Top 12 # Giải Bài Tập Công Nghệ 8 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Công Nghệ 8

Sách giải bài tập công nghệ 8 – Tổng kết và ôn tập Phần một giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Câu 1 trang 52 Công nghệ 8: Vì sao phải học vẽ kĩ thuật?

Lời giải:

Vì học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học – kĩ thuật khác.

Câu 2 trang 52 Công nghệ 8: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì?

Lời giải:

Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống

Bản vẽ kĩ thuật dùng để chế tạo ra một sản phẩm đúng với thiết kế

Câu 3 trang 53 Công nghệ 8: Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu này dùng để làm gì ?

Lời giải:

Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu

Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các vẽ hình chiếu vuông góc

Câu 4 trang 53 Công nghệ 8: Các khối hình học thường gặp là các khối nào?

Lời giải:

Các khối hình học thường gặp là hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp

Câu 5 trang 53 Công nghệ 8: Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện

Lời giải:

Đặc điểm

* Hình hộp chữ nhật: cả 3 hình chiếu đều là hình chữ nhật

* Hình lăng trụ đều: có 2 hình chiếu là hình chữ nhật và hình chiếu còn lại là đa giác đều

* Hình chóp đều: có 2 hình chiếu là tam giác cân và hình chiếu còn lại là đa giác đều

Câu 6 trang 53 Công nghệ 8: Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào?

Lời giải:

Thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay, một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặc định

Câu 7 trang 53 Công nghệ 8: Thế nào là hình cắt? Hình cắt được dùng để làm gì?

Lời giải:

Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể)

Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

Câu 8 trang 53 Công nghệ 8: Kể một số loại ren thường dùng và công dụng của chúng?

Lời giải:

Các loại ren thường dùng là: ren trục, ren lỗ, ren khuất, Ren tam giác, ren hình than, ren tròn vv.

Ren dùng lắp ghép các chi tiết lại với nhau.

Câu 9 trang 53 Công nghệ 8: Ren được vẽ theo quy ước như thế nào?

Lời giải:

Quy ước ren:

1. Ren nhìn thấy:

– Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm

– Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren vẽ 3/4 vòng

2. Ren bị che khuất:

– Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ran đều vẽ bằng nét đứt

Câu 10 trang 53 Công nghệ 8: Kể một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng

Lời giải:

Một số bản vẽ thường dùng là:

* Bản vẽ chi tiết. Công dụng: Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy, dùng trong lao động, chế tạo, lắp ráp, thi công vận hành.

* Bản vẽ lắp. Công dụng: Dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết sản phẩm.

* Bản vẽ nhà. Công dụng: Dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.

Bài 1 trang 53 Công nghệ 8: Cho vật thể và bản vẽ hình chiếu của nó (h2). Hãy đánh dấu (x) vào bảng 1 để chỉ sự tương quan giữa các mặt A, B, C, D của vật thể với các hình chiếu 1, 2, 3, 4, 5 của các mặt

Lời giải:

Bảng 1:

Bài 2 trang 54 Công nghệ 8: Cho các hình chiếu đứng 1,2,3; hình chiếu bằng 4,5,6; hình chiếu cạnh 7,8,9 và các vật thể A, B, C (h3). Hãy điền số thích hợp vào bảng 2 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu với vật thể

Lời giải:

Bảng 2:

Bài 3 trang 55 Công nghệ 8: Đọc bản vẽ các hình chiếu (h4.a và h4.b), sau đó đánh dấu (x) vào bảng 3 và 4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các khối với hình chiếu của chúng

Lời giải:

Bảng 3:

Bảng 4:

Bài 4 trang 55 Công nghệ 8: Hãy vẽ hình cắt (ở các vị trí hình chiếu đứng) và hình chiếu bằng của các chi tiết A, B, C(h5) theo kích thước đã cho

Lời giải:

* Chi tiết A:

* Chi tiết B:

* Chi tiết C:

Bài 5 trang 55 Công nghệ 8: Đọc lại các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà trong sgk

Lời giải:

Tóm tắt

* Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết đó

* Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm

* Bản vẽ nhà gồm hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt …) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu ngôi nhà

Giải Vở Bài Tập Công Nghệ 8

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 18. Vật liệu cơ khí giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Giải vở bài tập công nghệ 8 – Bài 18. Vật liệu cơ khí giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

1. Vật liệu kim loại

– Qua việc quan sát chiếc xe đạp, em hãy đánh dấu (x) vào ô trống để chỉ ra những bộ phận nào của chiếc xe đạp được làm bằng kim loại:

Lời giải:

– Em hãy tìm từ và số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau để câu trở thành đúng.

Lời giải:

+ Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và cacbon

+ Tỉ lệ cacbon trong vật liệu < 2,14% thì gọi là thép

Lời giải:

2. Vật liệu phi kim loại – Em hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với một số cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng.

– Em hãy cho biết những dụng cụ cho trong bảng sau được làm từ chất dẻo nào?

Lời giải:

– Em hãy kể tên các sản phẩm cách điện làm bằng cao su

Lời giải:

+ Vỏ tay cầm của kìm cách điện.

+ Găng tay cao su.

+ Ủng cao su.

+ Áo bảo hộ cao su.

– Em hãy cho biết những dụng cụ sau: khung xe đạp; kiềng đun; vỏ máy tính; đế bàn là; quả bóng; thước kẻ nhựa; lốp xe; lưỡi cuốc, dụng cụ nào được làm bằng vật liệu kim loại hoặc vật liệu phi kim loại

Lời giải:

Vật liệu kim loại

Vật liệu phi kim loại

Khung xe đạp; kiềng đun; đế bàn là; lưỡi cuốc.

Vỏ máy tính; quả bóng, thước kẻ nhựa, lốp xe.

II. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ (Trang 42-vbt Công nghệ 8):

– Em có nhận xét gì về tính dẫn điện; dẫn nhiệt của thép, đồng, nhôm?

Lời giải:

+ Tính dẫn điện: Thép < Nhôm < Đồng

+ Tính dẫn nhiệt: Thép < Đồng < Nhôm

– Em hãy so sánh tính rèn của thép và nhôm.

Câu 1 (Trang 42-vbt Công nghệ 8): Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

Lời giải:

– Tính chất vật lí

nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng

– Tính chất công nghệ

tính đúc, tính hàn, tình rèn, …

– Tính cơ học

tính cứng, tính dẻo, tính bền.

– Tính chất hóa học

tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn.

Câu 2 (Trang 42-vbt Công nghệ 8): Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu.

Lời giải:

– Vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiết bị, máy móc.

– Có kim loại đen và kim loại màu.

– Dẫn điện, nhiệt kém.

– Dễ gia công, không bị oxy hóa, ít mài mòn.

– Chất dẻo, cao su

Kim loại đen

Kim loại màu

– Thành phần chủ yếu là sắt và cacbon.

– Gồm gang và thép dựa vào tỉ lệ thành phần.

– Gang: gang xám, gang trắng và gang dẻo.

– Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (dụng cụ gia đình và chi tiết máy).

– Chủ yếu là các kim loại còn lại.

– Dưới dạng hợp kim.

– Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, tính dẫn điện và nhiệt tốt.

– Ít bị oxy hóa.

– Đồng, nhôm và hợp kim: sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện.

Câu 3 (Trang 43-vbt Công nghệ 8): Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng.

Lời giải:

– Vật liệu kim loại:

Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (dụng cụ gia đình và chi tiết máy).

Đồng, nhôm và hợp kim: sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện.

– Vật liệu phi kim:

Cao su: xăm, lốp xe đạp xe máy ô tô, vật liệu cách điện.

Chất dẻo: dụng cụ sinh hoạt gia đình: rổ, chai, thùng.

Công Nghệ 8 Bài 2. Hình Chiếu

Công nghệ 8 Bài 2. Hình chiếu

Câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 8: Hãy quan sát các hình 2.2 và nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b và c.

Trả lời:

– Hình a: Các tia chiếu xuất phát từ một điểm xuyên qua các điểm của hình đến mặt phẳng chiếu.

– Hình b: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và song song với nhau đến mặt phẳng chiếu.

– Hình c: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 9: Quan sát các hình 2.3 và hình 2.4, cho biết các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?

Trả lời:

– Hình chiếu đứng thuộc mặt phẳng chiếu đứng, có hướng chiếu từ trước tới.

– Hình chiếu bằng nằm ở mặt phẳng chiếu bằng, có hướng chiếu từ trên xuống.

– Hiếu chiếu cạnh nằm ở mặt phẳng chiếu cạnh, có hướng chiếu từ trái sang.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 10: Em hãy quan sát hình 2.4 và cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

Trả lời:

– Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

– Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng.

Câu hỏi & Bài tập

Bài 1 trang 10 Công nghệ 8: Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Trả lời:

Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng của vật thể đó.

Bài 2 trang 10 Công nghệ 8: Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Các phép chiếu: xuyên tâm, song song, vuông góc.

– Phép chiếu vuông góc: vẽ các hình chiếu vuông góc.

– Phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm: vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.

Bài 3 trang 10 Công nghệ 8: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào.

Trả lời:

– Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu bằng ở dưới hình chiều đứng trên bản vẽ.

– Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng trên bản vẽ.

Bài 4 trang 10 Công nghệ 8: Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2,3 (h.2.6).

a) Hãy đánh dấu (x) vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

b) Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Trả lời:

Giải Bài Tập Công Nghệ 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 32: Công nghệ gen giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Sách giải bài tập công nghệ 9 – Bài 32: Công nghệ gen giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 32 trang 93: Hãy trả lời các câu hỏi sau

– Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì?

– Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào?

– Công nghệ gen là gì?

Trả lời:

– Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận.

– Kĩ thuật gen gồm 3 khâu:

+ Khâu 1: Tách AND NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.

+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai), AND của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối.

+ Khâu 3: Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

– Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 32 trang 94: Hãy trả lời các câu hỏi sau

– Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào?

– Tại sao Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam?

Trả lời:

– Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ và sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học tế bào để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

Gồm các lĩnh vực:

+ Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.

+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật.

+ Công nghệ chuyển nhân và phôi.

+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.

+ Công nghệ enzim/protein để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc.

+ Công nghệ gen là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cách mạng sinh học.

+ Công nghệ sinh học y – dược (Công nghệ sinh học trong Y học và dược phẩm).

– Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển vì ngành này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao

Bài 1 (trang 95 sgk Sinh học 9) : Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? Công nghệ gen là gì?

Lời giải:

– Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho (tế bào cho) sang tế bào của loài nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền.

– Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:

+ Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.

+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai) bằng cách cắt ADN của tế bào và phân tử ADN làm thể truyền ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền nhờ enzim nối.

+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Khi vào tế bào động vật, thực vật và nấm men, AND tái tổ hợp được gắn vào NST của tế bào nhận, tự nhân đôi truyền qua các thế hệ tế bào tiếp theo qua cơ chế phân bào, chỉ huy tổ hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó. Nếu vào tế bào vi khuẩn, đoạn ADN này tồn tại cùng với thể truyền, độc lập với NST của tế bào nhận nhưng vẫn có khả năng tự nhân đôi và chỉ huy tổng hợp prôtêin tương ứng.

– Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

Bài 2 (trang 95 sgk Sinh học 9) : Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?

Lời giải:

Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong:

– Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ. Ví dụ, chủng chúng tôi được cấy gen mã hóa insulin ở người trong sản xuất thì giá của insulin để chữa bệnh đái tháo đường rẻ hơn hàng vạn lần so với tách chiết từ mô động vật.

– Tạo giống cây trồng biến đổi gen. Ví dụ: tạo giống lúa giàu vitamin A, chuyển gen kháng sâu từ đậu tương dại vào đậu tương trồng và ngô.

– Tạo động vật biến đổi gen. Ví dụ: chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch.

Bài 3 (trang 95 sgk Sinh học 9) : Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Cho biết vai trò của Công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống.

Lời giải:

– Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

– Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực:

+ Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.

+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật.

+ Công nghệ enzim/prôtêin để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc.

+ Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.

+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.

+ Công nghệ gen (là công nghệ cao) quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.

+ Công nghệ sinh học y – dược (Công nghệ sinh học trong Y học và dược phẩm).