Top 12 # Giải Bài Tập Ngữ Văn 11 Sgk Trang 116 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Bài 1 Luyện Tập Trang 11 Sgk Ngữ Văn 6

Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Bài học đường đời đầu tiên chi tiết nhất.

Đề bài: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.

Trả lời bài 1 luyện tập trang 11 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về người bạn hàng xóm xấu số bị chết trong một cái hang nông choèn. Phải chi cái hôm nọ đến chơi và dạy cho Dế Choắt phải làm hang thế này, thế nọ, mình chỉ cần cho Choắt đào một đoạn hầm sang nhà mình là đủ cho cậu ta thoát hiểm. Phải chi mình không chọc giận chị Cốc to lớn lênh khênh. Chao ôi, cứ nghĩ đến cái mỏ khổng lồ của chị Cốc bổ xuống những cú như trời giáng ! Dế Choắt chắc là kiệt sức nhảy né tránh để rồi tuyệt vọng nhận cái mổ oan nghiệt… Tôi đã không cầm nổi nước mắt khi đắp những viên đất cuối cùng cho người dưới mộ lúc ánh hoàng hôn rưới máu xuống những ngọn cỏ so le vàng. Tôi òa lên nức nở: Dế Choắt ơi ! Cậu sống khôn thác thiêng, cậu đừng trách móc gì mình nữa. Kể từ nay mình sẽ sống tất cả vì mọi người. Mình sẽ đi khắp bốn phương trời để kết nghĩa huynh đệ với tất cả, mong làm điều thiện diệt trừ cái ác… Mình sẽ hi sinh cá nhân để chuộc cái lỗi hôm nay.

Tôi thất thểu bò vào nhà mình. Tất cả tối om, trống trải. Ngày mai tôi quyết định đi thực hiện lời hứa với người bạn đã khuất của mình.

Cách trả lời 2:

Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.

Cách trả lời 3:

Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.

Bài 1 luyện tập trang 11 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Bài học đường đời đầu tiên tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Luyện Tập: Ngữ Cảnh, Trang 106 Sgk Văn 11

1. Câu 1 trang 106 SGK Văn 11.

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có câu viết:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Câu văn trên xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

2. Câu 2 trang 106 SGK Văn 11.

Hồ Xuân Hương mở đầu bài thơ Tự tình (bài II) bằng hai câu thơ sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.

Hai câu thơ trên của Xuân Hương gắn với tình huống giao tiếp cụ thế: Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ thì cô đơn, trơ trọi,.. Câu thơ diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Tất nhiên, ngoài việc diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình.

3. Câu 3 trang 106 SGK Văn 11.

Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương, có thể thấy bà Tú là một người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài (6 câu đầu). Ví dụ, việc dùng thành ngữ “một duyên hai nợ” không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: Bà Tú phải làm để nuôi cả chồng và con.

4. Câu 4 trang 106 SGK Văn 11.

Vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên (nhà nước) đã bắt các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Những thông tin này chính là ngữ cảnh của câu thư:

Nhà nước ba năm mà một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Trong khoa thi Hương của năm Đinh Dậu ấy, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện này chính là ngữ cảnh tạo nên câu thư:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. 5. Câu 5 trang 106 SGK Văn 11.

Bài tập nêu tình huống (bối cảnh giao tiếp hẹp) là: Lúc di đường, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, thường người ta không bao giờ đường đột ngột hỏi về những chuyện riêng tư (có hay không có đồng hồ) mà chỉ hỏi nhau về những đề tài mang tính khách quan, có quan hệ đến mọi người. Chính vì thế, trong ngữ cảnh này, không thể hiểu câu hỏi của người đi dường là nói về đề tài cái đồng hồ mà phải hiểu đó là câu hỏi hỏi về thời gian, nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết về thời gian lúc đó.

Đã có app Học Tốt – Giải Bài Tập trên điện thoại, giải bài tập SGK, soạn văn, văn mẫu…. Tải App để chúng tôi phục vụ tốt hơn.

Giải Câu 1 (Trang 43 Sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Giải câu hỏi 1 (Trang 43 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1) – Phần soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích trang 43 – 44 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1.

Câu 1. Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.

– Phân tích những biểu hiện của thái độ vi và tự phụ.

– Phân tích tác hại của tự ti và tự phụ.

– Khẳng định một thái độ sống hợp lí.

a) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

– Giải thích khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.

– Những biểu hiện của thái độ tự ti:

Không dám tin tướng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết,… của mình.

Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.

Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao.

– Tác hại của thái độ tự ti.

Bỏ lỡ cơ hội thể hiện bản thân.

Thu hẹp khoảng cách giao tiếp với mọi người,…

b) Những bỉểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:

– Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

– Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

Luôn đề cao quá mức bản thân.

Luôn tự cho mình là đúng.

Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác.

– Tác hại của tự phụ.

Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân.

Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người.

c) Xác định thái độ hợp lí:

Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống.

Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách.

(BAIVIET.COM)

Giải Bài Tập Trang 116 Sgk Hóa Lớp 9: Metan

Giải bài tập trang 116 SGK Hóa lớp 9: Metan

Giải bài tập môn Hóa học lớp 9

Giải bài tập trang 112 SGK Hóa lớp 9: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Giải bài tập trang 108 SGK Hóa lớp 9: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Giải bài tập trang 67 SGK Hóa lớp 9: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Giải bài tập trang 63 SGK Hóa lớp 9: Hợp kim sắt: Gang, thép

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Metan

1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý

Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than). Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.

2. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử metan chỉ có liên kết đơn, công thức cấu tạo của metan:

3. Tính chất hóa học a. Tác dụng với oxi:

Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO 2 và H 9 O, tỏa nhiều nhiệt.

b. Tác dụng với clo khi có ánh sáng:

Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế.

4, Ứng dụng

Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu.

Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:

Metan + H 2 O → cacbon đioxit + hiđro

Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

Giải bài tập trang 116 SGK Hóa lớp 9

a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một? b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?

b) Những hỗn hợp nổ là những hỗn hợp khi phản ứng tỏa nhiều nhiệt, đó là các hỗn hợp: CH 4 và O 2; H 2 và O 2.

Bài 2. Trong các phương trình hoá học sau, phương trình hoá học nào viết đúng? phương trình nào viết sai?

Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d.

Các trường hợp còn lại đều sai

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hướng dẫn giải

nCH 4 = V/22,4 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

VO 2 = n x 22,4 = 1 x 22,4 = 22,4 (l)

VCO 2 = n x 22,4 = 0,5 x 22,4 = 11,2 (l)

Bài 4. Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để: Hướng dẫn giải:

a) Để thu được CH 4, ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, CO 2 bị hấp thụ hết, khí thoát ra là CH 4.

b) Sau khi thu lấy metan, lấy kết tủa, rửa sạch và đem nung (hoặc cho tác dụng với dung dịch HCl), thu được CO 2.