Top 7 # Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 6 Sbt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 6 Bài 7: Ôn Tập

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 7: Ôn tập

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 6

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 7

tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ khác với Người tinh khôn ở những điểm như:

A. Cơ thể Người tối cổ còn mọc nhiều lông, dáng đi thẳng, cằm nhô về phía trước, trán bợt ra sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.

B. Ở Người tối cổ, trên cơ thể còn mọc nhiều lông, dáng đi hơi còng, cằm nhô về phía trước, trán bợt về phía sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.

C. Cơ thể Người tối cổ còn nhiều lông, dáng đi lom khom, mặt phẳng, trán bợt ra sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.

D. Cơ thể Người tối cổ còn nhiều lông, dáng đi lom khom, cằm nhô về phía trước, trán bợt ra sau, thể tích sọ não gần bằng Người tinh khôn.

2. Đời sống vật chất của Người tối cổ khác so Người tinh khôn là :

A. Người tối cổ đã biết làm ra lửa nhưng chưa biết ghè đẽo đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải

B. Người tối cổ đã biết làm ra lửa, ghè đẽo đá để làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải.

C. Người tối cổ đã biết làm ra lửa, biết ghè đẽo và mài đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải.

D. Người tối cổ mới biết dùng lửa, ghè đẽo đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, biết dệt vải và làm đồ gốm.

3. Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại là :

A. nông nghiệp trồng lúa ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp ở phương Tây.

B. nông nghiệp trồng lúa kết hợp chăn nuôi ở phương Đông và thủ công nghiệp kết hợp thương nghiệp ở phương Tây.

C. nông nghiệp tưới tiêu kết hợp chăn nuôi ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp kết hợp nông nghiệp ở phương Tây.

D. nông nghiệp ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp ở phương Tây.

4. Bộ phận dân cư đông đảo nhất và có vai trò lớn nhất trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại là :

A. nông dân công xã ở phương Đông, nô lệ và bình dân ở phương Tây.

B. nông dân công xã và thợ thủ công ở phương Đông, thợ thủ công và thương nhân ở phương Tây.

C. nông dân công xã ở phương Đông và nô lệ ở phương Tây.

D. nông dân công xã và thợ thủ công ở phương Đông, thợ thủ công, thương nhân và bình dân ở phương Tây.

5. Thể chế chính trị điển hình ở các quốc gia cổ đại là

A. quân chủ chuyên chế cổ đại ở phương Đông và dân chủ cộng hoà ở phương Tây

B. quân chủ chuyên chế ở phương Đông và dân chủ chủ nô ở phương Tây.

C. chuyên chế tập quyền ở phương Đông và cộng hoà ở phương Tây.

D. chuyên chế ở phương Đông và đế chế ở phương Tây.

Trả lời

Bài tập 2 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô □ trước các câu sau.

□ 1. Người tinh khôn được hình thành từ Người tối cổ.

□ 2. Gọi là Người tinh khôn vì họ đã rất khôn ngoan như người ngày nay.

□ 3. Xã hội nguyên thuỷ dần tan rã khi Người tinh khôn xuất hiện.

□ 4. Nguyên nhân chủ yếu làm xã hội nguyên thuỷ tan rã là sự xuất hiện công cụ bằng kim loại dẫn tới xuất hiện của dư thừa trong xã hội.

□ 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sổng lớn, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

□ 6. Điều kiện tự nhiên ở khu vực Địa Trung Hải chỉ thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả và buôn bán đường biển.

□ 7. Giai cấp thống trị ở phương Đông là tầng lớp quý tộc, còn phương Tây là chủ nô

□ 8. Xã hội cổ đại phương Tây gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.

Trả lời

Đ: 1, 3, 5, 6, 7, 8; S: 2, 4

Bài tập 3 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy điền các từ ngữ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

A. Xã hội nguyên thuỷ tan rã, nhường chỗ cho xã hội……………. xuất hiện.

B. Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện trên lưu vực các dòng sông lớn ở

C. Các nhà nước cổ đại ở phương Đông xuất hiện…………………………… hơn so với ở phương Tây.

D. Nền tảng kinh tế chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông là……………………….. còn ở phương Tây là…………………………………….

E. Tầng lớp cư dân đông đảo nhất và có vai trò lớn nhất trong sản xuất ở phương Đông là …………………còn ở phương Tây là…………………………………………….

G. Thể chế nhà nước ở phương Đông gọi là……………………………….. còn ở phương Tây là……………

Trả lời

A. có giai cấp.

b. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.

C. sớm hơn.

D. nông nghiệp tưới tiêu….. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

E. nông dân công xã… nô lệ.

G. chuyên chế cổ đại… dân chủ chủ nô.

Bài tập 4 trang 21 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy hoàn thành các bảng sau.

1. Những điểm khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn

2. Những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

Trả lời 1. Những điểm khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn

Cấu tạo cơ thể

Cơ thể còn nhiều lông, dáng đi hơi còng, cằm nhô về phía trước, trán bợt về phía sau, thể tích sọ não từ 850 đến 1100cm 3.

Dáng đi thẳng, nét mặt cân đối, thể tích sọ não đạt 1450cm 3. Nói chung, cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay.

2. Những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

Giải Lịch Sử 6 Bài 7: Ôn Tập

Giải Lịch Sử 6 Bài 7: Ôn tập

1. (trang 21 sgk Lịch Sử 6): – Những dấu vết của Người tối cổ (Người vượn) được phát hiện ở đâu?

Trả lời:

Dấu vết của Người tối cổ được phát hiện ở 3 địa điểm: Đông Phi, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), gần Bắc Kinh (Trung Quốc) vào khoảng thời gian từ 3-4 triệu năm trước đây.

2. (trang 21 sgk Lịch Sử 6): – Những điểm khác nhau giữa Người tinh không và Người tối cổ thời nguyên thủy:

– Về con người – Về công cụ sản xuất – Về tổ chức xã hội Trả lời:

3. (trang 21 sgk Lịch Sử 6): – Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?

Trả lời:

– Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

– Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma.

4. (trang 21 sgk Lịch Sử 6): – Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại.

Trả lời:

– Các tầng lớp chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông là: vua-quý tộc, ông dân công xã và nô lệ.

– Các tầng lớp chính ở các quốc gia cổ đại phương Tây là: chủ nô và nô lệ.

5. (trang 21 sgk Lịch Sử 6): – Các loại nhà nước thời cổ đại.

Trả lời:

– Ở phương Đông: nhà nước chuyên chế quân chủ do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành cao nhất trong mọi công việc.

– Ở phương Tây: người dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định, được gọi là nhà nước dân chủ chủ nô.

6. (trang 21 sgk Lịch Sử 6): – Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại:

– Về chữ số, chữ viết – Về các khoa học – Về các công trình nghệ thuật Trả lời:

7. (trang 21 sgk Lịch Sử 6): – Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại.

Trả lời:

– Những di sản văn hóa cổ đại phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.

– Văn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục. Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và đặt nền móng cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng Kết

Hãy so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây?

Phương pháp giải

– Phương Đông: nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn, xã hội tồn tại hai giai cấp địa chủ và nông dân → Chế độ quân chủ chuyên chế.

– Phương Tây: nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa, công thương nghiệp phát triển, xã hội tồn tại hai giai cấp lãnh chúa và nông nô → Chế độ quân chủ

Hướng dẫn giải

Phương Đông:

– Thời gian: Thế kỉ III TCN – thế kỉ XIX

– Kinh tế:

+ Nông nghiệp

+ Đóng kín trong các công xã nông thôn

– Xã hội: Hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân

– Tổ chức nhà nước: Chế độ quân chủ chuyên chế quyền hành tập trung trong tay vua

Phương Tây:

– Thời gian: Thế kỉ V- thế kỉ XV, XVI

– Kinh tế:

+ Nông nghiệp

+ Đóng kín trong các lãnh địa

+ Công thương nghiệp ngày càng phát triển

– Xã hội: Hai giai cấp cơ bảnlà lãnh chúa và nông nô

– Tổ chức nhà nước: Chế độ quân chủ, nhưng quyền lực của nhà Vua bị hạn chế, chỉ từ thế kỷ XVI trở đi thì đi thì quyền lực mới tập trung vào tay vua.

Hãy ghép tên một số nhân vật lịch sử cho phù hợp với cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX

Tên các nhân vật lịch sử:

1. Ngô Quyền

2. Đinh Bộ Lĩnh

3. Lê Hoàn

4. Lý Thường Kiệt

5. Trần Thái Tông

6. Trần Hưng Đạo

7. Lê Lợi

8. Quang Trung

9. Gia Long

Cuộc kháng chiến:

a) Kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ.

b) Kháng chiến chống quân xâm lược Minh.

c) Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai.

d) Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.

e) Kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên.

g) Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất.

h) Kháng chiến

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về các cuộc kháng chiến lịch sử đã được học để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.

Hướng dẫn giải

1 – d 3 – g 4 – c

5 – a 6 – e 7 – b 8 – b.

Hãy điền thời gian cho phù hợp với nội dung các sự kiện trong dấu …?

1….Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa.

2….Đinh Bộ Lĩnh dẹp “Loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước, lên ngôi vua.

3….Cuộc kháng chiến’chống quàn xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi.

4….Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý được thành lập.

5….Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long.

6….Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

7….Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên đê tuyển chọn quan lại.

8….Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai thắng lợi.

9….Nhà Trần được thành lập.

10….Kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ thắng lợi.

11….Kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên thắng lợi.

12….Kháng chiến lần thứ ba chống quán xâm lược Nguyên thắng lợi.

13….Nhà Hồ được thành lập.

14….Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

15….Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

16….Lê Lợi lên ngôi vua.

17….Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ.

18….Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

19….Nhà Nguyễn được thành lập.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức về các cuộc kháng chiến lịch sử đã được học để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ:

Năm 939: Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa.

Năm 968: Đinh Bộ Lĩnh dẹp “Loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước, lên ngôi vua.

Hướng dẫn giải

1. Năm 939: Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa.

2. Năm 968: Đinh Bộ Lĩnh dẹp “Loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước, lên ngôi vua.

3. Năm 981: Cuộc kháng chiến’chống quàn xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi.

4. Năm 1009: Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý được thành lập.

5. Năm 1010: Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long.

6. Năm 1054: Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

7. Năm 1075: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên đê tuyển chọn quan lại.

8. Năm 1077: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai thắng lợi.

9. Năm 1226: Nhà Trần được thành lập.

10. Năm 1258: Kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ thắng lợi.

11. Năm 1285: Kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên thắng lợi.

12. Năm 1287 – 1288: Kháng chiến lần thứ ba chống quán xâm lược Nguyên thắng lợi.

13 Năm 1400: Nhà Hồ được thành lập.

14. Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

15. Năm 1427: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắn2.

16. Năm 1428: Lê Lợi lên ngôi vua.

17. Năm 1771: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ.

18. Năm 1789: Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

19. Năm 1802: Nhà Nguyễn được thành lập.

Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội nước ta thời phong kiến.

Phương pháp giải

– Về kinh tế: chủ yếu phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng phát triển, xuất hiện các làng nghề, mở rộng giao lưu với các nước.

– Về xã hội: hai giai cấp địa chủ và nông dân → mâu thuẫn → chiến tranh.

Hướng dẫn giải

Về kinh tế:

– Nông nghiệp:

+ Là ngành kinh tế chủ yếu.

+ Ngày càng phát triển nhờ sự quan tâm của nhà nước và sự nỗ lực của nhân dân

– Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp nhân dân ngày càng phát triển.

+ Nhiều làng nghề xuất hiện…

+ Sản phẩm phong phú…

– Thương nghiệp:

+ Ngày càng phát triển.

+ Có sự giao lưu buôn bán với nước ngoài.

+ Xuất hiện nhiều đô thị…

Về xã hội:

– Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản:

+ Địa chủ phong kiến.

+ Nông dân.

– Các cuộc khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào cuối mỗi triều đại phong kiến.

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 6 Bài 6: Văn Hóa Cổ Đại

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 6

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 6

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 6: Văn hóa cổ đại tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1 trang 15 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Theo lịch của người phương Đông, một năm có

A. 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 30 đến 31 ngày.

B. 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30.ngày.

C. 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 28 đến 30 ngày.

D. 12 tháng và một tháng nhuận, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày.

2. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông là

A. chữ tượng ý. B. chữ tượng hình.

C. chữ giáp cốt. D. chữ hình nêm (hình góc, hình đinh)

3. Chữ số 0, một phát minh có vai trò vô cùng quan trọng trong thực tế là thành tựu của

A. người Trung Quốc. B. người Ai Cập, Lưỡng Hà.

C. người Ấn Độ. D. người Trung Quốc và Ai Cập

4. Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo

A. sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

B. sự di chuyển của Mặt Trărig xung quanh Trái Đất.

C. sự di chuyển của Trái Đất và Mặt Trăng xung quanh Mặt Trời.

D. sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Mặt Trời.

5. Người Rô-ma đã tính được một năm có

A. 366 ngày. B. 365 ngày và 1/2 ngày,

C. 365 ngày và 1/4 ngày. D. 364 ngày.

6. Ban đầu, hệ thống chữ cái của người Rô-ma có

A. 26 chữ cái. B. 22 chữ cái

C. 20 chữ cái. D. 25 chữ cái.

7. I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của

A. Rô-ma. B. Lưỡng Hà.

c. Trung Quốc. D. Hi Lạp

8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Ai Cập cổ đại là

A. Kim tự tháp Kê-ốp. B. Vạn lí trường thành,

C. thành Ba-bi-lon. D. tất cả các công trình trên.

9. Di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay là

A. đấu trường Cô-li-dê. B. tượng thần Vệ nữ.

c. đền Pác-tê-nông. D. tất cả các di tích trên.

Trả lời

Bài tập 2 trang 16 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô □ trước các câu trả lời sau.

□ 1. Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời ở phương Đông gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

□ 2. Lịch của người phương Đông gọi là nông lịch.

□ 3. Người phương Đông cổ đại cho rằng một năm có 366 ngày.

□ 4. Chữ viết xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ.

□ 5. Chữ viết đầu tiên của người Trung Quốc là chữ giáp cốt (chữ khắc trên mai rùa, xương thú).

□ 6. Chữ tượng hình là chữ của người Ai Cập, viết trên giấy Pa-pi-rút.

□ 7. Nguyên liệu được dùng để viết của người Lưỡng Hà là những tấm đất sét đã làm khô.

Trả lời

Đ: 1, 2, 5, 6, 7

S: 3, 4.

Bài tập 3 trang 17 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

1. Hãy nối các công trình kiến trúc, điêu khắc cổ đại ở cột B với tên quốc gia ở cột A cho phù hợp.

2. Hãy nối tên các nhà khoa học với các lĩnh vực khoa học cho phù hợp.

Trả lời

1. a-2; b-4; c-1; d-3

2. a-1, 2,3

b-4

c-5;6

d-7,8,10

e-9

g-11, 12

Bài tập 4 trang 17 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy điền các từ ngữ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

1. Người Ai Cập cổ đại đã tính được số Pi bằng………………………..

2. Những công trình kiến trúc nổi tiếng của các quốc gia cổ đại phương Đông là……

3. Lịch của người Hi Lạp và Rô-ma cổ đại là……………………

4. Hệ thống chữ cái a, b, c lúc đầu có ………………. sau có thêm …….. chữ cái mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.

5. Những di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại là…….

Trả lời

1. 3,16;

2. Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lí trường thành ở Trung Quốc,…;

3. Dương lịch;

4. 20… 6…;

5. đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng thần Vệ nữ, tượng lực sĩ ném đĩa,….

Bài tập 5 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Cư dân phương Đông cổ đại đã có đóng góp gì cho kho tàng văn hoá thế giới ?

Trả lời

HS nêu những đóng góp vể thiên văn, nông lịch, chữ viết, toán học, kiến trúc.

Ai Cập: Xây dựng các Kim tự tháp, tượng Nhân sư, các đền đài, lăng tẩm, các pho tượng (tượng quan ghi chép, các vị thần..) ,đồ gốm, trang sức…, chữ tượng hình, các thành tựu toán học – thiên văn (tính số pi = 3,5; hệ đếm số…,làm lịch viết trong các pa-py-rút…)

Lưỡng Hà: Xây dựng thành Ba-bi-lon, vườn treo Ba-bi-lon, các thành tựu toán học – thiên văn (pi = 3,125; bảng nhân, hệ đếm số, giải phương trình, lượng giác…)

Trung Quốc: Xây dựng các cung điện, đền đài, lăng tẩm, đồ gốm, lụa, trang sức,…làm lịch, chữ tượng hình, thành tựu toán,…

Ấn Độ: Hình thành các tôn giáo lớn (Đạo Phật, Đạo Hin-đu, Đạo Bà La Môn …). Xây dựng các cột trụ bằng đồng cao lớn ghi những văn tự cổ, các đền chùa,….các thành tựu toán đặc biệt là việc phát hiện chữ số 0.

Bài tập 6 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Nêu những thành tựu nổi bật và đặc trưng của nền văn hoá cổ đại Hi Lạp, Rô-ma.

Trả lời

Thành tựu nổi bật (nêu những đóng góp cụ thể trên các lĩnh vực).

Đặc trưng: đạt tới trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học; xuất hiện các nhà khoa học nổi danh; đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này…