Long, hợp với 2 tỉnh Quảng Đức, Lâm Đồng của Quân khu 6 để thành lập Quân khu 10.
Từ tháng 10 năm 1967, giải thể Quân khu 1 để thành lập Khu trọng điểm gồm 7 phân khu (đánh số từ 1 đến 7) và 2 tỉnh trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền.
Mật danh T2, thành lập năm 1961 trên cơ sở Khu 8 thời Kháng chiến chống Pháp, địa bàn gồm các tỉnh miền trung Nam bộ: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc và Bến Tre, do Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Tư lệnh đầu tiên: Lê Quốc Sản (Tám Phương), Chính ủy Nguyễn Minh Đường
Đến năm 1974 thì đổi tên hiệu thành Quân khu 8, tồn tại đến cuối năm 1975 thì giải thể.
Mật danh T3, thành lập năm 1961 trên cơ sở Phân liên khu miền Tây thời Kháng chiến chống Pháp, địa bàn gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng (thêm một phần tỉnh Bạc Liêu), Rạch Giá, Cà Mau (gồm một phần tỉnh Bạc Liêu) và Hà Tiên, do Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Tư lệnh đầu tiên: Nguyễn Thành Thơ (Mười Khẩn), Chính ủy Nguyễn Văn Bé (Tám Tùng).
Đến năm 1974 thì đổi tên hiệu thành Quân khu 9.
Còn gọi là Quân khu Sài Gòn – Gia Định, mật danh T4, thành lập năm 1961 trên cơ sở Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn thời Kháng chiến chống Pháp, do Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Tư lệnh đầu tiên: Trần Hải Phụng (Hai Phụng).
Tháng 10 năm 1967, giải thể cùng lúc với Quân khu 1, để thành lập Khu trọng điểm, gồm 7 phân khu, trong đó địa bàn Phân khu 6 là các quân nội thành Sài Gòn. Tái lập cuối năm 1972 với tên gọi cũ.
Năm 1974 đổi tên thành Thành đội Sài Gòn.
Mật danh T5, thành lập năm 1961 trên cơ sở Liên khu 5 thời Kháng chiến chống Pháp, địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gồm Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, là mặt trận B1 trên danh nghĩa là thuộc lực lượng Quân giải phóng miền nam Việt Nam, nhưng trên thực tế là do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo tác chiến. Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đôn.
Cuối năm 1963, bổ sung thêm địa bàn 2 tỉnh Đắc Lắc và Khánh Hòa từ Quân khu 6.
Tháng 5 năm 1964, tách các tỉnh Tây Nguyên để thành lập B3.
Tháng 4 năm 1966, tách Quảng Trị và Thừa Thiên để thành lập B4 (Quân khu Trị Thiên).
Mật danh T6, thành lập năm 1961 trên cơ sở Liên khu 5 thời Kháng chiến chống Pháp, địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gồm Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, do Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Quyền Tư lệnh đầu tiên: Y Blok Êban.
Cuối năm 1961, tách 2 tỉnh Quảng Đức, Lâm Đồng, hợp với tỉnh Phước Long của Quân khu 1 để thành lập Quân khu 10.
Tháng 10 năm 1963, Quân khu 10 giải thể, nhập lại các tỉnh cũ và chuyển các tỉnh Khánh Hòa, Đắc Lắc cho Quân khu 4.
Năm 1966, lại tách các tỉnh Quảng Đức và Phước Long, hợp với tỉnh Bình Long của Quân khu 7 để tái lập Quân khu 10.
Năm 1971, Khu 10 giải thể, tiếp nhận các tỉnh của Khu 10.
Mật danh T7, thành lập tháng 3 năm 1968 trên cơ sở các Phân khu 4, Phân khu 7 và tỉnh Bà Rịa, do Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Tháng 4 năm 1971, giải thể. Năm 1972, các phân khu bị giải thể để tái lập Quân khu Sài Gòn – Gia Định và Quân khu miền Đông. Từ năm 1974, đổi tên trở lại thành Quân khu 7.
Mật danh T10, thành lập cuối năm 1961, địa bàn ban đầu gồm 3 tỉnh Phước Long, Lâm Đồng, Quảng Đức, do Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Tháng 10 năm 1963 giải thể. Đến năm 1966, tái lập với địa bàn 3 tỉnh Quảng Đức, Phước Long, Bình Long. Tháng 4 năm 1971, giải thể.
Khu trọng điểm
Thành lập tháng 10 năm 1967, với địa bàn là các tỉnh cũ của 2 quân khu miền Đông và Sài Gòn – Gia Định vừa giải thể, tổ chức thành 7 phân khu (đánh số từ 1 đến 7) và 2 tỉnh độc lập Bà Rịa, Tây Ninh trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền. Tháng 3 năm 1968, tách các Phân khu 4, Phân khu 7 và tỉnh Bà Rịa để thành lập Quân khu 7. Tháng 4 năm 1971, Quân khu 7 giải thể, tiếp nhận tỉnh Bà Rịa gồm Phân khu 4 sáp nhập và Phân khu 5 (sáp nhập Phân khu 7). Năm 1972 giải thể để tái lập Quân khu miền Đông và Quân khu Sài Gòn – Gia Định.
Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Thành Lập Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (15
Sau thất bại nặng nề trong âm mưu phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành pháo đài chống cộng bất khả xâm phạm, đánh dấu bằng sự bùng nổ Phong trào Đồng khởi của nhân dân trên toàn miền Nam và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) vào 20-12-1960, Hoa Kỳ vẫn không từ bỏ tham vọng của mình và tiếp tục tìm kiếm chiến lược quân sự mới để đối phó.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thăm hỏi Quân Giải phóng miền Nam. (Ảnh tư liệu)
Chính thức nhậm chức tại Nhà Trắng từ 20-1-1961, Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy đã thay thế chiến lược Trả đũa ồ ạt của Eisenhower bằng chiến lược Phản ứng linh hoạt. Chiến lược quân sự toàn cầu mới này gồm 3 loại hình là Chiến tranh tổng lực, Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt. Ngày 28-1-1961, kế hoạch ứng dụng chiến lược Chiến tranh đặc biệt tại miền Nam Việt Nam đã được Chính phủ Hoa Kỳ thông qua.
Mục đích của chiến lược Chiến tranh đặc biệt là chống lại chiến tranh du kích, chiến tranh giải phóng ở miền Nam bằng sự phối hợp toàn diện các hoạt động quân sự, chính trị, kinh tế và tâm lý thông qua lực lượng chính quyền, quân đội của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) kết hợp với sự huấn luyện, cố vấn, chỉ huy và trang bị kỹ thuật, vũ khí, phương tiện chiến tranh do Hoa Kỳ viện trợ.
Biện pháp chủ yếu của chiến lược Chiến tranh đặc biệt là mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá nhằm gom dân vào 16.000 “ấp chiến lược” trên tổng số 17.000 thôn ấp ở miền Nam để “tát nước bắt cá”, coi đó là “quốc sách”, là “xương sống” của chiến lược; đồng thời dùng quân chủ lực của VNCH dưới sự yểm trợ của các đơn vị máy bay, xe tăng Hoa Kỳ sử dụng các chiến thuật tân kỳ như “trực thăng vận”, “thiết xa vận” tiến hành các cuộc hành quân để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, đẩy cộng sản ra khỏi lãnh thổ Nam Việt Nam.
Nhằm kịp thời đối phó với chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ, đồng thời tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng miền Nam tiến lên, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW Đảng) ngày 23-1-1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam (gọi tắt là Cục R) thay thế Xứ ủy Nam Bộ, là một bộ phận của BCHTW Đảng, để chỉ đạo trực tiếp ở miền Nam.
Đặc biệt, Chỉ thị ngày 31-1-1961 và Nghị quyết đầu tháng 2-1961 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ quân sự trong 5 năm 1961-1965 và phương hướng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam (sau đó được Nghị quyết của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 12-1962 bổ sung thêm) đã chủ trương chuyển từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền, đồng thời đề ra những biện pháp chiến lược hết sức quan trọng, bao gồm:
– Duy trì và đẩy mạnh đấu tranh chính trị cả ở nông thôn và thành thị, đẩy mạnh đấu tranh quân sự lên ngang tầm với đấu tranh chính trị để kịp thời giáng trả các cuộc phản kích của địch, giữ vững thế trận ở vùng nông thôn.
– Đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang cả về số lượng và chất lượng, cả lực lượng tại chỗ và các khối cơ động; đồng thời củng cố một số căn cứ địa, xây dựng hậu phương tại chỗ tạo địa bàn đứng chân vững chắc cho các khối chủ lực.
– Phát triển chiến tranh du kích, đánh phá những nơi xung yếu như kho tàng, sân bay, bến cảng, các trục giao thông huyết mạch; tăng cường hoạt động chiến đấu của lực lượng chủ lực, nâng cao trình độ tác chiến tập trung.
– Vận dụng phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị phù hợp đặc điểm của ba vùng chiến lược: vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự là chính, vùng nông thôn đồng bằng coi trọng cả đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ngang nhau, vùng thành thị thì đẩy mạnh đấu tranh chính trị; kết hợp 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận; tập trung mũi nhọn vào nhiệm vụ chống càn quét để làm phá sản chương trình lập “ấp chiến lược” của địch.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và quyết định của Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam đã tổ chức Hội nghị quân sự tại Chiến khu Đ vào ngày 15-2-1961 để thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam. Kết quả là lực lượng Giải phóng quân miền Nam Việt Nam, gọi tắt là Quân Giải phóng miền Nam (QGPMN) được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam, bao gồm lực lượng ở lại không đi tập kết, lực lượng mới tham gia tại chỗ và lực lượng đi tập kết đã quay lại miền Nam hoạt động.
Đại đội súng cối 82 ly của du kích-Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam. (Ảnh tư liệu)
Về mặt quân sự, QGPMN là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ trên xuống của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Quân ủy và Bộ Tư lệnh QGPMN, Quân khu ủy và các Bộ Tư lệnh QGPMN ở các quân khu, Đảng ủy quân sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam. Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu, kể từ năm 1963, nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế QGPMN, chứ không phân biệt quân đội hai miền Nam-Bắc như quan điểm của Hoa Kỳ và VNCH.
Về mặt chính trị, QGPMN là lực lượng vũ trang của MTDTGPMNVN giai đoạn 1961-1969 và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) giai đoạn 1969-1976; vì vậy, QGPMN chịu sự lãnh đạo tối cao từ trên xuống của Bộ Chính trị, BCHTW của Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam (thành lập vào ngày 1-1-1962), MTDTGPMNVN và CPCMLTCHMNVN.
Kể từ khi thành lập, lực lượng QGPMN không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về nhiều mặt. Ngay trong năm 1961, Trung ương đã giúp xây dựng được 12 tiểu đoàn cho cả Khu V và Nam Bộ. Ngoài lực lượng và trang bị tại chỗ, sự chi viện của miền Bắc là nguồn bổ sung rất quan trọng cho sức mạnh của QGPMN. Chẳng hạn, năm 1963 có trên 40.000 cán bộ, chiến sĩ và 1.430 tấn vũ khí từ miền Bắc được đưa vào miền Nam; năm 1964 con số đó là 17.427 cán bộ, chiến sĩ và 3.435 tấn vũ khí (Lê Duẩn-Tiểu sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 297 và 314). Theo một số liệu thống kê, bộ đội chủ lực của QGPMN vào tháng 12-1974 khoảng 290.000 người, trong đó có chừng 90.000 người miền Nam.
Trong quá trình chiến đấu, QGPMN đã làm nên nhiều trận đánh nổi tiếng, phối hợp mặt trận đấu tranh chính trị giành được những thắng lợi quyết định, góp phần to lớn cùng cả nước đánh bại lần lượt các chiến lược quân sự then chốt của Hoa Kỳ và VNCH: Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Chiến tranh cục bộ (1965-1968), Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973); buộc Hoa Kỳ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương ngày 27-1-1973, rồi tiến lên đánh bại hoàn toàn chế độ VNCH, giải phóng miền Nam vào 30-4-1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sau kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (24-6-1976 – 3-7-1976), cùng với sự hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước, lực lượng quân đội cũng đi đến thống nhất dưới tên chung là QĐNDVN. Từ đây, tên gọi QGPMN đã trở thành quá khứ, song vẫn luôn còn đó lịch sử của 15 năm đấu tranh đầy hy sinh, mất mát, gian khổ nhưng anh dũng của lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (1961-1976).
QGPMN đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc giao phó, xứng đáng với 7 chữ vàng “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng” được in trên lá quân kỳ do MTDTGPMNVN trao tặng ngay từ ngày thành lập. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ QGPMN mãi mãi in sâu vào văn chương, thơ ca, nhạc họa và là tượng đài trong tâm trí của nhân dân Việt Nam, trong sự ngưỡng mộ của nhân loại yêu chuộng hòa bình và công lý.
Bạn đang xem bài viết Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!