Giải bài tập Vật lý 8 bài 23: Đối lưu Bức xạ nhiệt thuộc phần: Chương 2: Nhiệt học
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Chú ý: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu.
2. Bức xạ nhiệt
– Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
– Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Ví dụ:
– Khả năng hấp thụ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật ấy. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều.
III. Thí Nghiệm
– Thí nghiệm hiện tượng đối lưu: Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đấy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn còn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím h.23.2 sau:
⇒ Nhận xét: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
– Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình như sau:
IV. Câu hỏi vận dụng
⇒ Kết luận: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
⇒ kết luận: – Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả trong chân không.
– Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. Ngược lại, vật có bề mặt càng nhẵn và màu càng sáng thì hấp thụ tia nhiệt càng ít.
V. Giải bài tập
Bài 23.1 (trang 62 Sách bài tập Vật Lí 8) Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất chất rắn Chọn C Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Bài 23.3 (trang 62 Sách bài tập Vật Lí 8) Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn. Vì đốt ở đáy ống thì nước nước ở đáy nóng hơn ở phía trên và nhẹ hơn phân tử nước lạnh (khi nóng thì giãn ra, thể tích tăng dẫn đến trọng lượng riêng giảm) sẽ tạo nên dòng đối lưu, dẫn đến các phân tử nước nóng ở đáy ống sẽ chuyển động thành dòng đi lên phía trên còn các phân tử nước lạnh nặng hơn nên sẽ chìm xuống đáy theo dòng, cứ như vậy thì nhiệt độ của tất cả nước trong ống sẽ tăng nhanh gần như cùng lúc, làm cho nước nhanh sôi hơn.
Bài 23.4 (trang 62 Sách bài tập Vật Lí 8) Hãy mô tả và giải thích hoạt động của đèn kéo quân. Khi đèn kéo quân được thắp lên, bên trong đèn xuất hiện các dòng đối lưu của không khí. Nhưng dòng đối lưu này làm quay tán của đèn kéo quân.
Bài 23.5 (trang 62 Sách bài tập Vật Lí 8) Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên; tắt đèn cồn đi thì miếng đồng nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên, khi miếng đồng nguội đi có được thực hiện bằng cùng một cách không?Lời giải: Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt. Do vậy khi miếng đồng nóng lên và khi miếng đồng nguội đi không được thực hiện bằng cùng một cách.
Bài 23.6 (trang 62 Sách bài tập Vật Lí 8) Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cũng một bếp thì nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn. Đun sôi nước xong, tắt bếp đi thì nước trong ấm nhôm cũng muội nhanh hơn. Có phải vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn không? Tại sao? Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất nên nhiệt từ nước trong ấm nhôm truyền ra ấm nhanh hơn. Nhiệt từ các ấm truyền ra không khí đều bằng bức xạ nhiệt.
Bài 23.7 (trang 62 Sách bài tập Vật Lí 8) Cắt một hình chữ nhật nhỏ bằng giấy mỏng. Gấp đôi theo chiều dọc, rồi theo chiều ngang để xác định tâm của miếng giấy. Mở miếng giấy ra, đặt lên một chiếc kim thẳng đứng sao cho mũi kim đỡ đúng vào tâm miếng giấy. Tất cả đặt ở một nơi không có gió. Nhè nhẹ đưa tay gần miếng giấy (H.23.1). Thử tiên đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra? Làm thí nghiệm kiểm tra và giải thích.
Bài 23.8 (trang 63 Sách bài tập Vật Lí 8) Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng?A. Mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt. B. Chỉ có những vật bề mặt xù xì và màu sẫm mới có thể phát ra tia nhiệt. C. Chỉ có những vật bề mặt bóng và màu sáng mới có thể phát ra tia nhiệt. D. Chỉ có Mặt Trời mới có thể phát ra tia nhiệt. Chọn A Vì bức xạ nhiệt được tạo ra bởi chuyển động nhiệt của các hạt điện tích trong vật chất. Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt nên mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt.
Xem Video bài học trên YouTubeLà một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất