Top 9 # Giải Bài Sinh Học Lớp 9 Bài 10 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Vbt Sinh Học Lớp 9 Bài 10: Giảm Phân

Giải bài tập môn Sinh học lớp 9

Bài tập môn Sinh học lớp 9

Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 10: Giảm phân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1 trang 24-25 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin SGK hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 10.

Trả lời:

Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân

-NST kép co ngắn đóng xoắn

-Xảy ra sự tiếp hợp và bắt chéo của các NST kép tương đồng theo chiều dọc.

– NST kép co ngắn đóng xoắn.

-Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau, xếp thành 2 hành dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

-NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

-Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về hai cực của tế bào.

-2 cromatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và theo thoi phân bào di chuyển về 2 cực của tế bào.

-Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân chứa bộ NST đơn bội kép.

-Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân chứa bộ NST đơn bội.

Bài tập 2 trang 25 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa lần phân bào II của giảm phân và nguyên phân.

Trả lời:

+ Giống nhau:

Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn.

Kì giữa: NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau: 2 crômatit của NST kép tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào

+ Khác nhau:

Kết thúc nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống nhau và giống tế bào mẹ. Kết thúc giảm phân II, từ 1 tế bào mẹ hình thành nên 4 tế bào con có bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Bài tập 3 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra ……….. tế bào con đều mang bộ NST ………….., …………., nghĩa là số lượng NST giảm đi ………….. ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Trả lời:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội, n NST, nghĩa là số lượng NST giảm đi một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Bài tập 4 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các …………………….. ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp ……………. ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra ………………………………………… đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST …………….. nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành …………… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép ………………… thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Trả lời:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đươn bội (n NST) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Bài tập 5 trang 26 VBT Sinh học 9: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Trả lời:

Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân

+ Giảm phân I:

– Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng

– Kì giữa: NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại, các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau. NST kép tập trung thành hai hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau: NST kép trong phân li độc lập về hai cực của tế bào

– Kì cuối: các NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành

+ Giảm phân II:

– Kì đầu: NST kép co ngắn đóng xoắn

– Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau: 2 crômatit của từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào

– Kì cuối: các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành.

Bài tập 6 trang 27 VBT Sinh học 9: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ n NST ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Trả lời:

Trong kì sau của giảm phân I, các NST kép của cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào, kết thúc giảm phân I tạo nên hai tế bào con có bộ NST đơn bội kép khác nhau, đây là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ n NST ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân

Bài tập 7 trang 27 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Trả lời:

+ Giống nhau:

– Đều gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

– Đều có sự tham gia của thoi phân bào

– Đều có sự thay đổi hình thái NST (co, duỗi xoắn)

– Kì giữa của giảm phân II và nguyên phân, NST kép đều tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau của giảm phân II và nguyên phân đều có sự tách nhau tại tâm động của 2 crômatit của từng NST kép thành 2 NST đơn

– Đều có sự biến mất rồi xuất hiện lại của màng nhân, nhân con

+ Khác nhau:

– Giảm phân được chia thành giảm phân I và giảm phân II

– Kì đầu của giảm phân I có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST kép trong cặp tương đồng

– Tại kì giữa của giảm phân I, các NST kép của cặp tương đồng tách rời nhau, tập trung thành 2 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kết thúc nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành nên hai tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ

– Kết thúc giảm phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành 4 tế bào con có bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ.

Bài tập 8 trang 27 VBT Sinh học 9: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây? (Hãy đánh dấu x vào đầu ý lựa chọn).

A.2; B. 4; C. 8; D.16

Trả lời:

Chọn đáp án C. 8

Vì: Tế bào ruồi giấm ở kì đầu của giảm phân II có 4 NST kép; ở kì sau 2 crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động, từ 4 NST kép tách thành 8 NST đơn. Như vậy, tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II có 8 NST đơn.

Giải Bài 10 Trang 11 Sbt Sinh Học 9

Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F 1 . Cho F 1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F 2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu.

1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F 2.

2. Cho cây F 1 lai phân tích thì tỉ lộ phân li kiểu hình thu được của phép lai sẽ như thế nào?

Suy ra tính trạng trội lặn

Quy ước gen viết sơ đồ lai

Dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình F2 tính số lượng các cây còn lại

Lời giải chi tiết 1.

2. Viết sơ đồ lai suy ra tỉ lệ kiểu hình

+ Xét tỉ lệ trung bình của cây Thân thấp- hạt bầu ở F2 là: 1250/20000 = 1/16

+Tỉ lệ này tuân theo quy luật phân ly độc lập ở F2 suy ra KH: Thân thấp – hạt bầu là tính trạng lặn

Ta quy ước gen: đặt gen A quy định thân cao; a quy định thân thấp. B quy định hạt dài; b quy định hạt bầu . Lúa thuần chủng thân cao – hạt bầu có KG là AAbb.

Lúa thuần chủng thân thấp – hạt dài có KG là aaBB

Ta có sơ đồ lai:

Ptc: Thân cao – hạt bầu X Thân thấp – hạt dài

AAbb x aaBB

G: Ab aB

F1: AaBb (thân cao – hạt dài)

GF1: AB; Ab; aB; ab.

F2 Lập bẳng pennét

Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2:

Dựa theo tỉ lệ KH của F2 ở trên ta có:

Số lượng trung bình của cây thân cao – hạt dài là: 1250×9 =11250 cây.

Số lượng trung bình của cây thân cao – hạt bầu là: 1250×3=3750 cây

Số lượng trung bình của cây thân thấp – hạt dài là: 1250×3=3750 cây

2. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình thu được của phép lai:

Ptc: Thân cao – hạt dài X Thân thấp – hạt bầu

AaBb aabb

G: AB;Ab; aB; ab ab

F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Nam.Name.Vn

KH: 1 cao – dài :1 cao – bầu: 1thấp- dài: 1 thấp- bầu

Bài tiếp theo

Giải Sinh Lớp 9 Bài 10: Giảm Phân

Giải Sinh lớp 9 Bài 10: Giảm phân Bài 1 (trang 33 sgk Sinh học 9): Giảm phân là gì? Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân. Lời giải: Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, cho ra bốn …

Giải Sinh lớp 9 Bài 10: Giảm phân

Bài 1 (trang 33 sgk Sinh học 9): Giảm phân là gì? Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Lời giải:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, cho ra bốn tế bào con đều mang bộ NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Bài 2 (trang 33 sgk Sinh học 9): Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Lời giải:

Những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân vì:

– Ở kì sau của giảm phân I các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một ó nguồn gốc từ mẹ) trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.

– Các NST kép trong hai nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc.

– Các NSt kép của tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).

– Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào, bốn tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.

Bài 3 (trang 33 sgk Sinh học 9): Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Lời giải:

Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.

Bài 4 (trang 33 sgk Sinh học 9): Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?

a) 2;

b) 4;

c) 8;

d) 16.

Lời giải:

Đáp án: c.

Từ khóa tìm kiếm:

soan sinh 9 bai 10 bang 10

giai sinh hoc 9bai 10

sinh 9 bài 10/

sinh 9 giảm phân

giải bt sinh 9 bài 10

Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 3

– Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:

P: Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)

– Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?

– Điền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau?

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ……… cần xác định …… với cá thể mang tính trạng …………… Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen ………….., còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ………………..

Lời giải chi tiết

– Xác định kết quả các phép lai

Phép lai 1:

P: AA (hoa đỏ) x aa(hoa trắng)

G: A ………………….a

F1: 100% Aa (hoa đỏ)

Phép lai 2:

P: Aa(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)

G: A,a…………….a

F1: 1Aa(đỏ) : 1 aa(trắng)

– Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (đối tượng cần kiểm tra) ta phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

Lời giải chi tiết

Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích:

– Điền những cụm từ vào chỗ trống:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện ………….. giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là ………..

Lời giải chi tiết

Sự khác nhau về kiểu hình ở F 1, F 2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menden được mô tả trong bảng sau:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 1

Bài 1 trang 13 SGK Sinh học 9

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Lời giải chi tiết

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích. Nếu kết quả phép lai phân tích xuất hiện:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 2

Giải bài 2 trang 13 SGK Sinh học 9. Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Lời giải chi tiết

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 3

Giải bài 3 trang 13 SGK Sinh học 9. So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là như thế nào?

Điền nội dung phù hợp vào những ô trống ở bảng 3

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Lời giải chi tiết

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 4

Giải bài 4 trang 13 SGK Sinh học 9. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được…

Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a) Toàn quả vàng

b) Toàn quả đỏ

c) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Lời giải chi tiết

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai

P : AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)

GP : A a

F1 : Aa (quả đỏ)

st