Top 5 # Bài Tập Về Wacc Có Lời Giải Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Bài Tập Về Mắt Có Lời Giải

Phân dạng bài tập về mắt có lời giải

Dạng 1: Xác định các đặc trưng cơ bản của mắt

VD: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra trước hay sauvõng mạc của mắt?

Khi điều tiết tối đa ảnh của điểm cực cận CC hiện lên ở võng mạc. Trạng thái mắt không đổi, ta tưởng tượng dời vật từ CC đến CV thì ảnh di chuyển cùng chiều với vật, do đó khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra trước võng mạc của mắt.

Bài tập tự luyện

Bài 1: Thủy tinh thể của mắt có tiêu cự khi không điều tiết là 14,8 mm. Quang tâm của thấu kính mắt cách võng mạc là 15 mm. Người này chỉ có thể đọc sách gần nhất là 40cm.

a. Xác định khoảng nhìn rõ của mắt.

b. Tính độ tụ của thủy tinh thể khi nhìn vật ở vị trí gần nhất.

ĐS: a. Từ 40 cm đến 111 cm; b. 69,17 dp

Bài 2 : Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 14 mm. Tiêu cự của thuỷ tinh thể biến thiên trong khoảng từ 12,28 mm đến 13,8 mm. Tìm điểm cực cận và cực viễn của mắt.

ĐS: OCC = 107 mm; OCV = 966 mm

Dạng 2: Mắt cận thị

VD: Một người cận thị không đeo kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d1 = m, khi đeo kính sát mắt thì nhìn rõ vật từ khoảng cách d2 = m. Kính của người đó có độ tụ là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

– Khi người này không đeo kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách m, suy ra: OCC = m

– Khi người này đeo kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách m, vậy vật gần nhất cách mắt một khoảng d = m. Và khi đó ảnh ảo của vật qua kính có vị trí ngay điểm cực cận của `mắt nên d’ = -OCC = – m

– Ta tìm được độ tụ của kính: D = 1/f = 1/d + 1/d’ = 4 – 6 = -2dp

Bài tập tự luyện

Bài 1 : Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm. Người này muốn đọc sách cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu ?

ĐS: -2,66 dp

Bài 2: Một người bị cận thị phải đeo kính cận sát mắt có độ tụ là – 0,5 dp để nhìn vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Nếu muốn xem ti vi mà người đó không muốn đeo kính thì người đó có thể ngồi cách màn hình xa nhất 1 khoảng bằng bao nhiêu ?

ĐS: 2 m

Dạng 3: Mắt viễn và mắt lão

VD: Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 100 cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20 cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu?

a. Nếu đeo kính sát mắt.

b. Nếu đeo kính cách mắt 2 cm.

Hướng dẫn giải:

Để đọc được trang sách cách mắt 20 cm, mắt phải đeo kính sao cho ảnh của nó hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

a. Do đeo kính sát mắt nên ta có: d’ = -OCC = -100 cm

– Khi người này đọc sách cách mắt 20 cm: d = 20 cm

Vậy mắt phải đeo thấu kính hội tụ và độ tụ của kính cần đeo là:

D = 1/f = 1/0,25 = 4dp

b. Do đeo kính cách mắt 2 cm nên ta có: d’ = -OCC +2 = -98 cm

– Khi người này đọc sách cách mắt 20 cm thì sách cách kính: d = 20 -2 = 18 cm

Vậy mắt phải đeo thấu kính hội tụ và độ tụ của kính cần đeo là:

D = 1/f = 1/ 0,2205 = 4,54 dp

Bài tập tự luyện

Bài 1: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính sát mắt có độ tụ 1 dp, người này nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt là bao nhiêu?

ĐS: 33,3 cm

Bài 2: Một người mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40 cm. Để đọc được trang sách cách mắt 25 cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu?

a. Nếu đeo kính sát mắt.

b. Nếu đeo kính cách mắt 1 cm.

ĐS: a. 1,5 dp; b. 1,602 dp

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều phương pháp giải và dạng bài tập về phần bài tập về mắt có lời giải. Mong rằng với những dạng bài tập được nêu trên thì các bạn học sinh có thể một phần nào đó chinh phục được phần quang hình học trong đề tài “hệ thống bài tập quang hình học”. Để có thể chinh phục được những bài tập về quang hình học thì các bạn cần phải nắm rõ lí thuyết về phần này.

Hướng Dẫn Về Chi Phí Vốn Bình Quân Gia Quyền (Wacc)

Ví dụ đơn giản là trong trường hợp dự án huy động vốn 50% từ ngân hàng, 50% từ nhà đầu tư. Nếu ngân hàng đòi khoản lợi suất (lãi suất cho vay) là 8%, nhà đầu tư yêu cầu lợi suất đầu tư là 16% (thường phải cao hơn lãi suất cho vay nhiều họ mới đầu tư, không thì họ đã lựa chọn gửi ngân hàng). Khi đó lợi suất yêu cầu của dự án có giá trị trung bình là (8%+16%)/2=12%. Đây chính là chi phí vốn trung bình của dự án là 12%.

Áp dụng chi phí vốn bình quân gia quyền

Trong trường hợp tỷ lệ huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay khác nhau (30/70) hoặc (40/60) thay vì 50/50 như ví dụ trên. Ta sử dụng khái niệm chung cho chi phí vốn là chi phí vốn bình quân gia quyền thay vì chỉ là chi phí vốn trung bình.

Chi phí vốn bình quân gia quyền được sử dụng trong chiết khấu dòng tiền. Nó là tỷ lệ chiết khấu sử dụng trong việc lập mô hình tài chính, để chuyển dòng tiền thu nhập dự kiến thu được trong tương lai về giá trị hiện tại của nó để xác định giá trị hiện ròng của một doanh nghiệp hay một khoản đầu tư. Qua việc định giá được giá trị khoản đầu tư, ta so sánh được giá trị đầu tư với giá trị thực của khoản thu nhập tạo ra là cao hay thấp và từ đó quyết định có đầu tư hay không.

Công thức tính chi phí vốn bình quân gia quyền WACC

Ở một khía cạnh khác, WACC là chi phí vốn của dự án tức là dự án cần tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối thiểu phải bằng WACC. Ví dụ với chi phí vốn WACC là 12% như trên, dự án tạo ra lợi suất 17% nghĩa là nó tạo ra giá trị tăng thêm 5%. Nếu dự án tạo ra lợi suất thấp hơn 12% thì không nên đầu tư.

Trong đó:

WACC : Chi phí vốn bình quân gia quyền

Ke : Chi phí vốn chủ sở hữu/ vốn cổ phần

Kd : Chi phí vốn vay

E : Giá trị vốn chủ sở hữu/ vốn cổ phần

D : Giá trị vốn vay

t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính toán dữ liệu

Tỷ lệ E/(E+D), D/(E+D) được gọi là cấu trúc vốn (capital structure) của doanh nghiệp/ dự án

Chi phí vốn vay Kd : được tính toán bằng chi phí nợ dài hạn của doanh nghiệp. Thông thường ta sử dụng lãi suất ngân hàng cho vay dài hạn.

Chi phí vốn chủ sở hữu Ke : được tính toán bằng mô hình định giá tài sản vốn CAPM với công thức như sau Ke = KRF+ b ´ RP

Trong đó:

KRF : Lãi suất phi rủi ro, được xác định bằng lãi suất của các công cụ tài chính phi rủi ro, thông thường là tín phiếu kho bạc hoặc trái phiếu chính phủ

RP : Phần bù rủi ro cho rủi ro trung bình của đầu tư, tính bằng công thức = (RM-RF) trong đó RM là lợi suất thị trường tính toán thông qua biên thay đổi của chỉ số chứng khoán thị trường, và RF là lãi suất phi rủi ro

b : Hệ số rủi ro thị trường, là hệ số đo lường rủi ro hệ thống có thể tham khảo từ các báo cáo phân tích hoặc tính toán thông qua sử dụng công cụ thống kê và hàm hồi quy tuyến tính

Giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay được thu thập từ thông tin chi tiết của dự án và doanh nghiệp

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ví dụ hiện nay là 20%

Cách Giải Bài Tập Về Mô Hình Is Lm Có Lời Giải Dễ Hiểu

Bài tập về mô hình IS LM là một phần của môn học Kinh tế vĩ mô, đây được xem là môn học gây nhiều khó khăn cho sinh viên bởi sự phức tạp của môn học. Kinh tế vĩ mô có hai dạng bài tập chủ yếu. Một dạng là về chính sách tài khóa, tổng cầu cũng như là xác định cân bằng. Dạng tiếp theo là về cung, lãi suất và các chính sách về tiền tệ. Để tìm hiểu bài tập về mô hình IS LM chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt các dạng bài tập và lời giải sau đây.

Dạng 1: Công thức chung thường được sử dụng cho bài tập về mô hình IS LM là AD=c+I+G+Ex-Im.

Bài tập ví dụ: Trong nền kinh tế mở, biết: C=145+o,75Yd; I=135; G=550; Ex= 298; MPM=0.4.

Yêu cầu:

Tính hàm số tổng cầu và sản lượng cân bằng. 

Giả sử xu hướng nhập khẩu cận biên giảm xuống còn 0,25; sản lượng cân bằng và cán cân thương mại thay đổi như thế nào?

Nếu sản lượng tiềm năng là 1685 thì nền kinh tế bị tác động như thế nào bởi việc thay đổi xu hướng nhập khẩu cận biên?

Chính phủ sẽ đưa ra chính sách ứng phó như thế nào nếu muốn mục tiêu của là đảm bảo sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng? Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị.

Như vậy bài tập về mô hình IS LM có lời giải như sau:

Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt hoặc thắt chặt lại tiền tệ.

Dạng 2: sử dụng phương trình đường thẳng IS, LM.

Bài tập về mô hình IS LM ví dụ:

C=150+0,7Yd; G=150; Ex=290; Im=0,14; MD=40+ 0,2Y-10i; T=20+0,2Y; I=80-12i; MS=200; P=1.

Yêu cầu:

Viết phương trình IS; LM. Tính lãi suất và sản lượng, biểu diễn trên biểu đồ các chỉ số ấy.

Khi Chính phủ tăng chi tiêu thêm 60, sản lượng và lãi suất thay đổi như thế nào? Việc Chính phủ thực hiện chính sách trên đã gây ra tác động gì đối với nền kinh tế? Nếu không có tác động này thì mức sản lượng cao nhất có thể đạt được là bao nhiêu? Để đạt được mức sản lượng này thì Chính phủ phải có những biện pháp gì?

Lời giải cho bài tập về mô hình IS LM ở dạng 2:

Phương trình đường IS:AD=C+I+G+Ex-Im=656-12i+0,42Y

Lãi suất và sản lượng là nghiệm của hệ PT IS và LM: Y=1034; i=4,68.

Lãi suất và sản lượng cân bằng mới là nghiệm của hệ phương trình IS1 và LM: Y1=1107; i1=6,15.

Nhận xét: G tăng, nền kinh tế tăng trưởng nhưng rơi vào lạm phát. 

Hiện tượng thoái lui đầu tư với quy mô bằng 1137,65-1107=30,65.

MS tăng=MS(E2)-MS(E1).