Cập nhật thông tin chi tiết về Tiếng Việt Lớp 5: Tập Đọc. Tiếng Rao Đêm mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người công dân – Tuần 21
Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc. Tiếng rao đêm
Thời gian đám cháy xảy ra là vào “một đêm”, khi mọi người sắp đi vào giấc ngủ sau một ngày lao động.
Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?
– Người dũng cảm cứu em bé là một người đi bán bánh giò hàng đêm.
– Con người và hành động của anh rất đặc biệt : “Một bóng người cao gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm”. Đó là hành động khẩn trương cứu người trong cơn hoạn nạn, bất chấp hiểm nguy, không màng tới bước chạy của anh bị “khập khiễng”. Rồi từ ngôi nhà “khói bụi mịt mù”, anh phóng thẳng ra ngoài, trong tay ôm khư khư cái bọc chăn, trong đó là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, “khóc không thành tiếng ” vừa lúc “một cây rầm sập xuống”. Cả người anh ngã quỵ xuống, người mềm nhũn. Khi cấp cứu, người ta thảng thốt phát hiện một chân của anh là “một cái chân gỗ”. Anh là một thương binh, đêm đêm đạp xe đi bán bánh giò để kiếm sống. Anh là người phát hiện ra đám cháy, báo động cho mọi người và cứu một gia đình qua cơn hoạn nạn.
Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
Tác giả có cách dẫn dắt trực tiếp và ngắn gọn nên câu chuyện đã làm nổi bật hình ảnh nhân vật anh thương binh cứu người từ đám cháy. Người đọc ấn tượng sâu sắc nhân vật ấy, qua chi tiết:
– Trong một đêm đi bán bánh giò, anh thương binh phát hiện ra đám cháy. Không ngần ngại anh lao vào chỗ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của anh, anh cứu được một em bé đang thất thần, không khóc được nữa.
– Anh ngã quỵ vì mất sức. Người đến cấp cứu cho anh lại phát hiện điều bất ngờ : Anh là một thương binh và tài sản của anh thì “chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe…”. Anh xứng đáng là một chiến sĩ quân đội luôn biết hi sinh cho nhân dân của mình. Anh tuy “tàn mà không phế”.
Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5)
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?
– Bằng khả năng của mình hãy luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Luôn chia sẻ, gánh vác khó khăn trong cuộc sống với tất cả mọi người, với đồng bào ruột thịt của mình.
– Không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh.
Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 5
Tiếng Việt Lớp 5 Tập Đọc: Tiếng Rao Đêm
Soạn bài: Tập đọc Tiếng rao đêm Nội dung chính
Bài đọc nói về sự dũng cảm của một người thương binh. Anh đã hi sinh cho đất nước, mất một chân phải dùng chân giả, cuộc sống khó khăn, nhưng sẵn sàng cứu người khỏi đám cháy, không quản nguy hiểm tới tính mạng.
Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Đám cháy xảy ra vào lúc nào ?
Trả lời:
Thời gian đám cháy xảy ra là vào “một đêm”, khi mọi người sắp đi vào giấc ngủ sau một ngày lao động.
Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?
Trả lời:
– Người dũng cảm cứu em bé là một người đi bán bánh giò hàng đêm.
– Con người và hành động của anh rất đặc biệt : “Một bóng người cao gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm”. Đó là hành động khẩn trương cứu người trong cơn hoạn nạn, bất chấp hiểm nguy, không màng tới bước chạy của anh bị “khập khiễng”. Rồi từ ngôi nhà “khói bụi mịt mù”, anh phóng thẳng ra ngoài, trong tay ôm khư khư cái bọc chăn, trong đó là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, “khóc không thành tiếng ” vừa lúc “một cây rầm sập xuống”. Cả người anh ngã quỵ xuống, người mềm nhũn. Khi cấp cứu, người ta thảng thốt phát hiện một chân của anh là “một cái chân gỗ”. Anh là một thương binh, đêm đêm đạp xe đi bán bánh giò để kiếm sống. Anh là người phát hiện ra đám cháy, báo động cho mọi người và cứu một gia đình qua cơn hoạn nạn.
Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ?
Trả lời:
Tác giả có cách dẫn dắt trực tiếp và ngắn gọn nên câu chuyện đã làm nổi bật hình ảnh nhân vật anh thương binh cứu người từ đám cháy. Người đọc ấn tượng sâu sắc nhân vật ấy, qua chi tiết :
– Trong một đêm đi bán bánh giò, anh thương binh phát hiện ra đám cháy. Không ngần ngại anh lao vào chỗ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của anh, anh cứu được một em bé đang thất thần, không khóc được nữa.
– Anh ngã quỵ vì mất sức. Người đến cấp cứu cho anh lại phát hiện điều bất ngờ : Anh là một thương binh và tài sản của anh thì “chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe…”. Anh xứng đáng là một chiến sĩ quân đội luôn biết hi sinh cho nhân dân của mình. Anh tuy “tàn mà không phế”.
Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5): Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?
Trả lời:
– Bằng khả năng của mình hãy luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Luôn chia sẻ, gánh vác khó khăn trong cuộc sống với tất cả mọi người, với đồng bào ruột thịt của mình.
– Không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
nguoi-cong-dan-tuan-21.jsp
Soạn Bài Tiếng Rao Đêm Trang 30 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 2
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung
Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu 1 em bé thoát nạn.
Câu 1 Đám cháy xảy ra vào lúc nào ? Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn đầu tiên trong câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.
Câu 2 Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ? Phương pháp giải:
Con đọc nửa cuối của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò.
Đó là một thương binh, chỉ còn một chân khi rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò. Tuy chỉ là một người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm: không chỉ báo cháy mà anh còn xả thân lao vào đám cháy cứu người.
Câu 3 Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ? Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn từ “Mọi người khiêng người…” đến “… cứu một gia đình”
Lời giải chi tiết:
Trong câu chuyện trên, chi tiết gây bất ngờ cho người đọc là khi cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ người ta phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn ở góc đường và những chiếc bánh giò tung tóe mới biết anh chính là người bán bánh giò.
Câu 4 Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? Phương pháp giải:
Con học được điều gì từ hành động cứu người từ trong đám cháy của anh thương binh bán bánh giò?
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ là mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
Bài đọc Tiếng rao đêm
Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh… giò…ò…ò…!” Tiếng rao đều đều, khan khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.
Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!”…
Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…
Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ.
Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an tìm ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe… Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi…
– Té quỵ: ngã khuỵu xuống, không gượng dậy được
– Rầm(rầm nhà): Thanh gỗ to hoặc thanh bê tông đặt ngang trên một số điểm tựa để đỡ mái nhà.
– Thất thần: Sắc mặt nhợt nhạt vì quá sợ hãi
– Thoảng thốt: Ngạc nhiên và hoảng hốt
– Tung tích: dấu vết giúp cho việc xác minh, tìm ra đối tượng
Loigiaihay.com
Tiếng Việt Lớp 2 Tập Đọc: Cây Dừa
Bài đọc
Cây dừa Cây dừa xanh toả nhiều tàu, Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao, Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì rào, Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. Đứng canh trời đất bao la, Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. TRẦN ĐĂNG KHOA– Tỏa : từ một điểm chia ra các phía.
– Tàu (lá) : lá to, có cuống dài.
– Canh : trông giữ, bảo vệ.
– Đủng đỉnh : chậm rãi, tỏ ra không vội vã.
Nội dung bài: Bài thơ miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.
Câu 1 (trang 89 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì ?
Em hãy đọc 4 câu thơ đầu và chỉ ra đặc điểm của mỗi bộ phân của cây dừa.
Trả lời:
Các bộ phận của cây được so sánh như sau :
– Lá dừa : như cánh tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mấy xanh.
– Ngọn dừa : như người gật đầu gọi trăng.
– Thân dừa : bạc phếch, đứng canh trời đất.
– Quả dừa : giống như đàn lợn con, như hũ rượu.
Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào ?
Em hãy tìm những câu nhắc tới gió, trăng, mây, nắng, đàn cò, từ đó chỉ ra sự gắn bó của dừa với chúng.
Trả lời:
Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như sau :
– Với gió : dang tay đón gió, gọi gió cùng múa reo.
– Với trăng : gật đầu gọi trăng.
– Với mây : là chiếc lược chải vào mây xanh.
– Với nắng : làm dịu nắng trưa.
– Với đàn cò : hát rì rào cho đàn có đánh nhịp bay vào bay ra.
Câu 3 (trang 89 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ?
Em hãy chọn câu thơ mình thích và nói rõ lí do.
Trả lời:
Em thích câu thơ :
“Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”
Câu thơ so sánh tàu dừa giống như chiếc lược, ngước mắt lên ta thấy chiếc lược đó đang chải vào tóc mây bồng bềnh, trông thật đẹp.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 và Tập 2.
Bạn đang xem bài viết Tiếng Việt Lớp 5: Tập Đọc. Tiếng Rao Đêm trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!