Top 7 # Cách Giải Bài Toán Nghịch Sinh Học 9 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Cách Dạy Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Tiểu Học

GD&TĐ – Tuy chỉ học những kiến thức hết sức đơn giản nhưng với lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5, việc giải các bài toán đố có yếu tố hình học là một nội dung tương đối khó trong chương trình Toán tiểu học.

Nó đòi hỏi ở người học một khả năng tư duy trừu tượng, một trí tưởng tượng không gian, một óc quan sát tốt, biết phân tích, tổng hợp những kiến thức đã học…để thực hiện yêu cầu của đề bài.

Thực tế đã cho thấy, những học sinh có khả năng tư duy tốt sẽ rất thích học môn này, song số lượng những học sinh này ít, một lớp thường chỉ có vài em. Ngược lại những học sinh có khả năng tư duy chậm hơn thì dần dần rất ngại học dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các môn học khác.

Giáo viên có thể tiến hành một số biện pháp như sau để giúp học sinh làm tốt bài bài toán đố có yếu tố hình học.

Hướng dẫn học sinh nắm vững đường lối chung giải một bài toán.

Việc hướng dẫn HS giải các loại bài toán có lời văn với nội dung hình học cũng tuân theo đường lối chung để hướng dẫn học sinh giải toán. Thông thường có 4 bước giải như sau:

Bước 1: Đọc kỹ đề để xác định cái đã cho, cái phải tìm.

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn.

Bước 3: Phân tích bài toán để thiết lập trình tự giải.

Bước 4: Thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp số (có thử lại) và viết bài giải.

Hướng dẫn học sinh nắm vững đường lối chung của một biện pháp tính

Để nắm và vận dụng thành thạo một biện pháp tính, cần qua hai khâu cơ bản: Làm cho HS hiểu biện pháp tính và biết làm tính; Luyện tập để tính được đúng và thành thạo.

Giáo viên có thể hướng dẫn HS theo các bước sau:

Bất kỳ biện pháp tính mới nào cũng phải dựa trên một số kiến thức, kỹ năng đã biết. Người giáo viên cần nắm chắc rằng: Để hiểu được biện pháp mới, HS cần biết gì, đã biết gì (cần ôn lại), điều gì là mới (trọng điểm của bài) cần dạy kỹ; các kiến thức, kỹ năng cũ sẽ hỗ trợ cho kiến thức, kỹ năng mới, hay ngược lại dễ gây nhầm lẫn cần giúp phân biệt.

Chẳng hạn: Từ chia miệng chuyển sang chia viết thì cái mới là bước thử lại (sau khi chia từng hàng đơn vị) bằng cách nhân lại và trừ, là cách đặt tính và cách viết thương. Do đó, cần ôn quan hệ giữa nhân và chia bằng hỏi đáp; hoặc ra bài tập cho làm phép chia miệng để chuyển sang chia viết.

Hoặc, để tính được số cọc rào giậu xung quanh một vườn rau hình chữ nhật khi biết hiệu và tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng và khoảng cách giữa hai cọc trong bài toán sau: Một mảnh đất hình chữ nhật dài 8m và rộng 6m. Người ta muốn đóng cọc xung quanh, cọc nọ cách cọc kia 2m. Hỏi phải dùng bao nhiêu cọc? ” thì cái mới là cách tính số cọc đóng xung quanh hình chữ nhật hay chính là tính số cây trên đường khép kín (cây ở đây là cọc).

Bước 2: Giảng biện pháp tính mới

Mỗi biện pháp tính, trong hệ thống các biện pháp, đều được dựa trên một số kiến thức, kỹ năng cũ, nếu được hướng dẫn tốt học sinh hoàn toàn có thể “ tự tìm thấy” biện pháp.

Ở đây cần kết hợp khéo léo giữa các phương pháp giảng giải, hỏi đáp, trực quan để lưu ý HS vào được điểm mới, điểm khó, điểm trọng tâm. Điều quan trọng là trình bày trên một mẫu điển hình, trình bày làm sao nêu bật được nội dung cơ bản của biện pháp tính, hình thức trình bày đẹp.

Bước 3: Luyện tập rèn kỹ xảo

Sau khi hiểu cách làm, học sinh cần lặp đi lặp lại độngtác tương tự. Phương pháp chủ yếu lúc này là học sinh làm bài tập. Điều quan trọng là bài tập cần có hệ thống, bài đầu y hệt mẫu, các bài sau nâng dần độ phức tạp. Nếu biện pháp tính bao gồm nhiều kỹ năng, có thể huấn luyện từng kỹ năng bộ phận.

Bước 4: Vận dụng và củng cố

Cách củng cố tốt nhất, không phải là yêu cầu học sinh nhắc lại bằng lời mà cần tạo điều kiện để học sinh vận dụng biện pháp. Thông thường là qua giải toán, để học sinh độc lập chọn phép tính và làm tính. Lúc này không nên cho những bài toán quá phức tạp, mà chỉ nên chọn bài toán đơn giản dùng đến phép tính hay quy tắc vừa học. Việc ôn luyện, củng cố những biện pháp tính khác, quy tắc khác sẽ làm trong giờ luyện tập, ôn tập.

Khi củng cố, có thể kết hợp kiểm tra trình độ hiểu quy tắc: Nếu HS thực hành đúng, diễn đạt được cách làm với lời lẽ khái quát, giải thích được cơ sở lý luận- là biểu hiện nắm biện pháp, kiến thức ở trình độ cao.

Nếu HS thực hành đúng, nói được các bước làm trên ví dụ cụ thể coi như đạt yêu cầu. Nếu chỉ thuộc lòng quy tắc mà không làm được tính coi như không đạt yêu cầu.

Ôn tập, tổng hợp lại công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình.

Ở lớp 5, nếu kể cả công thức tính ngược thì có tới hàng chục công thức (quy tắc) tính toán về hình học. Muốn cho học sinh có thể nhớ và vận dụng các công thức này, giáo viên cần thường xuyên cho học sinh ôn tập, tổng hợp, tăng cường so sánh, đối chiếu để hệ thống hóa các quy tắc và công thức tính toán, giúp các em hiểu và nhớ lâu, tái hiện nhanh.

Có thể kẻ bảng mẫu cho học sinh để các em tự tổng hợp các kiến thức để tiện sử dụng trong việc ghi nhớ.

Hướng dẫn học sinh giải các bài toán có lời văn chứa nội dung hình học

Áp dụng trực tiếp công thức tính khi đã cho biết độ dài các đoạn thẳng là các thành phần của công thức.

Nhờ công thức tính chu vi, diện tích mà tính độ dài 1 đoạn thẳng là yếu tố của hình.

Phương pháp dùng tỉ số: Trong một bài toán hình học người ta có thể dùng tỉ số các số đo đoạn thẳng, tỷ số các số đo diện tích hay thể tích như một phương tiện để tính toán, giải thích, lập luận cũng như trong thao tác so sánh các giá trị về độ dài đoạn thẳng, về diện tích hoặc về thể tích.

Phương pháp thực hiện các số đo diện tích và thao tác phân tích, tổng hợp trên hình: Có những bài toán hình học đòi hỏi phải biết vận dụng thao tác phân tích, tổng hợp trên hình đồng thời kết hợp với việc tính toán trên số đo diện tích. Điều đó được thể hiện như sau:

Một hình được chia ra thành nhiều hình nhỏ thì diện tích của hình đó bằng tổng diện tích của các hình nhỏ được chia.

Hai hình có diện tích bằng nhau nà cùng có phần chung thì hai hình còn lại sẽ có diện tích bằng nhau.

Nếu ghép thêm một hình vào hai hình có diện tích bằng nhau thì ta được hai hình mới có diện tích bằng nhau.

Phương pháp “Biểu đồ hình chữ nhật”: Phương pháp“Biểu đồ hình chữ nhật” là một công cụ đắc lực để giải loại toán có ba đại lượng, trong đó có một đại lượng này bằng tích của hai đại lượng kia.

Đây là một phương pháp mới nên lần đầu tiếp xúc, có thể học sinh sẽ thấy bỡ ngỡ. Nhưng khi các em đã làm quen, nó giúp ích rất nhiều trong việc trực quan hóa các mối quan hệ toán học giữa ba đại lượng và do đó làm cho cách giải trở nên dễ hiểu hơn đối với học sinh.

Cách Hướng Dẫn Học Sinh Giải Toán Có Lời Văn Hiệu Quả

Toán có lời văn là dạng Toán có kiến thức thường gắn bó với cuộc sống thực tế. Từ lời văn đó, các em phải tư duy tìm ra được yếu tố toán học và giải Toán đúng.

Khi học lớp 1, các em đã được tiếp cận dạng bài tập này. Mức độ khó của bài tập sẽ được tăng dần ở các lớp tiếp theo. Khi giải Toán có lời văn, nhiều em còn lúng túng, thậm chí không hiểu đề bài đưa ra. Bút mài thầy Ánh chia sẻ với bố mẹ một số khó khăn trẻ gặp phải và cách khắc phục.

So với các dạng bài tập khác thì dạng bài này các em sẽ giải chậm hơn. Bởi, một số lí do như:

Đọc đề không hiểu. Chưa hiểu yêu cầu cụ thể mà đề bài đưa ra. Không tìm được lời giải đúng hay đưa ra lời giải chưa phù hợp

Học sinh chưa xác định được dạng đề. Không biết cách giải Toán theo từng bước.

Chưa biết tóm tắt, phân tích đề bài…

Đọc không kỹ đề, làm toán thiếu cẩn thận dẫn đến kết quả sai

Khi dạy trẻ làm dạng bài tập này, bố mẹ nên dạy con đọc kỹ đề bài và ghi chép ra những thông tin mà đề bài đã đưa ra. Ví dụ như: Đề bài đã cho biết gì? Bài toán này hỏi gì? Tóm tắt lại đề bài bằng sơ đồ hoặc lời để có cái nhìn tổng quát. Qua đó, trẻ sẽ dễ dàng đưa ra lời giải hơn.

Luyện kỹ năng đọc hiểu, nói cũng là điều rất quan trọng. Nó hỗ trợ cho trẻ giải Toán có lời văn hiệu quả. Bởi, khi trẻ có kỹ năng đọc hiểu tốt. Bé sẽ biết ngắt nghỉ đúng cách, hiểu được đề bài đang nói tới điều gì. Hơn nữa, nó cũng giúp bé tiếp cận bài toán nhanh chóng hơn.

Làm thật nhiều bài tập với các dạng Toán khác nhau. Nó sẽ giúp trẻ có thêm các kiến thức, kinh nghiệm làm Toán. Ngoài ra, bé biết cách phân biệt từng dạng bài tập. Do vậy, bên cạnh làm bài tập ở lớp. Khi dạy họ c ở nhà, bố mẹ nên kèm cặp cho con giải Toán ở sách bài tập. Hoặc tham khảo các sách nâng cao…

Giải Bài Tập Sinh Học 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 42 trang 123: Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Trả lời:

Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu. Điều này chứng tỏ ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

Bài 1 (trang 124 sgk Sinh học 9) : Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưu bóng?

Lời giải:

Thực vật ưu sáng Thực vật ưa bóng

Bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như sống dưới tán cây khác, được đặt trong nhà.

Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.

Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.

Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển.

Lá có mô giậu kém phát triển.

Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng).

Chiều cao thân cây bị hạn chế.

Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.

Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.

Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.

Điều tiết thoát hơi nước kém.

Bảng 42.2. Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng Lời giải:

– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

Lời giải:

– Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.

– Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

Bài 4 (trang 125 sgk Sinh học 9) : Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Lời giải:

Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và khả năng định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích choè, chào mào, trâu, bò, dê, cừu…

+ Nhóm động vật ưa tối: là những động vật hoạt động về ban đêm hay sống trong hang, trong đất, đáy biển như: vạc, diệc, sếu, cú mèo, chồn, cáo, sóc,…

Cách Hướng Dẫn Học Sinh Giải Một Số Dạng Cơ Bản Môn Toán 6

Các bước hướng dẫn học sinh lớp 6 giải Toán cơ bản

Bước 1: Quan sát, tiếp thu

Giáo viên/ Cha mẹ giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu và quan trọng nhất. Cần kết hợp vừa giảng, vừa luyện, phân tích chi tiết để học sinh hiểu khái niệm không hình thức. Đồng thời cung cấp kiến thức mới, củng cố và khắc sâu thông qua ví dụ, chú ý phân tích các sai lầm thường gặp. Sau đó, tổng kết kiến thức có trong bài, đây là bước khó khăn nhưng quan trọng nhất, từ làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới. Kết quả cho thấy khi hoàn thành tốt bước 1, học sinh sẽ tiếp thu hiệu quả hơn.

Bước 2: Làm theo hướng dẫn

Giáo viên/ Cha mẹ cho ví dụ tương tự để học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn và có thể tự áp dụng. Dưới sự hướng dẫn đó, học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải Toán. Ở bước thứ 2 này, các em thường vẫn còn lúng túng và sai lầm do chưa hiểu sâu sắc nội dung vừa được học. Tuy nhiên, chúng ta không được mất bình tĩnh hay quát mắng khiến học sinh sợ sệt, cần nhẹ nhàng nhắc lại các em sẽ làm được và tự tin hơn.

Bước 3: Học sinh tự làm theo mẫu

Giáo viên/ Cha mẹ đưa ra một bài tập khác để học sinh tự làm theo mẫu đã được dạy. Lúc này, học sinh độc lập thao tác, nếu hiểu bài thì có thể hoàn thành nhanh chóng và chính xác, chưa hiểu bài còn lúng túng. Điều này giúp chúng ta biết được tình trạng của học sinh để có giải pháp hỗ trợ con nắm bắt kiến thức dễ hơn. Giáo viên có thể bao quát mức độ hiểu bài của cả lớp thông qua bước 3, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng học sinh.

Bước 4: Thực hành giải bài Toán

Giáo viên/ Cha mẹ cho bài tập tại lớp hay bài tập về nhà để học sinh tự thực hành. Các em sẽ áp dụng kiến thức được đã được học vào giải Toán mà không có sự hướng dẫn của ai hết. Bước cuối cùng này có tác dụng rèn luyện kỹ năng tự học, tự hành cho học sinh. Việc cho học sinh làm bài tập thêm sẽ giúp các em hiểu sâu kiến và nắm vững kiến thức.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp học sinh chưa hiểu bài nhưng ngại hỏi, đây là một thực tế báo động. Điều này dẫn đến bản thân các em không thể vận dụng kiến thức vào giải Toán, kéo theo kết quả học tập kém và tâm lý lo sợ. Nếu phụ huynh chưa hiểu hết các bước hướng dẫn trên, hay muốn thuê gia sư Toán lớp 6 cho con. Vui lòng liên hệ với Gia Sư Việt qua số 096.446.0088 để được tư vấn và hỗ trợ 24 / 7

Tìm hiểu thêm:

♦ Những điều cần biết để hoàn thiện tư duy Toán học cho con

♦ Những ưu điểm khi đổi mới phương pháp dạy học môn Toán