Top 5 # Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 4 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7

Giới thiệu sách : Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7

Nội dung của sách Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 được Phạm Văn Đông biên soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong mỗi bài gồm có ba phần: – Hướng dẫn trả lời câu hỏi lý thuyết: Giúp các em làm rõ các câu hỏi lý thuyết ở phần bài học trong sách giáo khoa. – Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập: Giúp các em làm rõ các câu hỏi và bài tập ở phần cuối bài trong sách giáo khoa. – Bài tập trắc nghiệm: Được biên soạn theo hình thức bốn lựa chọn, trong đó có một phương án đúng nhất. Các câu hỏi này nhằm giúp các em tự đánh giá nhanh khả năng nắm kiến thức của mình sau mỗi bài học và phục vụ cho việc kiểm tra, thi cử.

PHẦN MỘT. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG Bài 1. Dân số Bài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới Bài 3. Quần cư. Đô thị hoá Bài 4. Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi PHẦN HAI. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ Chương I. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm Bài 6. Môi trường nhiệt đới Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa Bài 8. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng Bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng Chương II. Môi trường đới ôn hoà. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà Bài 13. Môi trường đới ôn hoà Bài 14. Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà Bài 15. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà Bài 16. Đô thị hoá ở đới ôn hoà Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà Bài 18. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà Chương III. Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc Bài 19. Môi trường hoang mạc Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc Chương IV. Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Bài 21. Môi trường đới lạnh Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Chương V. Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi Bài 23. Môi trường vùng núi Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi PHẦN BA. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng Chương VI. Châu Phi Bài 26. Thiên nhiên châu Phi Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) Bài 28. Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi Bài 30. Kinh tế châu Phi Bài 31. Kinh tế châu Phi (tiếp theo) Bài 32. Các khu vực châu Phi Bài 33. Các khu vực châu Phi (tiếp theo) Bài 34. Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi Chương VII. Châu Mĩ Bài 35. Khái quát châu Mĩ Bài 36. Thiên nhiên Bắc Mĩ Bài 37. Dân cư Bắc Mĩ Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ Bài 39. Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) Bài 40. Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” Bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ Bài 42. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ Bài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) Bài 46. Thực hành: Sự phân hoá thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đet Chương VIII. Châu Nam Cực Bài 47. Châu Nam Cực – châu lục lạnh nhất thế giới Chương IX. Châu Đại Dương Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương Bài 49. Dân cư và kinh tế châu Đại Dương Bài 50. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a Chương X. Châu Âu Bài 51. Thiên nhiên châu Âu Bài 52. Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo) Bài 53. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu Bài 54. Dân cư, xã hội châu Âu Bài 55. Kinh tế châu Âu Bài 56. Khu vực Bắc Âu Bài 57. Khu vực Tây và Trung Âu Bài 58. Khu vực Nam Âu Bài 59. Khu vực Đông Âu Bài 60. Liên minh châu Âu Bài 61. Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu

Giải Bài Tập Địa Lí 7

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 7: Môi trường nhiệt đới giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

(trang 20 sgk Địa Lí 7): – Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1

Trả lời:

Dựa vào bảng chú giải để xác định (Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5 o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. )

Trả lời:

– Đường nhiệt độ: dao động mạnh từ 22 oC đến 34 o C và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 9-10 (các tháng có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh).

– Các cột mưa: chênh lệch nhau từ 0mm đến 250mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về phía hai chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên (từ 3 đến 9 tháng).

Câu 1: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.

Lời giải:

– Nóng quanh năm (trên 20 o C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

– Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 – 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 – 1.500mm.

Câu 2: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

Lời giải:

– Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô.

– Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng.

Câu 3: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?

Lời giải:

Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan đế làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thế mọc lên được ở đó.

Lời giải:

– Biểu đồ bên trái: có đường biểu diễn nhiệt độ với hai lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 20 o C, có một thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ) là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Bắc.

– Biểu đồ bên phải: có nhiệt độ cả năm trên 20 oc, biên độ nhiệt năm tới trên 15 o c, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở Nam bán cầu. Mùa mưa ở Nam bán cầu trái trái ngược với mùa mưa ở Bắc bán cầu : mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu.

Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7 (Tập Một)

Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7 (Tập Một)

Nội dung chương trình Địa lí lớp 7 có nhiều khái niệm mới và khó đối với học sinh. Cuốn sách Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7 (Tập Một) được biên soạn giúp các em tiếp thu, vận dụng tốt kiến thức và kĩ năng Địa lí lớp 7.

Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7 (Tập Một) giúp học sinh được thuận lợi hơn trong việc học tập môn Địa lí ở nhà. Nội dung cuốn sách chú trọng liên hệ thực tiễn và rèn kĩ năng địa lí cho học sinh.

Nội dung quyển Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7 (Tập Một) gồm 2 phần:

1. Bài tập: gồm các câu luyện tập gắn với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cơ bản học sinh cần nắm được.

2. Đáp án: gồm đáp án một số câu hỏi mở rộng và khó trong bài.

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 10 Bài 28: Địa Lí Ngành Trồng Trọt

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt

Trang 108 sgk Địa Lí 10: Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới.

Trả lời:

Diện phân bố rất rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các loại cây lương thực.

– Lúa gạo: Phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

– Lúa mì: Ở vùng thào nguyên ôn đới và cận nhiệt.

– Ngô: Ở thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới.

Trang 111 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 28.5 (trang 111 – SGK), em hãy cho biết vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.

Trả lời:

– Mía: Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra-xin, Ân Độ, Trung Quốc, Cu-ba…

– Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì. U-crai-na, Ba Lan,…

– Cà phê: Cây trồng của miền nhiệt đới. Trổng nhiều ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a,…

– Chè: Cây trồng của miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ân Độ và Trung Quốc (mỗi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới), Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam,… Quê hương của cây chè là vùng Đông Nam Trung Quốc, Mi-an-ma và Việt Nam.

– Cao su: Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu (trang 112 – SGK), hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm. Nhận xét.

Gợi ý giải:

– Vẽ biểu đồ cột: Trục tung thể hiện sản lượng (triệu tấn), trục hoành thể hiện năm. Cần có bảng chú giải và tên biểu đồ.

– Nhận xét tăng sản lượng qua các năm, chú ý mốc thời gian 1950 đến 1970 và 2000, 2003.

Câu 2: Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp.

Lời giải:

– Mía

+ Đòi hỏi nhiệt độ cao, cần độ ẩm rất cao và phân hoá theo mùa.

+ Thích hợp với đất phù sa mới.

– Củ cải đường

+ Phù hợp với đất đen, đất phù sa; yêu cầu được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ.

+ Thường được trồng luân canh với lúa mì.

– Cây bông

+ Ưa nóng và ánh sáng, khi hậu ổn định.

+ Cần đất tốt và nhiều phân bón.

– Cây đậu tương; ưa ẩm. đất tơi xốp, thoát nước.

– Chè: thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

– Cà phê: ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất badan và đất đá vôi.

– Cao su

+ Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão.

+ Thích hợp nhất vói đất badan.

Câu 3: Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?

Lời giải:

– Rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng.

– Góp phần bảo vệ môi trường bền vững.