Top 4 # Giải Bài Tập Địa Lý 10 Sgk Bài 6 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 10 Bài 40: Địa Lí Ngành Thương Mại

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 40: Địa lí ngành thương mại

Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 40

là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chương IX: Địa lí dịch vụ

Bài 40: Địa lí ngành thương mại

Trang 154 sgk Địa Lí 10: Dựa vào sơ đồ (trang 154 – SGK), Trình bày các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá. Trả lời:

Hàng hóa: Vật mang ra trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Bất cứ những gì có thể và thu được tiền đều có giá trị hàng hóa, đều trở thành hàng hóa.

Dịch vụ: Trong thị trường, dịch vụ được hiểu là “vật” mang ra trao đổi trên thị trường (ví dụ: công vận chuyển hàng hóa, công chuyển tiền đến một địa chỉ nào đó,…).

Vật ngang giá: Để làm thước đo giá trị hàng hóa, giữa người bán và người mua phải chọn vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền tệ.

Trang 156 sgk Địa Lí 10: Quan sát hình 40 (trang 156 – SGK), em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới.

Trả lời:

Các nước ở châu Âu, chau Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới lớn, đặc biệt là các nước châu Âu (chiếm 45%). Trong khi đó, các nước ở Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Trung Đông,… chiếm tỉ trọng nhỏ trong buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới.

Có thể thấy trong buôn bán thế giới, các luồng hàng xuất nhập khẩu của các nước tư bản phát triển chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trị giá buôn bán của các nước Bắc Mĩ và châu Âu chiếm 63,3% giá trị buôn bán toàn thế giới.

Việc buôn bán giữa các nước tư bản phát triển với nhau chiếm tỉ trọng lớn. Ở châu Âu 73,8% (năm 2004) giá trị ngoại thương là thực hiện giữa các nước này với nhau. Ở Bắc Mĩ, tỉ lệ này là 56,0%, còn ở châu Á là 50,3%.

Trang 156 sgk Địa Lí 10: Dựa vào bảng 40.1 (trang 156 – SGK), em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu thế giới năm 2001. Trả lời:

Các nước nay chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.

Hầu hết các nước đều có cán cân xuất, nhập khẩu dương.

Bài 1 (trang 157 sgk Địa Lí 10): Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Lời giải:

a, Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

b, Vai trò

Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.

Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn” hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

Bài 2 (trang 157 sgk Địa Lí 10): Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới. Lời giải:

Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu.

Sự ra đời của WTO và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục.

Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới.

Bài 3 (trang 157 sgk Địa Lí 10): Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004

a, Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên.

b, Vẽ biểu đồ hình cột để thể hiện.

c, Rút ra nhận xét cần thiết.

Lời giải:

a, Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia:

Hoa Kì: 2789.6 USD người.

Trung Quốc: 657,2 USD/người.

Nhật Bản: 4439.6 USD/nguời.

b, Biểu đồ:

c, Rút ra nhận xét cần thiết.

Giá trị xuất khẩu theo bình quân đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp đến là Hoa Kì, sau đó là Trung Quốc.

Trung Quốc có tổng giá trị xuất khẩu cao nhất trong ba nước, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người thấp nhất.

Nhật Bản có tổng giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất (gấp 1,6 lần Hoa Kì, gấp 6,7 lần Trung Quốc).

Giải Bài Tập Địa Lý Lớp 10

Nội dung của sách Giải Bài Tập Địa Lý Lớp 10 (Tái Bản 2014) được Phạm Văn Đông biên soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong mỗi bài gồm có ba phần: – Hướng dẫn trả lời câu hỏi lý thuyết: Giúp các em làm rõ các câu hỏi lý thuyết ở phần bài học trong sách giáo khoa. – Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập: Giúp các em làm rõ các câu hỏi và bài tập ở phần cuối bài trong sách giáo khoa. – Bài tập trắc nghiệm: Được biên soạn theo hình thức bốn lựa chọn, trong đó có một phương án đúng nhất. Các câu hỏi này nhằm giúp các em tự đánh giá nhanh khả năng nắm kiến thức của mình sau mỗi bài học và phục vụ cho việc kiểm tra, thi cử.

Phần 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Chương 1. BẢN ĐỒ Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện cá đối tượng địa lí trên bản đồ Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống Bài 4. Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiêïn các đối tượng địa lí trên bản đồ

Chương 2. VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Chương 3. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình Trái Đất Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tt) Bài 10. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển  Mưa Bài 14. Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

Chương 4. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí Bài 21. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới Phần 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI Chương 5. ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số Bài 23. Cơ cấu dân số Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa Bài 25. Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư trên thế giới

Chương 6. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Bài 26. Cơ cấu nền kinh tế

Chương 7. ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP Bài 27. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt Bài 29. Địa lí ngành chăn nuôi Bài 30. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

Chương 8. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP Bài 31. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) Bài 33. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Bài 34. Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Chương 9. ĐỊA LÍ DỊCH VỤ Bài 35. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ Bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, và phân bố ngành giao thông vận tải Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma Bài 39. Địa lí ngành thông tin liên lạc Bài 40. Địa lí ngành thương mại

Chương 10. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 8 Bài 6 Chi Tiết

Giải bài tập SGK Địa 8 bài 6: Thực hành

1. Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á

1.1. Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 6 trang 19

Đọc hình 6.1, nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng theo mẫu sau:

Trả lời:

– Mật độ dân số trung bình: Dưới 1 người/km2

+ Nơi phân bố: Bắc LB Nga, Tây Trung Quốc, Ả rập Xê út, I – Rắc, I – Ran, Ô-man, Ap-ga-nis-tan, Pa-kis-tan và một số nước Trung Á.

+ Ghi chú: Khí hâu khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn, địa hình núi cao hiểm trở, hoang mạc, đầm lầy, sông ngòi kém phát triển.

– Mật độ dân số trung bình: 1-50 người/km2

+ Nơi phân bố: Phía Nam LB Nga, Môn Cổ, Băng la đét, một số nước Đông Nam Á, Đông Nam Thổ Nhĩ Kì, I-ran, Y-ê-men.

+ Ghi chú: Khí hậu ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô, nhiều đồi núi cao nguyên, mạng lưới sông ngòi thưa thớt.

– Mật độ dân số trung bình: 51 – 100 người/km2

+ Nơi phân bố: Ven Địa Trung Hải, cao nguyên Đê-can, một số khu vực của In-đô-nê-xi-a, ven đồng bằng duyên hải phía đông Trung Quốc.

+ Ghi chú: Khu vực có mưa, đồi núi thấp, ven các sông lớn.

– Mật độ dân số trung bình: Trên 100 người/km2

+ Nơi phân bố: Nhật Bản, ven biển phía đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, Đồng bằng Ấn Hằng, Xri-lan-ca, ven biển In-đô-nê-si-a và Philippin.

+ Ghi chú: Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới gió mùa, đồng bằng hạ lưu các sông lớn và đồng bằng ven biển, đất đai màu mỡ, tập trung nhiều sông lớn, được khai thác từ lâu đời, đô thị tập trung dày đặc.

Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 6 trang 19

Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, giải thích.

Dân cư có xu hướng tập trung ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Những nơi thiên nhiên càng khắc nghiệt thì càng thưa con người sinh sống.

1.2. Câu hỏi Địa Lí 8 Bài 6 trang 20

Làm việc với hình 6.1 và số liệu bảng 6.1:

– Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ).

– Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.

– Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào, vì sao lại có sự phân bố đó?

T – Tôkiô (Nhật Bản).

B – Bắc Kinh (Trung Quốc)

T – Thượng Hải (Trung Quốc)

X – Xê un (Hàn Quốc).

M – Manila (Philippin)

G – Gia – các – ta (Inđônêsia)

H – Hồ Chí Minh (Việt Nam)

B – Băng Cốc (Thái Lan)

Đ – Đắc ca (Băng la đét)

C – Côn ca ta (Ấn Độ)

M – Mum bai (Ấn Độ)

N – Niu Đêli ( Ấn Độ)

C – Ca ri si (Pakistan).

T – Tê hê ra (I – ran)

B – Bát đa (I rắc).

– Các thành phố lớn chủ yếu tập trung ở các đồng bằng châu thổ và ven biển, bởi đây là những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.

………………………………………………………………………….

Giải Bài Tập Sgk Vật Lý 6 Bài 10: Lực Kế

1. Giải bài C1 trang 34 SGK Vật lý 6

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:

Lực kế(1)… một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một cái (2) ….

Kim chỉ thi chạy trên một (3)……

Phương pháp giải

Để điền từ thích hợp trong khung để vào chỗ trông ta cần nắm rõ cấu tạo của lực kế.

Hướng dẫn giải

Lực kế lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị.

Kim chỉ thị chạy trên một bảng chia độ.

Vây, từ cần điền vào chỗ trống là:

(1) lò xo

(2) kim chỉ thị

(3) bảng chia độ

2. Giải bài C2 trang 34 SGK Vật lý 6

Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.

Phương pháp giải

Để tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ta cần nắm:

– Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Hướng dẫn giải

Học sinh nghiên cứu lực kế mà nhóm có trên lớp để trả lời.

GHĐ của lực kế là giá trị lực lớn nhất ghi trên lực kế.

ĐCNN của lực kế là khoảng đo giữa 2 vạch chia liên tiếp trên lực kế.

Ví dụ: GHĐ của lực kế là 5N, ĐCNN của lực kế là 0,1 N.

3. Giải bài C3 trang 34 SGK Vật lý 6

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng (1)….. Cho (2)…… tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo (3)…..của lực cần đo.

Phương pháp giải

Để điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống ta cần nắm rõ cách đo vật bằng lực kế.

Hướng dẫn giải

Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

Vậy, từ cần điền vào chỗ trống là:

(1) vạch 0;

(2) lực cần đo;

(3) phương.

4. Giải bài C4 trang 34 SGK Vật lý 6

Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa vật lí 6. So sánh kết quả với các bạn trong nhóm.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta biết cách để móc quyển sách vào lực kế.

Hướng dẫn giải

Học sinh thực hành trên lớp và so sánh kết quả với các bạn.

Dùng lực kết đo trọng lượng quyển sách giáo khoa Vật lí 6 khoảng 14,5N.

5. Giải bài C5 trang 34 SGK Vật lý 6

Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như thế?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Khi đo, cần phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng.

Giải thích: vì lực cần đo là trọng lượng có phương thẳng đứng.

6. Giải bài C6 trang 34 SGK Vật lý 6

Hãy tìm nhưng con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:

a) Một quả nặng có khối lượng 100g thì có trọng lượng (1) …N.

b) Một quả cân có khối lượng (2) thì có trong lượng 2N.

c) Một túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng (3)….

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.

Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.

Hướng dẫn giải

Một quả nặng có khối lượng 100 g thì có trọng lượng 1N.

Một quả cân có khối lượng 200 g thì có trong lượng 2N.

Một túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng 10N.

Vậy, những số cần điền vào chỗ trống là:

(1) – 1;

(2) – 200g;

(3) – 10N.

Hãy giải thích vì sao trên các cân bỏ tủi bán ở ngoài phố ngưới ta không chia độ theo đơn vị Niuton mà lại chia độ theo đơn vị kilogram? Thực tế các cân bỏ túi là dụng cụ gì?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

– Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật : P = 10.m

trong đó: P là trọng lượng (đơn vị niutơn), m là khối lượng của (đơn vị kilôgam).

Hướng dẫn giải

Người ta chia độ theo kilôgam mà không chia độ theo Niutơn vì trong cuộc sống người ta cần biết khối lượng của vật, nếu cần biết trọng lượng vật người ta dùng hệ thức P = 10m đế xác định trọng lượng vật.

Thực chất “cân bỏ túi” chính là một lực kế lò xo.

Về nhà, hãy làm thử một lực kế, phải nhớ chia độ cho lực kế đó.

Phương pháp giải

Để thử một lực kế ta cần nắm nắm rõ cấu tạo và cơ chế hoạt động của lực kế.

Hướng dẫn giải

Dựa trên kiến thức đã học, học sinh tự tìm hiểu làm ở nhà.

9. Giải bài C9 trang 35 SGK Vật lý 6

Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niuton.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

– Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật : P = 10m

Trong đó : P là trọng lượng (đơn vị niutơn), m là khối lượng (đơn vị kilôgam).

Hướng dẫn giải

Xe tải có khối lượng là: m = 3,2 tấn = 3 200 (kg)

⇒ Trọng lượng của xe tải là: P = 10.m = 10.3200 = 32 000 (N).

Vậy, trọng lượng của xe tải là P = 32 000 (N).