Top 6 # Bài Giải Ngữ Văn Lớp 7 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7

Văn bản: MẸ TÔI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt, khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và cầu nghi vấn. Đây là bức thư người cha viết cho con, khi chứng kiến đứa con có lỗi với mẹ bằng một lời nói thiếu lễ độ. GHI NHỚ: Cả bài văn là sự giận dữ và dạy dỗ con theo một quan niệm rất đẹp và trong sáng: “Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi? Điểm nhìn trong bài viết từ người bố, từ đó bộc lộ những tình cảm và thái độ đối với người mẹ. Người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao. Vì vậy tác giả lấy nhan đề là Mẹ tôi. 2. Thái độ của người bố? Dựa vào đâu mà em biết? Lí do gì mà ông có thái độ ấy? Qua bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô, người bố đang buồn bã và tức giận về đứa con đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. 3. Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ? Mẹ của En-ri-cô là người thế nào? Qua bức thư, người mẹ En-ri-cô là người thương con hết mực: “Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ và khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”! Có lúc người mẹ có thể “bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. .. 4. Điều gì khiến En-ri-cô xúc động? Lí do? Thái độ của người bố vừa tha thiết, vừa nghiêm khắc lại vừa chân tình, Qua đó ta thấy người mẹ của En-ri-cô ngoài lòng thương con hết mực, còn biểu hiện là người người phụ nữ đôn hậu, đảm đang, cao cả và giàu lòng vị tha. 5. Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư? Văn bản viết dễ bộc lộ cảm xúc một cách đầy đủ. – Những tình cảm kín đáo, tế nhị nhiều khi khó nói trực tiếp được. – Qua thư, đứa con đỡ bị tự ái, xấu hổ. – Người cha muốn tạo điều kiện cho con đọc nhiều lần để thấm thía, sâu sắc hơn. Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt, khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn, nhằm tôn vinh người mẹ và nhắc nhở con. III. LUYỆN TẬP. 1. Học thuộc lời thoại trực tiếp của người bố với con. 2. Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền. Giaibai5s.com

Bài 1: Văn bản: Mẹ tôi – Giải bài tập ngữ văn lớp 7

5

(100%)

6

votes

(100%)votes

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Thành Ngữ

Thành ngữ

Câu 1 (Bài tập 1 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 119 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a, sơn hào hải vị

b, khỏe như voi

chỉ người có sức khỏe, sức mạnh, có thể gánh vác được những việc nặng nhọc

c, da mồi tóc sương

chỉ người đã ở độ tuổi trung niên, trải qua nhiều sương gió, da đã có những nếp nhăn, tóc đã điểm bạc.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 119 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

– Con Rồng cháu Tiên: Nói về sự ra đời của con cháu nước Việt. Mẹ Âu Cơ là tiên, cha Lạc Long Quân là Rồng, gặp gỡ, yêu thương và chung sống với nhau. Mẹ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con, tỏa đi muôn phương, hình thành nên cộng đồng người Việt ta hiện nay.

– Ếch ngồi đáy giếng: Câu chuyện ngụ ngôn nói về những kẻ tri thức hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, tự cao tự đại. Có một con ếch sống lâu trong một cái giếng cạn, xung quanh nó chỉ toàn là những con vật nhỏ bé khiến ếch ta nghĩ mình là bá chủ. Khi trời mưa, nước dâng lên, ếch ta ra khỏi miệng giếng, nghênh ngang đi lại thì bị một con trâu giẫm bẹp.

– Thầy bói xem voi: Câu chuyện nói về những kẻ nhìn nhận sự việc phiến diện, lại bảo thủ không chịu lắng nghe. Năm thầy bói mù cùng sờ voi, mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng cứ cho đó là hình dáng của con voi. Cuối cùng không ai chịu ai, cãi cọ rồi đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

Câu 3 (Bài tập 3 trang 145 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

– Lời ăn tiếng nói – No cơm ấm áo

– Một nắng hai sương – Bách chiến bách thắng

– Ngày lành tháng tốt – Sinh cơ lập nghiệp

Câu 4 (trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với mỗi thành ngữ: nước đến chân mới nhảy, rán sành ra mỡ, cá mè một lứa, nước đổ đầu vịt, ghi lòng tạc dạ, nở từng khúc ruột, tai vách mạch rừng.

Trả lời:

Nước đến chân mới nhảy: Anh ta luôn chần chừ trước mọi công việc, lúc nào cũng để nước đến chân mới nhảy.

Rán sành ra mỡ: Người rán sành ra mỡ như hắn ta làm sao có thể chìa tay ra giúp đỡ người khác khi khó khăn được.

Cá mè một lứa: Bọn chúng đúng là cá mè một lứa, tính cách xấu xa y như nhau.

Nước đổ đầu vịt: Những lời vị giáo sư nói đối với tôi chỉ như nước đổ đầu vịt.

Ghi lòng tạc dạ: Sự hi sinh của thế hệ đi trước cho tự do hôm nay sẽ được thế hệ sau ghi lòng tạc dạ.

Nở từng khúc ruột: Nghe mọi người khen ngợi tôi như nở từng khúc ruột.

Tai vách mạch rừng: Nơi này tai vách mạch rừng, chúng ta nói gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.

Câu 5 (trang 121 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền các thành ngữ Hán Việt sau đây: thao thao bất tuyệt, ý hợp tâm đầu, văn võ song toàn, thiên la địa võng, thâm căn cố đế vào chỗ trống thích hợp trong câu.

Trả lời:

a, Vợ chồng có ý hợp tâm đầu, có yêu thương nhau thì ăn ở mới thuận hòa sung sướng đến mãn chiều xế bóng.

b, Anh ấy đi du lịch ở nước ngoài về, đang thao thao bất tuyệt kể chuyện cho bạn bè nghe.

c, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn.

d, Hội cũng muốn nói nhiều để trả lời, để cãi lại những lí lẽ kia. Nhưng cái tính rụt rè, hay ngại ngùng đã thâm căn cố đế trong người Hội vẫn còn ghìm lại.

e, Lên Thằng Long không có lối, ra bể không có đường, bốn bề là thiên la địa võng Toa Đô mày chạy đâu?

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Bài 28: Liệt Kê

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28 SGK

Giải bài tập Ngữ văn bài 28: Liệt kê

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28: Liệt kê được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Liệt kê I. Kiến thức cơ bán * Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. * Các kiểu liệt kê: – Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt các kiểu liệt kê theo từng cặp với nhau, với kiểu liệt kê không theo từng cặp. – Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt hiểu liệt kê tăng tiến với liệt bê không tăng tiến. II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học 1. Thế nào là phép liệt kê? Câu 1. Nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận trong câu sau: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuỗi ngày nào ống bôi chạm, ngoáy tai, tỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt […]

+ Về cấu tạo: Các bộ phận này có cấu tạo giống nhau, đều là cụm danh từ.

+ Về ý nghĩa: Nhằm mục đích khắc hoạ cảnh sống sinh hoạt xa hoa của quan lớn, trong lúc dân phu thì cực khổ dầm mình trong mưa gió.

Câu 2. Về việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?

Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự có tác dụng diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn sự xa hoa của quan lớn. Sự việc vì vậy mà trở nên sinh động hơn.

b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh)

Khác nhau ở chỗ:

Câu a: Sử dụng kiểu liệt kê không theo cặp.

Câu b: Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp.

Câu 2. Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê và rút ra kết luận.

a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cũng một mầm măng non mọc thẳng.

(Thép Mới)

Đảo lại: Vầu, mai, trúc, nứa, tre mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm măng non mọc thẳng.

b) Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

Đảo lại: b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự trưởng thành và hình thành của xã hội Việt Nam của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là làng xóm, họ hàng, gia đình và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

Nhận xét:

+ Câu a) Liệt kê không tăng tiến, đảo vị trí, ý nghĩa vẫn không thay đổi.

– Xét theo ý nghĩa giữ nguyên vị trí ban đầu của các bộ phận trong phần liệt kê → câu thể hiện sự tăng tiến.

– Đảo vị trí các bộ phận liệt kê câu mất đi ý nghĩa tăng tiến của sự vật.

III. Hướng dẫn luyện tập Câu 1. Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng nhiều phép liệt kê. Các kiểu liệt kê được sử dụng là:

+ Liệt kê tăng tiến

[…] Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

+ Liệt kê không tăng tiến

[..] Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

+ Liệt kê theo từng cặp [..] Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi ai ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước ghét giặc. + Liệt kê tăng tiến

[..] Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Nguyễn Ái Quốc)

+ Câu 1: Liệt kê tăng tiến: Dưới trên trong.

+ Câu 2: Liệt kê không tăng tiến + nhằm diễn tả sự “lộn xộn”, “nhốn nháo” của một thành phố Đông Dương.

b)

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng.

(Tố Hữu)

+ Câu 3 của đoạn thơ trên sử dụng liệt kê tăng tiến: Giật → đâm → cắt → nung nhằm diễn tả sự tra tấn dã man, tàn bạo của kẻ thù đối với người con gái.

Câu 3. Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê. a) Tả một hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi. Giờ ra chơi ở sân trường em thật vui nhộn náo nhiệt; nhóm nhảy dây, nhóm đá cầu, nhóm chơi trò bịt mắt bắt dê, nhóm đọc báo tường… ai ai cũng cười đùa vui vẻ.

→ Đoạn văn trên sử dụng phép liệt kê không tăng tiến.

b) Trình bày nội dung truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Va-ren tuyên bố trả tự do cho cụ Phan Bội Châu với điều kiện: Trung thành với nước Pháp, cộng tác với nước Pháp, từ bỏ ý nghĩ phục thù, chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên chống Pháp; làm tay sai cho Pháp, những lời lẽ của Va-ren hình như không lọt vào tai cụ (Phan) và cái im lặng, dửng dưng của cụ (Phan) làm cho Va-ren sửng sốt cả người. c) Cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu

Đọc truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” em thấy vô cùng tự hào, khâm phục và kính trọng cụ Phan Bội Châu, một con người yêu nước, một nhà cách mạng, “bậc anh hùng thiên sứ” của dân tộc.

→ Đoạn văn trên dùng: Phép liệt kê không tăng tiến và phép liệt kê tăng tiến.

Giải Soạn Bài Điệp Ngữ Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 112 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ.

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 153, SGK. 2. Bài tập 2, trang 153, SGK. 3. Bài tập 3, trang 153, SGK. 4. Bài tập 4, trang 153, SGK. 5. Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất ?

Khăn …

Khăn vắt lên vai ?

Khăn …

Khăn chùi nước mắt ?

Đèn …

Mà đèn chẳng tắt ?

Mắt …

Mắt không ngủ yên ?

6. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ sau đây

Ò… ó… o

Ò… ó… o

Tiếng gà

Tiếng gà

Giục quả na

Mở mắt

Tròn xoe

Giục hàng tre

Đâm măng

Nhọn hoắt

Giục hàng chuối

Thơm lừng

Trứng cuốc

Giục hàng đậu

Nảy mầm

Giục bông lúa

Uốn câu

Giục con trâu

Ra đồng

Giục đàn sao

Trên trời

Chạy trốn

Gọi ông trời

Nhô lên

Rửa mặt

Ôi bốn bề

Bát ngát

Tiếng gà

Ò… ó… o

Ò… ó… o

Gợi ý làm bài

1. a) Đoạn thứ nhất : Em hãy đặt lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bối cảnh lịch sử của nước ta năm 1945 để thấy rõ ở thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề gì (vấn đề mà tác giả lặp đi lặp lại).

b) Đoạn thứ hai : Tìm từ được lặp lại nhiều lần (điệp ngữ) và giải thích vì sao tác giả dùng điệp ngữ đó.

2. Trước hết, tìm các điệp ngữ, sau đó vận dụng kiến thức đã học để xác định dạng của điệp ngữ này (điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp hay điệp ngữ chuyên tiếp).

3. a) Sử đụng điệp ngữ là để đạt hiệu quả diễn đạt tốt chứ không phải viết những câu văn rườm rà, lặp đi lặp lại các từ ngữ một cách không cần thiết như trong đoạn văn này.

b) Bỏ bớt những từ ngữ trùng lặp không cần thiết. Có thể gộp hai hoặc nhiều câu thành một câu.

4. Khi viết đoạn văn phải chú ý sử dụng điệp ngữ có tác dụng tốt như đã học.

5. Đọc qua cả bài để tìm xem ở đây tác giả muốn nhấn mạnh điều gì, từ đó xác định điệp ngữ thích hợp.

6. Chú ý đến tác dụng của các điệp ngữ trong việc tạo âm thanh, cảnh sắc làng quê lúc rạng sáng.