Top 7 # Địa 11 Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi

1. Câu bị động:

Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động. Đối tượng của hành động – động từ, bị động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động – hành động.

– Chuyển sang câu chủ động. Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động: Chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.

– Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về một người đàn bà nào”. Về câu bị động, các em xem lại Ngữ văn 7, tập hai.

2. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”. Phân tích như ở bài tập 1. 3. Cần viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Sau đó giải thích lí do dùng câu bị động và phân tích tác dụng của câu bị động đó. Khi giải thích và phân tích, cần dựa vào sự liên kết về ý với các câu đi trước.

DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1. a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

– Khởi ngữ: Hành

Nhắc lại khái niệm khởi ngữ. Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên để tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. Đặc điểm:

+ Khởi ngữ luôn luôn đứng đầu câu.

+ Khởi ngữ tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ thì, hoặc từ là, hoặc quãng ngắt (dấu phẩy).

+ Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với,… Về khởi ngữ, xem Ngữ văn 9, tập hai.

b) So sánh câu trên (câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”) với câu tương đương về nghĩa nhưng không có khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành”, ta thấy:

– Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

– Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết để nấu cháo hành). Vì thế viết như nhà văn Nam Cao là tối ưu.

2. Các câu trong đoạn văn đều nói về “tôi”; quê quán, vẻ đẹp thể hiện qua bím tóc, cổ. Cho nên nếu câu tiếp theo nói về mắt thì cần dùng từ mắt ở đầu câu để biểu hiện đề tài, tạo nên mạch thống

nhất về đề tài. Nếu viết câu đó theo phương án A thì không tạo được mạch ý vì đột ngột chuyển sang: đề tài các anh lái xe. Nếu viết theo như phương án B thì câu văn là câu bị động gây ấn tượng nặng nề. Nếu viết theo phương án D thì đảm bảo được mạch ý, nhưng không dẫn được nguyên văn lời các anh lái xe vì trong trường hợp này, việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của lời kể chuyện. Chỉ có phương án C là thích hợp nhất đối với đoạn văn.

3. a). Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào – người nghe, và tôi – người nói) với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi).

b) Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước): tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước) → Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).

DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

1. a) Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

b) Phần in đậm có cấu tao là cụm động từ.

c) Chuyển: Bà già kia: thấy thị hởi, bật cười. Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm dộng từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu ở phương án C (Nghe tiếng An, Liên dị, ng dậy trả lời), nghĩa là lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống, mà không chọn các kiểu câu khác, vì: Kiểu câu ở phươ.g án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi).

Nếu viết theo phương án này thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quảng thời gian.

– Kiểu câu ở phương án B (câu có hai vế, đều có đủ chủ ngữ và vị ngữ). Kiểu câu này lặp lại chủ ngữ (Liên) không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.

– Kiểu câu ở phương án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ). Kiểu câu này không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước. Chỉ có kiểu câu C vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển.

3. a) Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu).

b) Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết văn bản, cũng không phải là thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).

TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

– Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

– Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

– Vì vậy, việc sử dụng những câu kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

Trả Lời Câu Hỏi Địa Lí 11 Bài 3

Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

(trang 13 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 3.1, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới.

Trả lời:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển cao hơn nhiều lần so với nhóm nước phát triển (thời kì 2001 – 2005 gấp 15 lần) và cao hơn thế giới.

(trang 13 sgk Địa Lí 11): – Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội?

Trả lời:

+ Khó khăn cho việc giải quyết việc làm, sắp xếp lao động.

+ Làm giảm GDP và các chỉ tiêu kinh tế theo đầu người.

+ Gây áp lực nặng nề tới việc đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội khác.

(trang 14 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

Trả lời:

– Dân số của nhóm nước đang phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ.

(trang 14 sgk Địa Lí 11): – Dân số già dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội?

Trả lời:

Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội như: thiếu lao động, chi phí phúc lợi cho người già rất lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,…)

(trang 14 sgk Địa Lí 11): – Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt dộ trái đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên trái đất.

Trả lời:

– Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:

+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,…

+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,… diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,… (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,…)

– Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:

Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.

+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển

do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.

(trang 15 sgk Địa Lí 11): – Ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao?

Trả lời:

– Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trương phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

– Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. Cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường không thể tách khỏi cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

– Hiện nay, một số nước phát triển chuyển giao những công nghệ và máy móc cũ kĩ sang các nước đang phát triển. Một số lưu vực của các nước đang phát triển phải gánh chịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các nước G8 sử dụng chất feron với tốc dộ và khối lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôdôn.

(trang 15 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài đông vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít.

Trả lời:

– Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong: tê giác hai sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước.

– Một số loài còn số lượng quá ít, có thể bị tuyệt chủng: hổ, tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng, vooc, hươu cà tong, hươu xạ, hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, gà lôi tí, công, trĩ, rùa.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

mot-so-van-de-mang-tinh-chat-toan-cau.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2

Nhật Bản

Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

(trang 80 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 9.4 và kiến thức của bản thân, hãy cho biết những sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới?

Trả lời:

Thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm lụa tơ tằm và tơ sợi tổng hợp.

(trang 80 sgk Địa Lí 11): – Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và dặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.

Trả lời:

– Công nghiệp Nhật Bản có mức độ tập trung cao, nhiều trung tâm và cụm trung tâm lớn, nhiều dải công nghiệp với nhiều trung tâm công nghiệp.

– Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt phía Thái Bình Dương.

(trang 81 sgk Địa Lí 11): – Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Trả lời:

Nông nghiệp giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế, vì: diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp.

(trang 82 sgk Địa Lí 11): – Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Trả lời:

– Nhật Bản nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn.

– Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật.

– Sự phân chia vùng biển quốc tế đã làm giảm một số ngư trường. Mặt khác, việc thực hiện Công ước quốc tế về việc cấm đánh bắt cá voi,., đã làm sản lượng cá đánh bắt của Nhật giảm sút. Tuy nhiên, so với thế giới, sản lượng này vẫn cao, chỉ đứng sau Trung Quốc, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

tiet-2-cac-nganh-kinh-te-va-cac-vung-kinh-te.jsp

Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Địa Lí 11 Có Đáp Án Hay Nhất 2022

18 Tháng 08, 2018

Với ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 có đáp án lên tới 500 câu, teen 2K1 sẽ được ôn luyện lại tất cả kiến thức trọng tâm. Chỉ cần chăm chỉ hoàn thành hết bộ câu hỏi này, các em sẽ chẳng phải lo lắng khi bước vào kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Cùng tóm gọn chương trình Địa lí lớp 11

Trước khi giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 có đáp án để các em tải về ôn tập, CCBook sẽ hệ thống lại những phần kiến thức quan trọng mà teen 2K1 cần nhớ. Trước thềm năm học mới, các em nên tổng hợp lại những phần lý thuyết quan trọng để tạo nền tảng tiếp thu kiến thức mới tốt hơn.

1- Khái quát về nền kinh tế- xã hội thế giới

Phần kinh tế- xã hội thế giới rất hay rơi vào các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 trong đề thi THPT Quốc gia. Vì vậy, học sinh cần nắm vững những kiến thức sau:

Sư phân chia thế giới thành các nhóm nước

Các nước khác nhau trên thế giới được chia thành 2 nhóm: Phát triển và đang phát triển.

Đặc điểm của mỗi nhóm nước trên là:

Những nước trong nhóm đang phát triển thường có GDP/đầu người thấp, nhiều khoản nợ, HDI thấp.

Các nước phát triển thì có chỉ số ngược lại.

Các nhóm nước và sự tương phản về trình độ phát triển Kinh tế- xã hội

Chỉ số GDP/đầu người bình quân giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự chênh lệch lớn.

Về cơ cấu kinh tế:

+ Các nước phát triển có tỉ lệ lớn về KV dịch vụ, trong đó tỉ lệ nông nghiệp chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ.

+ Ngược lại, các nước đang phát triển ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

Về tuổi thọ trung bình:

Tuổi thọ TB ở nước phát triển lớn hơn nước đang phát triển

Về chỉ số HDI: Chỉ số ở các nước phát triển lớn hơn

Cuộc Cách mạng Khoa học và Công nghệ hiện đại

+ Thời gian xuất hiện: Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI

+ Đặc trưng của cuộc cách mạng: Bùng nổ công nghệ cao

Trong đó có 4 lĩnh vực công nghệ cốt cán: Công nghệ sinh học, Công nghệ năng lượng, Công nghệ vật liệu và Công nghệ thông tin.

+ Tác động của cuộc cách mạng KH-CN

Dẫn đến nhiều ngành nghề mới xuất hiện

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ

Kinh tế Công nghiệp chuyển dần sang loại hình kinh tế mới. Nền kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ cao. Đặc biệt là nền kinh tế tri thức.

2- Toàn cầu khóa, khu vực hóa kinh tế- phần đặc biệt lưu ý khi làm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11

Trong đề thi THPT Quốc gia sẽ có câu hỏi rơi vào phần khu vực kinh tế. Hai vấn đề toàn cầu hóa và khu vực hóa là hai phần đặc biệt thường được đưa vào trong câu hỏi. Vì vậy, học sinh tuyệt đối không được lơ là 2 phần này.

là quá trình các quốc gia liên kết về mặt kinh tế, khoa học, văn hóa…

Biểu hiện của toàn cầu hóa:

Thương mại phát triển

Sự đầu tư từ nước ngoài vào trong nước tăng nhanh

Thị trường tài chính được mở rộng

Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn

Toàn cầu hóa kinh tế đã mang lại những hệ qủa: Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng về kinh tế, đầu tư. Sự hợp tác quốc tế cũng tăng lên.

Tuy nhiên toàn cầu hóa kinh tế cũng dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

Xu hướng khu vực hóa kinh tế

– Các tổ chức và sự liên kết Kinh tế khu vực.

Do sự phát triển không đồng đều giữa các nước và sức ép cạnh tranh. Các quốc gia có sự tương đồng văn hóa, địa lí và có chung lợi ích, mục tiêu.

Khu vực hóa kinh tế mang lại hệ quả ở cả hai mặt tích cực và thách thức.

Tích cực: Các nước có thể hợp tác, cạnh tranh để mang đến sự tăng trưởng về kinh tế. Tự do thương mại được tăng lên giúp bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên. Thị trường mở rộng làm toàn cầu hóa kinh tế tăng.

Thách thức: Các nước sẽ phải giải quyết các vấn đề như chủ quyền kinh tế…

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 có đáp án

Bây giờ CCBook sẽ gửi đến các em ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí 11 có đáp án. Bộ câu hỏi lên tới 500 câu, nội dung bao phủ toàn bộ kiến thức lớp 11. Các em sẽ không sợ bị bỏ sót bất cứ phần nội dung nào.

500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 CÓ ĐÁP ÁN HAY NHẤT

Ngoài bộ câu hỏi trên, các em có thể tham gia hệ thống thi thử CCTest trên http://ccbook.vn. Hệ thống thi thử trực tuyến với ngân hàng câu hỏi lên tới 1000.000 câu.

Học sinh có thể lựa chọn kiểm tra theo chuyên đề, bài 15 phút, 45 phút, thi học kì và thi thử THPT Quốc gia. Mức độ khó dễ do các em lựa chọn tùy vào lực học của mình.

Tất cả các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Sau khi hoàn thành xong bài thi, học sinh sẽ được xem lại đán án cũng như lý do chọn đáp án đó. Như vậy các em sẽ nâng cao được tối đa hiệu quả học tập. Để tham gia CCTest các em chỉ cần sở hữu cuốn sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Địa lí. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm rất lớn, đủ để các em ôn tập trong 1 năm.