Top 8 # Bài Thơ Đoạt Giải Hay Nhất Năm 2005 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Bài Thơ Đạt Giải Hay Nhất Năm 2022

Bài thơ thế này đây :

WHO IS COLORED ?

When I born, I black.When I grow up, I black.When I go in sun, I black.When I cold, I black.When I scared, I black.When I sick, I black.And when I die, I still black.

And you white fellow

When you born, you pink.When you grow up, you white.When you go in sun, you red.When you cold, you blue.When you scared, you yellow.When you sick, you green.And when you die, you gray.And you calling me C O L O R E D ??

Khi sinh ra, tôi đen,

Khi lớn lên, tôi đen,

Khi ra nắng, tôi đen,

Khi thấm lạnh, tôi đen,

Khi lo sợ, tôi đen,

Khi đau ốm, tôi đen,

Và khi chết, tôi vẫn đen.

Còn anh, người da trắng,

Khi sinh ra, anh hồng

Khi lớn lên, anh trắng,

Khi ra nắng, anh đỏ,

Khi thấm lạnh, anh xanh.

Khi lo sợ, anh vàng,

Khi đau ốm, anh tái

Và khi chết, anh xám.

Và anh gọi tôi là DA MÀU ??

( TTS dịch )

Bài thơ tự nó xứng đáng với những lời khen ngợi. Và những chú thích kèm theo lại khiến nó nổi tiếng hơn :

Written by an African Kid

Nominated by UN as the best Poem of 2006

( do một Em bé châu Phi viết Được tổ chức Liên Hiệp Quốc bình chọn là Bài thơ hay nhất năm 2006. )

Tuy nhiên, thay vì vinh danh bài thơ, hai dòng chú thích trên khiến người đọc tỉnh táo đâm ra nghi ngờ vì những thông tin mơ hồ và phi lý chứa đựng trong đó.

– Em bé này tên họ là gì, mấy tuổi, là người nước nào trong số 54 quốc gia của châu Phi ? Hay chí ít là trong số 20/54 quốc gia có sử dụng tiếng Anh của châu Phi ? Sao không nói cụ thể ? Và có phải vì tác giả là một em bé nên bài thơ đã sử dụng một thứ tiếng Anh sai cả mẹo luật với những câu không có hoặc dùng sai động từ ? ( I black, you red, you blue…, I/you cold, I/you sick, I/you born, you calling me … ).

– Tổ chức Liên Hiệp Quốc sao lại làm cái việc bình chọn thơ hay ? Cho dù không phải là một trong 6 cơ quan chính ( trong đó có Đại Hội Đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng Kinh tế – Xã hội … ) mà chỉ là một tổ chức chuyên môn trực thuộc ( như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa – UNESCO- chẳng hạn ) thì cũng chưa hề nghe nói đến việc bình chọn thơ hay bao giờ.

Những nghi ngờ nêu trên tất phải dẫn đến việc đi tìm văn bản gốc và tác giả thựccủa bài thơ.

Poème à mon frère blanc

Cher frère blancQuand je suis né, j’étais noir,Quand j’ai grandi, j’étais noir,Quand je suis au soleil, je suis noir,Quand je suis malade, je suis noir,Quand je mourrai, je serai noir.

Tandis que toi, homme blanc,Quand tu es né, tu étais rose,Quand tu as grandi, tu étais blanc,Quand tu vas au soleil, tu es rouge,Quand tu as froid, tu es bleu,Quand tu as peur, tu es vert,Quand tu es malade, tu es jaune,Quand tu mourras, tu seras gris.

Alors, de nous deux,Qui est l’homme de couleur ?

Thơ gởi người anh em da trắng.

Hỡi người anh em da trắng,

Khi sinh ra, tôi đen,

Khi lớn lên, tôi đen,

Khi ra nắng, tôi đen,

Khi đau ốm, tôi đen,

Và khi chết, tôi sẽ đen.

Còn anh, người da trắng,

Khi sinh ra, anh hồng

Khi lớn lên, anh trắng,

Khi ra nắng, anh đỏ,

Khi thấm lạnh, anh xanh.

Khi lo sợ, anh tái,

Khi đau ốm, anh vàng

Và khi chết, anh xám.

Vậy thì, trong hai chúng ta,

Ai mới là người DA MÀU ??

( TTS dịch )

Đọc kỹ bản tiếng Pháp, so với bản ( dịch/ mô phỏng ? ) tiếng Anh, ta thấy chỉ khác ở nhan đề và câu kết. Khổ 1 bài tiếng Pháp không có hai câu “ Khi thấm lạnh…, Khi lo sợ…” và khổ 2 khác ở hai tính từ “ tái / vàng ” ở hai câu “ Khi lo sợ… , Khi đau ốm”.

Vậy thì, Léopold-Sédar Senghor (1906-2001) là ai ?

Sinh năm 1906 tại Joal, nước Sénégal, L.S. Senghor được biết đến như một nhà thơ đã xuất bản trên 10 tác phẩm liên tục từ 1945, tất cả đều gắn với nền văn hóa da đen. Từ thời sinh viên, Ông đã cùng các bạn chủ trương tờ báo « Sinh viên da đen »(Étudiant noir) và đưa ra khái niệm « négritude »(thân phận da đen), mà Ông định nghĩa là tổng thể các giá trị văn hóa của thế giới da đen, như chúng được diễn đạt trong cuộc sống, trong những định chế và những tác phẩm của người da đen ». Năm 1983, Ông là người châu Phi đầu tiên được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp (Académie française).

Léopold-Sédar Senghor cũng là một nhà chính trị. Ông tham gia chính trường từ năm 1945 khi được bầu làm đại biểu của (thuộc địa) Sénégal tại Quốc hội lập hiến Pháp. Dưới thời tướng de Gaulle, Ông tham gia chính phủ Pháp, năm 1955-1956 Ông là thứ trưởng tại Phủ Thủ tướng, năm 1959 là bộ trưởng.Ông từng là thành viên Ủy ban soạn thảo hiến pháp Cộng hòa Pháp thứ V (1958). Ngày 20/8/1960, Sénégal giành lại chủ quyền, Léopold-Sédar Senghor trở thành Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa non trẻ này và giữ cương vị đó trong năm nhiệm kỳ liên tiếp cho đến khi tự nguyện từ chức vào ngày 31/12/1980. Chính Tổng thống đã sáng tác bài Le Lion rouge (Sư tử đỏ) , quốc ca của nước mình :

…Cho dù kẻ thù đốt cháy biên thùy của chúng ta

Chúng ta đều đồng lòng đứng lên, vũ khí trong tay,

Một dân tộc vững niềm tin thách thức mọi gian khó,

Hết thảy mọi người, già trẻ, gái trai,

Cùng cất cao lời : Chết chứ không tủi hổ !

Léopold-Sédar Senghor còn là một nhà văn hóa hoạt động không mệt mỏi cho sự « đối thoại của các nền văn minh nhân loại » thông qua việc xiển dương ngôn ngữ Pháp giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau để cùng phát triển. Ông là một trong những sáng lập viên của “Tổ chức hợp tác văn hoá và kỹ thuật” (ACCT), thành lập ngày 20/3/1970 tại Niamey (Niger), tiền thân của Tổ chức Quốc Tế Pháp ngữ (OIF) ngày nay.

Đến đây ta có thể « giải mã » con số 2006 trong chú thích của « bài thơ AI DA MÀU ? » nói trên : Năm 2006 là năm kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Léopold-Sédar Senghor và Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ ( Sommet de la Francophonie ) lần thứ X họp tại Ouagadougou ( thủ đô Burkina Faso ) năm 2004 đã quyết định chọn năm 2006 lànăm Léopold-Sédar Senghor. Trong ý nghĩa đó, vào năm này, tất cả các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ trên khắp thế giới đã tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm vinh danh người khởi xướng và liên tục đóng góp vào sự phát triển của tổ chức này. Tại Canada, Quảng trường Léopold Sédar Senghor trong khuôn viên trường Đại học Montréal được khánh thành. Tại Paris, thủ đô nước Pháp, cầu đi bộ Solférino(Passerelle Solférino) bắc qua sông Seine nối liền bảo tàng Orsay ở bờ trái với vườn Tuileries ở bờ phải được đổi tên là Cầu Léopold-Sédar Senghor.

Passerelle Léopold-Sédar SenghorNguồn: ST

Những Bài Thơ Đoạt Giải Cao Tại Giải Thơ Lê Thánh Tông Lần Thứ 27

LTS. Ngày 17-3-2015, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã có quyết định trao giải thơ Lê Thánh Tông lần thứ 27 cho 19 bài thơ của 19 tác giả; trong đó có 1 giải A, 3 giải B, 7 giải C, 7 giải khuyến khích và 1 tặng thưởng tác giả cao tuổi nhất. Báo QNCT xin giới thiệu một số bài thơ được giải cao trong số 19 bài thơ trên.

Đời lúa (Giải A)

Không màng ngôi ngự trị các loài hoa Không ghen sắc, không tranh đua hương vị Nhỏ nhoi thôi, trong màu quê dung dị Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người!

Mở lòng ra thơm đất thơm trời Dệt áo xanh làm nền cho gió Ngọn đòng lên đợi mùa trăng tỏ Tận cùng thơm của vị ngọt ngào…

Không giành tên một loại hoa nào Đêm sương giăng nằm mơ cùng cỏ dại Dầm chân vào những gian lao đồng bãi Muôn hạt trắng ngần từ thánh thót mồ hôi!

Thân hao gầy cho ruộng mật bờ xôi Tháng tám ngày ba bắc cầu bờ giậu Tự mình san đều đôi vỏ trấu Gánh đời người đi qua bão giông!

Dương Phượng Toại (CLB thơ Bạch Đằng Giang, TX Quảng Yên)

Anh có về Ba Chẽ với em không? (Giải B)

“Anh có về Ba Chẽ với em không?” Nghe câu hát xốn xang đình làng Dạ Dáng ai qua chợt như quen như lạ Trời tháng tư xanh nỗi nhớ mênh mông.

Anh có về Ba Chẽ với em không? Con phố nhỏ bên dòng sông lặng lẽ Tóc em gội thơm hương mùa hoa dẻ Chiếc cầu treo soi bóng nước êm đềm

Ta chia xa ngày ấy đã bao năm Bóng thời gian qua bao nước nổi Sông Ba Chẽ uốn mình quanh phố núi Chảy về đâu ơi con nước xuôi dòng?

Bến Đầm Buôn – Cầu mới vắt ngang sông Em gánh nước tóc vương làn sương sớm Nhớ tiếng “Đò ơi!…” vẳng xa vời vợi Mái chèo khua thao thiết cả đôi bờ.

Ơi con sông! – Nước lớn mỗi mùa mưa Những mảng bè xanh tre rừng Đông Bắc Câu hát Then dìu dặt Ru cả bốn mùa – nương sắn nương ngô…

Phố núi bây giờ – điện lưới giăng tơ Hối hả ngược xuôi – ô tô, xe máy Cô gái Thanh Y, tay cầm điện thoại Khúc khích cười: Tin ai nhắn bằng thơ?

Anh có về Ba Chẽ tháng Tư Nghe gió hát, khúc giao mùa rộn rã Có cô giáo miền xuôi còn rất trẻ Dậy các em thơ bằng cả tấm lòng.

Anh có về Ba Chẽ với em không?

Minh Đức (CLB thơ Tiên Yên, huyện Tiên Yên)

Mẹ ơi, quê mình giờ đã khác (Giải B)

Thương mẹ vội vàng “đi” sớm Chiều đông hiu hắt màu mây Chúng con một đàn nhỏ dại Co ro áo mỏng, thân gầy.

Đưa mẹ về nơi cuối đất Gập ghềnh nghiêng bánh xe tang Những khuôn mặt người héo hắt Sắt se hằn vết cơ hàn.

Ruộng sâu tay mẹ cày cấy Đất cằn chai thối móng tay Mẹ mơ phép thần kỳ diệu Cho đời con được đổi thay…

Mẹ ơi! Quê mình đã khác Không phải phép màu thần tiên! Ruộng đồng quanh năm xanh tốt Hết ngô, lúa trải xanh liền.

Đồi hoang đã thành nhà máy Khói trắng hoà vào trời mây Thênh thang đường quê rộng mở Hàng đi xuôi ngược đêm ngày.

Các cháu của bà đã lớn Đứa là doanh nhân, công nhân Đứa là kĩ sư, cô giáo… Con vui, thương mẹ ngàn lần!

Mỗi ngày quê hương đổi khác Mùa Thu rực đỏ bóng cờ Cuộc đời đã sang trang mới Ước chi mẹ sống đến giờ!

Nguyễn Thu Mát (CLB thơ 8/6 huyện Đông Triều)

Xem Bài Thơ Top 14 Bài Thơ Hay Viết Về Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước 30

Bài thơ: NGÀY HỘI NON SÔNG – Nguyễn Quang Toản

NGÀY HỘI NON SÔNG Thơ: Nguyễn Quang Toản

.

LIỀN sông núi, an yên bờ cõi MỘT Việt Nam dòng dõi Lạc Hồng. DẢI đất chữ S cong cong MỪNG vui thêm một chiến công rạng ngời.

CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Bài thơ: VUI NGÀY THỐNG NHẤT – Hoàng Minh Tuấn

VUI NGÀY THỐNG NHẤT Thơ: Hoàng Minh Tuấn

CHÚC cả nước vui trong ngày hội

NAM Bắc về hợp lại một nhà BẮC cùng Nam hát khúc ca NỐI liền Bến Hải đôi bờ Hiền Lương

TRƯỜNG kỳ kháng chiến – sao phải ngại TỒN vong dân tộc – phải đấu tranh CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Hà nội, 28/4/2019

Bài thơ: XIN LỖI EM – Đào Mạnh Thạch

XIN LỖI EM

Đào Mạnh Thạch

Là người lính anh cầm súng trên tay Mặc bom nổ đạn bay trên chiến lũy Vì tổ quốc anh một lòng quyết chí Giết giặc thù để giải phóng quê hương

Chốn xa trường vì tổ quốc thân thương Bao mất mát máu xương đâu nản chí Để ngày mai quê hương mình hoan hỉ Thống nhất hai miền chân lý thành công

Đất nước mình đẹp quá phải không em Rực rỡ cờ hoa Bắc Nam liền một giải Toàn dân tộc đang tưng bừng phấn khởiHạnh phúc mong chờ……… chúng tôi vững bước nghe em…

HP 24-4-2019 TG Đào mạnh Thạnh

Bài thơ: CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ! – Nguyễn Hường

CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ!

Nguyễn Hường

( Kỉ niệm ngày 30/4)

Giải phóng đất nước thật rồi Các anh cùng chị đứng ngồi nơi đâu?

Núi non hay chiến hào sâu Theo con sóng biển đục ngầu dòng sông

Vũ trụ rộng lớn mênh mông Trong từng hạt cát đất nồng hơi sương

Bay tung gió thoảng mùi hương Tâm nhang em thắp vấn vương gọi mời

Ngửa cổ tay chắp khấn trời Bình yên êm ấm sáng ngời cháu con

Đẹp tươi mãi nụ cười son Giữ nguyên bờ cõi vẹn tròn ước mơ

Anh chị đừng nghĩ thẩn thơ Về nhanh sông núi đón chờ hồn thiêng

Phù hộ giặc dã ngả nghiêng Tâm đồng xây đắp chăm siêng cơ đồ

Thỏa lòng mong nguyện Bác Hồ Mạnh giàu thịnh vượng trầm trồ năm châu

Thơ Nguyễn Hường 24/4/2019

Bài thơ: TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ – HồngNgoãn

TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ

Thơ: HồngNgoãn

VUI…biết mấy phút giây lịch sử MỪNG…mà sao lệ cứ tuôn rơi HAI…nửa tim., một con người MIỀN…vui thống nhất rợp trời cờ hoa

Bài thơ: NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC – Nguyễn Ruyến

NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC

Nguyễn Ruyến

Mừng Xuân sang hoa đua nở ngút ngàn Dường gợi nhớ những mùa Xuân thần tốc Thần tốc ra giặc Tầu Thanh phách lạc Thần tốc vào bầy Mỹ Ngụy hồn bay

Quân Tây Sơn với nước cờ Tam Điệp Kỷ Dậu* xuân vui chiến thắng tràn đầy Quân Giải phóng – Hồ Chí Minh chiến dịch Ất Mão** về xuân Đại thắng cờ bay

Tp Ninh Bình, 28 04 19 Nguyễn Ruyến.

Bài thơ: NHỚ MIỀN NAM.- Hà Nguyen

NHỚ MIỀN NAM.

Hà Nguyen

Vào hạ rồi Sài Gòn nóng không anh Anh vẫn kể ngày chợt mưa chợt nắng Gió bờ sông thổi vào miền hoang vắng Gói cả nồng nàn trĩu nặng nỗi nhớ thương.

Có những chiều miền Bắc chợt đổ mưa Nhớ Sài Gòn những buổi trưa nắng gắt Dòng tin nhắn gửi cho nhau dè dặt ” Đừng bao giờ đánh mất một niềm tin”! Ha Nguyen 28/4/2019

Bài thơ: CẢM ƠN MẸ – Hồ Viết Bình

Cảm ơn mẹ đã sinh thành Các anh chiến đấu để giành quê hương Bây giờ mắt mẹ mờ sương Vẫn trông, vẫn ngóng con thương từng ngày Chao ôi lòng mẹ rộng thay Biển nào sánh với công này mẹ ơi! Nhìn mẹ con cũng bùi ngùi Biết bao giọt lệ ngắn dài rơi rơi Để cho đất nước đẹp tươi Mẹ dâng Tổ quốc cuộc đời con yêu. 28/4/2018.

Bài thơ: GỬI TÌNH NAM BẮC – Hoa Nắng

GỬI TÌNH NAM BẮC

Hoa Nắng

Miền Nam Bắc càng thêm xích lại Dệt chung hòa bỏ trái ngang qua Trao nhau những phút mặn mà Cuối tuần gửi khúc hoan ca tỏ lòng

Hoa Nắng

Bài thơ: NGHE THEO LỜI BÁC DẠY – Nghĩa Trần

NGHE THEO LỜI BÁC DẠY Thơ: Nghĩa Trần

Nòi Giống Việt bốn nghìn năm giữ Nước

Từ xa xưa đã đánh được trăm thù Giặc hung tàn muốn thống trị thiên thu Đâu có dễ “Người Việt hù “mất vía

Ôi! Tổ Quốc Anh Hùng uy nghi thế Thật Tự Hào bao thế hệ Cha ông Vì chúng ta là con cháu Tiên Rồng Hãy cố gắng giữ non sông hùng mạnh

Nay tuổi trẻ học lời khuyên của Bác Tự răn mình đừng lạc hướng Cha Ông Vẻ vang thêm trang sử sách Tiên Rồng Đưa đất Nước Non Sông lên hùng mạnh.

. Tuy Phong 25/4/2019

Bài thơ: BỘ ĐỘI CỤ HỒ – Trần Duy Hạnh

BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Thơ Trần Duy Hạnh

( Nhớ về Đại thắng mùa Xuân – 30/4/1975 )

Ngẩng cao đầu người lính tự hào

Cùng cả nước vui ngày chiến thắng

Nhưng ẩn chứa trong lòng khoảng lặng

Còn đồng đội đi mãi … chưa về.

Sau chiến tranh trên mỗi miền quê

Qua thời gian … biết bao thay đổi

Những dự tính đời thường mong đợi

Cuộc sống mới – Một chặng đường dài

Về đời thường hướng tới tương lai

Tuy khó khăn nhọc nhằn vất vả

Nhưng truyền thống tinh thần cao cả

” Quyết chiến – Quyết thắng ” đậm trong lòng

Đến hôm nay những điều ước mong

Đã làm được dù chưa thoả mãn

Lòng tin người lính không tản mạn

Vẫn sáng danh ” BỘ ĐỘI CỤ HỒ “.

( Chủ nhật 07/4/2019 )

Bài thơ: ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ – Lâm Bình

ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ

Lâm Bình

Xây dựng thành phố mình, đẹp tựa hơn những ngàn sao Những bước chân rầm rập năm nao Nay lặng ngắm đêm yên bình thành phố…

TPHCM 26/4/2019

Bài thơ: BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY – Đinh Thị Hiển

BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY

Đinh Thị Hiển

Càng không thể để mất những gì đã có Yêu quê hương… càng ra sức bảo vệ quê hương

Ngày 27 tháng 04 năm 2019 Thơ Đinh Thi Hiển

Bài thơ: NGÀY VUI THỐNG NHẤT – Trường Nguyễn

NGÀY VUI THỐNG NHẤT

Trường Nguyễn

Không có gì vui hơn Bằng ngày vui Toàn Thắng Biển sóng vui, gió lặng Bầu trời xanh bao la Nam Bắc VỀ MỘT NHÀ

Đất nước liền MỘT DẢI!

Bao nhiêu năm khổ ải Bao nhiêu năm đau thương Cả nước là chiến trường

Bầu trời liền một dải.

Chúng ta quyết SỐNG MÁI Giành Thắng lợi cuối cùng Toàn Nước tổng TIẾN CÔNG

Thời cơ liền XỐC TỚI!

Ngàn năm đang chờ đợi Ngày ba mươi tháng tư Năm một chín bảy lăm

Cắm lên Dinh Độc lập!

Loa Đài báo tới tấp Truyền Cảm Hứng cho nhau Người Tuyến trước, Tuyến sau

CƯỜI VUI, mừng GIẢI PHÓNG!

Cả nước vui, sóng động Cả nước phát LOA ĐÀI Thức trắng cả ĐÊM DÀI

NGƯỜI NGƯỜI vui THỐNG NHẤT!

20-4-2019

Hoà bình, độc lập và phát triển đất nước là nhiệm vụ then chốt. Và trong những ngày của tháng 4 hào hùng lịch sử này, chúng ta sẽ không khỏi xúc động và tự hào vì lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh đó, những giá trị tình cảm sâu nặng với các mẹ Việt Nam anh hùng, với những liệt sĩ, với những người có công với đất nước sẽ càng ngày càng khắc sâu hơn trong mỗi người dân Việt Nam. Và đây chính là động lực để thúc đẩy quyết tâm xây dựng đất nước phát triển không phụ công ơn to lớn của những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Khách Trong Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng Hay Nhất.

Bài giảng: Phú sông Bạch Đằng – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong bài thơ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

Bài văn mẫu

Văn học dân tộc đã từng ghi lại biết bao nhiêu những hình tượng đẹp. Là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với bao nỗi trăn trở sục sôi về tinh thần tướng sĩ trong bài hịch bất hủ. Là vua Lí Công Uẩn đầy khảng khái, hi vọng về tương lai đất nước trong Chiếu dời đô. Là bậc khai quốc công thần Nguyễn Trãi hào sảng, khí thế trong Đại cáo bình Ngô. Và khoảng sau 50 năm sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng, có một Trương Hán Siêu đầy hoài niệm về những chiến công trong lịch sử dân tộc trong Phú sông Bạch Đằng. Nhưng để bộc lộ, giãi bày xúc cảm ấy, bậc nho sĩ thời Trần đã gửi gắm qua hình tượng nhân vật khách, một sáng tạo thành công về mặt nghệ thuật đưa Phú sông Bạch Đằng trở thành một trong số những tác phẩm xuất sắc của thơ văn trung đại.

Và mở đầu bài phú, khách đã xuất hiện trong tâm thế của một đấng mặc khách, tao nhân, một nghệ sĩ lãng mạn, phóng khoáng, mang theo cái tráng trí bốn phương.

Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao

Qua những hình ảnh có tính ước lệ, cường điệu giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm khách hiện lên trong dáng vẻ của một con người có tâm hồn khoáng đạt, thích ngao du. Vị mặc khách ấy như thể đang vi vu với gió trăng, trởi bể suốt tháng ngày. Hai từ láy chơi vơi, mải miết càng tô đậm thêm sự say mê, đắm chìm trong giấc mộng hải hồ. Phép liệt kê đã đưa khách viễn du đến những cảnh đẹp của Trung Quốc, rồi lại trở về lướt thuyền tới sông Bạch Đằng. Những vùng đất bắc phương kia, dẫu khách chưa từng đặt chân đến, có khi chỉ biết qua sách vở nhưng đã thể hiện sự hiểu biết rộng của một bậc nho sĩ và cái tráng trí bốn phương của kẻ lãng du. Đi để khám phá thiên nhiên, để mở mang tri thức. Vì thế cứ nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, dù vài trăm trong dạ cũng nhiều nhưng tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Khát vọng, hoài bão được thưởng ngoạn, ngao du cứ thế mà bay bổng. Nên điển tích Tử Trường không phải để học cách ghi chép sử kí, mà là học cái thú tiêu dao. Sự học ấy là để hòa mình vào thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, trau dồi học thức và cũng để giãi bày tâm sự.

Thế rồi cảnh ấy cũng hiện ra:

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều

Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu

Theo cánh buồm lướt nhẹ, khách từ từ qua từng điểm rồi đến với sông Bạch Đằng. Và một cảnh tượng ngỡ ngàng hiện ra trước mắt: một khung cảnh tuyệt đẹp của mùa thu. Bút pháp miêu tả đầy lãng mạn, một bức tranh thủy mặc trên dòng sông đẹp ở từng đường nét. Có cái bát ngát sóng kình muôn dặm của một Bạch Đằng không bao giờ ngơi nghỉ, có cái thướt tha của những con thuyền như đuôi trĩ một màu và cảnh trời, sắc nước mênh mông như hòa lẫn vào nhau của một Bạch Đằng thơ mộng, hiền hòa. Phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên, bằng con mắt của người nghệ sĩ và cả cái cảm quan đầy chất họa, Trương Hán Siêu mới vẽ được một bức tranh mùa thu đẹp như vậy. Cho nên cảm xúc cứ tự nó reo vui, thích thú trong tâm hồn của khách hải hồ. Có thể thấy, ngay ở những dòng đầu tiên của bài phú, khách đã tạo nên một tâm thế với tráng trí bốn phương rộng lớn của một nghệ sĩ lãng mạn, phóng khoáng và một bậc nho sĩ uyên bác.

Niềm xúc cảm trước thiên nhiên đẹp của bậc tao nhân, thi nhân có tráng trí hùng tâm ở trên khiến ta liên tưởng thấy bóng dáng của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Thu ăn măng trúc đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Nhàn) nhưng họ Trương không bày tỏ đạo lý thanh cao như Trạng Trình; thấy cả bóng dáng Cao Bá Quát “Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng/ Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) nhưng môn khách Trần Quốc Tuấn không bộc lộ sự chua xót, bất đắc chí như Cao Tử. Trương Hán Siêu đến với thiên nhiên vừa để thỏa chí lãng du vừa để đáp ứng lòng mong mỏi hiểu biết nhiều hơn về phong cảnh nước mình và giãi bày niềm tự hào về những công hiển hách của cha ông ta trước đây. Bởi vậy, khách mới hiện lên chân dung của một trí thức yêu nước, nặng lòng với non sông.

Nhưng ngay trong khoảnh khắc hiện tại, đối diện với Bạch Đằng, cảm xúc vui tươi trước vẻ đẹp của nó chẳng còn, bởi khung cảnh của chiến tích năm xưa giờ chỉ là:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

Bút pháp tả thực dường như đã vẽ nên một khung cảnh hoàn toàn đối lập. Khách nhìn về trận địa năm xưa sao ảm đạm, thê lương! Những bờ lau, bến lách qua hai từ láy san sát, đìu hiu mà đượm buồn. Dòng sông cuồn cuộn sóng khí thế năm xưa giờ chỉ còn giáo gãy, xương khô mà bi thảm. Trong khung cảnh ấy, tâm hồn của mặc khách kia bỗng trùng xuống, có ánh mắt u buồn, có cái nín lặng, cúi đầu mà thương tiếc, xót xa, ngậm ngùi. Cảm xúc thay đổi một cách nhanh chóng đầy thương cảm, bởi sức mạnh ăn mòn vạn vật của thời gian đã làm phai mờ dấu tích oai hùng một thời. Mà sau này nhà thơ Nguyễn Trãi cũng không tránh khỏi được điều đó khi tới đây:

Việc trước quay đầu ôi đã vắng

Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng

(Cửa biển Bạch Đằng)

Thế là bao nhiêu thương cảm dồn nén ấy hóa ra lại đẩy lên trong lòng thi nhân một ước vọng được một lần nữa sống lại những khoảnh khắc oai hùng như thuở xưa. Bởi vậy mới có nhân vật các vị bô lão – những người trong cuộc, đã chứng kiến, đã tham gia, giờ đây tái hiện, phục chế lại quá khứ ấy để gieo vào lòng mặc khách niềm tự hào, kiêu hãnh của những chiến thắng lẫy lừng trên dòng sông lịch sử năm xưa. Ca ngợi sông Bạch Đằng là con sông huyền thoại, nổi tiếng nhất quả không sai. Vì hai trận đánh của Trùng Hưng nhị thánh và Ngô chúa năm xưa đã không cho kẻ thù một chút hiển vinh, làm lay động cả trời đất, vũ trụ là ở con sông ấy. Biết bao nhiêu cảm hứng lịch sử ùa về trong lời kể. Tuy nhân vật khách không hề tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão, nhưng chúng ta vẫn nhận ra khách tuy ẩn đi mà vẫn hiện ra bằng cảm xúc. Lối kể mang đậm chất ước lệ, cường điệu pha lẫn cảm hứng vũ trụ đã tái hiện sống động, hoành tráng, hào hùng những trận đánh năm xưa. Từ lúc được thua chửa phân, ánh nhật nguyệt phải mờ, trời đất sắp đổi đến khi kẻ thù tan tác tro bay, hoàn toàn chết trụi, nỗi nhục nhã muôn đời không rửa nổi. Đằng sau tất cả là niềm tự hào, hứng khởi của khách. Bao cảm xúc buồn thương trước đó tan biến, nhường chỗ cho sự kiêu hãnh, mãn nguyện, thán phục về một thuở quá đỗi hào hùng, về một truyền thống yêu nước bất diệt không bao giờ mất. Khách cứ thế mà đồng tình với cách cắt nghĩa nguyên nhân những thắng lợi ấy của các vị bô lão. Cũng là một người am hiểu, thấu trọn lẽ đời và cốt lõi lịch sử, khách nhận ra thiên có thời, địa có lợi nhưng nhân phải có hòa mới làm nên được thành công. Và khách dành trọn sự ngợi ca của mình đến những con người anh hùng ấy, đặc biệt là những bậc thánh đế minh vương biết thu phục lòng dân, giữ cuộc điện an bằng đức cao sáng chói mới thấm nhuần được non sông, mới ghi tạc vào lịch sử những chiến công hiển hách đến vậy. Lời ca cuối cùng của khách như âm vang theo nhịp sóng Bạch Đằng:

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh

Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao

Phải chăng Bạch Đằng giang cuồn cuộn sóng chảy ra biển Đông cũng là lòng người thi nhân cuồn cuộn sóng? Có cái cuồn cuộn mạnh mẽ về một quá khứ xa xưa, nhưng cũng có cái cuồn cuộn cảm khái, ưu tư về thế thời, xã tắc lúc bấy giờ. Khách bởi vậy mà đã khơi dậy những giá trị lịch sử rất đỗi thiêng liêng của dân tộc, đề cao vị trí, vai trò của con người trong lịch sử nhưng cũng ngầm chuyển tải tâm sự thời thế mà ông chẳng thể nói ra.

Qua bút pháp rất đặc trưng của thơ văn trung đại, nhân vật khách đã được khắc họa thành công trong bài phú, trở thành một hình thượng nghệ thuật đặc sắc của văn học thời kỳ này. Có thể nói, khách đã hội tụ, kết tinh hết thảy những phẩm chất con người của chính tác giả. Khách đã khẳng định cái tôi đậm chất nghệ sĩ hoài cổ mà từ đó giúp Trương Hán Siêu chuyển tải những giá trị tư tưởng có tính lịch sử thiêng liêng và truyền thống vẻ vang của dân tộc trong bài phú.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: