Xem Nhiều 3/2023 #️ Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 31, 32 Sgk Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 # Top 10 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 31, 32 Sgk Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 31, 32 Sgk Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Mưa rào

Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng thổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…

Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa…

Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?

b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?

c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.

d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?

Phương pháp giải:

a: Em đọc đoạn 1 của bài: Từ đầu… đến Mặc sức điên đảo trên cành cây.

b: Em đọc đoạn 2: Mưa đến rồi… đến Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ… và tìm từ ngữ tả tiếng mưa, hạt mưa.

c: Em tìm từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời ở đoạn 2 (trước trận mưa) và đoạn cuối bài (sau trận mưa).

d: Em nhận xét cách quan sát của tác giả bằng mắt (thính giác), mũi (khướu giác), tai (thính giác), miệng (vị giác) hay làn da (cảm giác) ?

Lời giải chi tiết: a) Những dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến:

– Mây: Bay về, những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng đám nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

– Gió: Thổi giật mãi, mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc mưa:

– Lúc đầu: lẹt đẹt… lẹt đẹt… lách tách.

– Về sau: Mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; giọt tranh đổ ồ ồ.

Ban đầu là những giọt nước lăn xuống mái phên nứa, mấy giọt lách tách, rồi tuôn rào rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Mưa xuống sầm sập, hạt mưa giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xóa.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa: Trong trận mưa:

– Lá đào, lá na, lá sói: vẫy tai run rẩy.

– Con gà sống: ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

– Trong nhà: bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.

– Nước: chảy đỏ ngòm bốn bề sân cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống, đổ xuống ao chuôm.

– Mưa xối được một lúc thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm của những cơn mưa đầu mùa.

Sau trận mưa:

– Trời rạng dần.

– Chim chào mào bay ra hót râm ran.

– Phía đông một mảng trời trong vắt.

– Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d) Tác giả quan sát sau cơn mưa bằng những giác quan:

– Bằng mắt (thị giác): thấy được những đám mây thay đổi trước cơn mưa, nhìn thấy mưa rơi, thấy những thay đổi của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh.

– Bằng tai (thính giác): nghe thấy tiếng gió thổi, âm thanh của tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng hót cùa chim chào mào.

– Bằng cảm giác cùa làn da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước.

– Bằng mũi (khứu giác): biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận mưa đầu mùa.

Như vậy, ta thấy cùng một lúc tác giả Tô Hoài đã sử dụng nhiều giác quan khác nhau để quan sát cơn mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, quan sát rất tinh tế, cách dùng từ ngữ cũng rất chính xác và sinh động. Chính vì thế, bài văn tả cảnh mưa rào cùa tác giả đã đem đến cho người đọc nhiều điều thú vị.

Câu 2 Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. Phương pháp giải:

Dàn ý chung của một bài văn tả cảnh:

– Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

– Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

– Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

Lời giải chi tiết:

Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.

Thân bài: * Diễn biến của cơn mưa:

– Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.

– Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.

– Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.

– Mưa xối xả, mưa như trút nước.

– Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.

– Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.

– Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, nước chảy lênh láng khắp sân nhà, ngõ xóm.

– Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa và rít từng hồi trên mái nhà.

– Hơi nước mát lạnh cùng mùi đất cát bốc lên ngai ngái, thân quen.

* Sau cơn mưa:

– Lá vàng rơi đầy sân. Những tàu lá chuối rách lả tả, trên lá khoai nước còn đọng lại giọt nước mưa óng ánh..

– Đàn gà cục cục gọi nhau đi tìm giun, dế.

– Trời trong veo không một gợn mây.

Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.

chúng tôi

Tập Làm Văn Lớp 5: Luyện Tập Tả Cảnh

Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả cảnh

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 14

Soạn bài: Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Soạn bài là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 14 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?

b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?

Buổi sớm trên cánh đồng

Từ làng, Thủy đi tắt ra cánh đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Theo LƯU QUANG VŨ

a) Tả cánh đồng lúa buổi sớm: vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc.

b) Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.

Bằng mắt (thị giác): thấy mây xám đục; vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo lượn chấp chới trên cánh đòng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.

c) Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi, một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy…

Câu 2 (trang 14 sgk Tiếng Việt 5): Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

a. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.

b. Thân bài (tả các bộ phận của cảnh vật):

– Cây cối, chim chóc, những con đường…

– Mặt hồ.

– Người tập thể dục, thể thao…

c. Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.

Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh (Tuần 6 Trang 38

Tuần 6

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Tuần 6 trang 38-39-40 Tập 1)

Trả lời:

a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ … Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

– Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

– Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.

– Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

– Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi dông gió lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

– Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

– Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

– Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.

– Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

– Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh. Ngoài ra còn bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

– Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

– Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

Bài 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Trả lời:

1. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp

– Con sông mà em định tả tên gì ? Ở đâu (con sông Tiền nơi phà Rạch Miễu)

– Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? (đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em)

2. Thân bài :

– Tả dòng sông

a) Buổi sáng

– Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước. Nước đục nhờ nhờ, nhấp nhô sóng.

– Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.

– Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa, người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.

– Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.

b) Buổi chiều

– Thủy triều xuống, nước sông cạn hơn.

– Lòng sông hẹp lại.

– Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.

– Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật đẹp.

3. Kết luận :

– Sông đầy gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.

– Con sông làm nên vẻ đep cho quê hương.

Các bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tập Làm Văn: Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh (Tuần 1 Trang 4

Tuần 1

Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh (Tuần 1 trang 4-5 Tập 1)

Bài 1 phần 1: Đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương (Tiếng Việt 5, tập một, trang 11), tìm và ghi lại các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và xác định nội dung của từng phần. (Chú ý : phần thân bài có thể gồm 2-3 đoạn.)

Trả lời:

Phân đoạn

a) Mở bài (từ Cuối buổi chiều, Huế đến trong thành phố hằng ngày đã rất yên tĩnh này).

b) Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt).

c) Kết bài (phần còn lại).

Nội dung

– Khi hoàng hôn buông xuống, Huế đặc biệt yên tĩnh.

– Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

+ Thân bài : chia làm hai đoạn.

Đoạn 1: từ “Mùa thu … hai hàng cây” sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

Đoạn 2.(đoạn còn lại): hoạt động của con người ở bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

– Sự thức dậy của Huế.

Bài 2 phần 1: Nêu nhân xét:

Trả lời:

a) Thứ tự miêu tả trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học?

Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:

– Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.

– Tả cảnh màu vàng khác nhau của cảnh vật

– Tả thời tiết, con người.

Bài Hoàng hôn trên sông Hương:

– Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn buông xuống.

– Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

b) Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

– Bài văn tả cảnh gồm 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

+ Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

Phần 2: Luyện tập:

Trả lời:

Phân đoạn

a) Mở bài (từ Nắng cứ đến xuống mặt đất).

b) Thân bài (từ Buổi trưa đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong).

+ Chia làm 4 đoạn :

● Đoạn 1: Buổi trưa …… bốc lên mãi

● Đoạn 2. Tiếng gì xa vắng …… khép lại.

● Đoạn chúng tôi gà nào …… lặng im.

● Đoạn 4. Ấy thế mà chưa xong).

c) Kết bài (câu cuối)

Nội dung

– Nhận xét về nắng trưa.

– Cảnh vật trong nắng trưa.

+ Đoạn 1 : Hơi đất trong nắng trưa bốc lên dữ dội.

+ Đoạn 2 : Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.

+ Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa.

+ Đoạn 4: Hình ảnh mẹ trong nắng trưa

– Cảm nghĩ về mẹ: tình cảm thương yêu mẹ.

Các bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bạn đang xem bài viết Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 31, 32 Sgk Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!