Top 8 # Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Chương Iv Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Lịch Sử 7 Bài 21: Ôn Tập Chương Iv

Tóm tắt lý thuyết

Triều Ngô có công đặt nền móng xây dựng chính quyền

Triều Đinh có công thống nhất đất nước.

Tiền Lê: Lê Hòan kháng chiến chống Tống thắng lợi.

Triều Lý: Lý Thường Kiệt kháng chiến chống Tống thắng lợi năm 1075-1077

Triều Trần: 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi.

Triều Lê sơ: kháng chiến chống quân Minh thắng lợi

Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương

Đã hoàn chỉnh , nhưng còn đơn giản

Thời lê Thánh Tông đã hòan chỉnh và chặt chẽ hơn.

Nhận xét: Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển; vua trực tiếp chỉ huy quân đội; tăng cường hệ thống thanh tra giám sát

Hệ thống các đơn vị hành chánh

-Thời Lý cả nước chia thành 24 lộ phủ, dưới là huyện , hương, xã.

– Thời Trần cảnước chia thành 12 lộ, dưới là phủ, châu huyện, xã

-Lê Thánh Tông chia làm 13 đạo thừa tuyên; mỗi đạo do 3 ty phụ trách là Đô ty- Hiến ty-Thừa ty.

-Dưới là phủ, châu, huyện

Cách đào tạo tuyển chọn quan lại

Xuất thân từ đẳng cấp quý tộc .

Phải có học mới được tuyển dụng để làm quan .

Đặc điểm nhà nước

Nhà nước quân chủ quý tộc .

Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế

Giống nhau: đều có giai cấp thống trị và bị trị,đều có tầng lớp quý tộc, địa chủ, nông dân và nô tì.

Khác nhau: Thời Lý Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông nắm mọi quyền hành; tầng lớp nông nô và nô tì chiếm số đông.Thời Lê sơ: tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển; tầng lớp nô tì giảm và xóa bỏ.

Thời Lý: năm 1042 ban hành bộ Hình Thư.

Thời Trần:bộ Quốc triều hình luật.

Thời Lê sơ: vua Lê Thánh Tông ban hành bộ Luật Hồng Đức.

Giống nhau:bảo vệ quyền lợi của nhà vua, triều đình, giai cấp thống trị, khuyến khích sản xuất phát triển, bảo vệ quyền tư hữu tài sản, cấm giết trâu bò.

Khác nhau:Bộ luật Hồng Đức đầy đủ, hoàn chỉnh hơn, và có điểm tiến bộ là bảo vệ quyền lơi cho nhân dân và phụ nữ.

Khác nhau:

Thời Lý – Trần: Phật giáo phát triển và chiếm địa vị độc tôn ;

Thời Lê sơ: Phật giáo bị hạn chế ; Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt

Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn.

Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

Tụng giá hòan kinh sư của Trần Quang Khải

Quân Trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cáo; Phú núi Chí Linh của Nguyễn Trãi.

Hồng Đức Quốc Âm thi tập,Quỳnh Uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh của Lê Thánh Tông

Kiến trúc và điêu khắc :

Kiến trúc phát triển:Tháp Báo Thiên, Chùa Một Cột

Điêu khắc:

Tượng Phật Adiđà

Tượng Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc , uyển chuyển như một ngọn lửa .

Kiên trúc có Cung Thái Thượng Hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bỉnh Sơn, Thành Tây Đô (Thành Nhà Hồ).

Điêu khắc tượng hổ, sư tử, trâu, tượng rồng

Kiến trúc: cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện.

Khoa học khác

Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo

Thiên văn có Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán

Y học với Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam.

Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có Hồ Nguyên Trừng

Địa lý: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ…

Y học: Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên

Tóan học: Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu

Nông nghiệp

Phép quân điền

Cơ quan chuyên trách như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ

Cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy

Thủ công nghiệp

Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp.

Xưởng thủ công nhà nước Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời. Thăng Long có 36 phường thủ công .

Các làng thủ công chuyên nghiệp, và phường thủ công chuyên nghiệp ra đời như đồ gốm Bát Tràng; đúc đồng ở Đại Bái; rèn sắt ở Văn Chàng; dệt vải lụa ở Nghi Tàm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.

Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng .

Thương nghiệp

Đẩy mạnh ngoại thương

Thăng Long là trung tâm buôn bán

Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngòai ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang

Giải Lịch Sử 7 Bài 21: Ôn Tập Chương Iv

Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

Trả lời:

Triều đình:

Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.

Giúp vua có các quan đại thần.

Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn.

Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã.

Các đơn vị hành chính:

Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.

Chia nước làm 13 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã.

Cách đào tạo, tuyển dụng nhân tài:

Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng.

Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại.

Trả lời:

Nhà nước thời Lý – Trần:

Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng không sát bằng thời Lê

Nhà nước quân chủ quý tộc

Nhà nước thời Lê Sơ:

Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân đội.

Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

Trả lời:

Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan lại đại thần.

Cám giết mổ trâu, bò.

Bảo vệ quyền lợi tư hữu.

Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ.

Hạn chế phát triển nô tì.

Pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức.

Trả lời:

Giống nhau:

Nông nghiệp:

Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng trồng trọt

Chăm lo đắp đê phòng lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào đồng ruộng.

Cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Thủ công nghiệp: Phát triển nghề thủ công cổ truyền.

Thương nghiệp: Mở chợ, mở cửa biển buôn bán với người nước ngoài.

Khác nhau

Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê Sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?

Trả lời:

a. Giống nhau:

Vua, vương hầu, quý tộc, quan lại địa chủ

Nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì

b. Khác nhau:

Trả lời:

Khác với thời Lý – Trần:

GD thời Lê Sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển GD như: tổ chức thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần).

Thời Lý- Trần muốn được bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.

Thời Lê Sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.

Thời Lý- trần, đạo phật rất được trọng dụng.

Thời Lê Sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng

Tình hình giáo dục, văn hóa, khoa học thời Lê Sơ cũng đạt được những thành tựu mới.

Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 7 Bài 21: Ôn Tập Chương Iv

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 bài 21

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 21: Ôn tập chương 4 được VnDoc sưu tầm, đăng tải. Lời giải bài tập Lịch sử 7 này sẽ là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông: Tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý – Trần và thời Lê Thánh Tông.

– Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý – Trần.

– Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại: Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học…). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

2. Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần?

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:

– Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý – Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

– Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý – Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

3. Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý – Trần

Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý – Trần:

– Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

– Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

4. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần?

Những điểm giống và khác nhau về tình hình kinh tế thời Lê sơ và thời Lý – Trần:

Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) thời Lý, Trần, Lê sơ để so sánh, rút ra nhận xét ở các thời kì này kinh tế đều phát triển, có nhiều thành tựu. Còn điểm khác nhau là thời Lê sơ nền kinh tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ hơn.

5. Xã hội thời Lý -Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau và giống nhau?

– Giống nhau: Dựa vào nội dung bài 20, SGK (tr. 98) để nắm được ở các thời kì này xã hội đều có hai giai cấp chính: Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. 

– Khác nhau: Thời Lý – Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

6. Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm gì khác với thời Lý -Trần

Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý -Trần: Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý – Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ở hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lê sơ so với thời Lý – Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý – Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII)

Lịch Sử 7 Bài 17: Ôn Tập Chương Ii Và Chương Iii

Bài học này giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học ở chương 2 và chương 3. Tình hình nước ta ở thời Lý và thời Trần từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV.

Hãy đăng ký kênh Youtube HOC247 TV để theo dõi Video mới

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1099-1407

1.2. Điền vào bảng thống kê: các cuộc kháng chiến: triều đại, thời gian, tên cuộc kháng chiến

1.3. Đường lối chống giặc

Tiến công trước để tự vệ

Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, không cho chúng tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công, tiêu hao lực lượng địch, buộc chúng chấp nhận hàng và rút quân.

Cách đánh giặc đúng: khi giặc mạnh, khôn khéo rút lui để bảo toàn lực lượng; huy động toàn dân đánh giặc; thời cơ đến quyết chiến giành thắng lợi cuối cùng; buộc địch từ thế chủ động sang bị động “Lấy ít đánh nhiểu, lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”

1.4. Gương yêu nước tiêu biểu

1.5. Tinh thần đoàn kết

Sự đoàn kết giữa quân triều đình và các dân tộc ít người.

Nhân dân theo lệnh triều đình “vườn không nhà trống”, phối hợp với quân triều đình chống giặc.

1.6. Nguyên nhân thắng lợi

Sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt, của Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo ) với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

1.7. Ý nghĩa lịch sử

Độc lập được giữ vững, đem lại cho nhân dân lòng tự hào, lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.Nhà Tống không xâm lược ta nữa.

Bảo vệ độc lập tòan vẹn lãnh thổ. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.

Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt nam.

Để lại bài học kinh nghiệm quý giá đó là xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan

1.8. Câu nói bất hủ

Trần Thủ Độ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo): “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì xin chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.

Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chớ không thèm làm vương đất Bắc”

Trần Quốc Toản: “Phá cường địch báo hòang ân”

1.9. Những thành tựu kinh tế nổi bật thời Lý – Trần

Nông nghiệp phát triển:

Ruộng đất công làng xã thuộc quyền sở hữu nhà vua, dân làng chia nhau cày cấy, nộp thuế và đi lính lao dịch cho vua.

Vua làm lễTịch Điền

Khuyến khích khai hoang

Đắp đê phòng lụt

Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.

Thủ công nghiệp:

Thủ công nghiệp nhà nước phát triển.

Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển như dệt, gốm.

Buôn bán với người nước ngoài mở rộng ở Biên giới Việt Trung, Vân Đồn

Nông nghiệp

Nhà Trần thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích

Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư phát triển

Ruộng tư như điền trang, thái ấp

Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích

Đắp đê quai vạc từ đầu nguồn đến bờ biển để ngăn nước lũ.

Thủ công nghiệp phát triển:

Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa,đóng thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy …….

Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề (làng gốm Bát Tràng ),tại Thăng Long thành phường nghề. Trình độ kỹ thuật cao

Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời:Thăng Long,Vân Đồn

Văn hóa:

Phật giáo phát triển, các nhà sư có học được tôn trọng

Nhân dân ưa ca hát nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền

Văn học chữ Hán: Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt

Văn hóa:

Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc,phát triển hơn thời Lý

Đạo Phật thịnh hành

Nho học phát triển do xây dựng bộ máy nhà nước thống trị.

Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đua thuyền, đấu vật.

Cuộc sống giản dị, có tinh thần thượng võ,

Văn học: phong phú mang tính yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Văn học chữ Hán như Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo; Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

Chữ Nôm có Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố làm giàu cho tiếng Việt.

1.11. Giáo dục

Giáo dục:

Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học.

Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.

1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu

Giáo dục phát triển hơn thời Lý:

Quốc tử Giám mở rộng, đào tạo con em quý tộc, quan lại.

Lộ, phủ, kinh thành có trường công.

Các kì thi quốc gia được tổ chức đều để chọn nhân tài. (Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi- được phong làm trạng nguyên 2 lần; Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An…)

1.12. Khoa học kỹ thuật

Kiến trúc và điêu khắc phát triển:

Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên.

Tượng Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.

Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời nền Văn hoá Thăng Long.

Sử học: Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu; 1272 Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.

Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo.

Thiên văn có Đăng Lộ,Trần Nguyên Đán.

Y học với Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam.

Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có Hồ Nguyên Trừng.

— Mod Lịch Sử 7 HỌC247