Top 9 # Giải Bài Tập Sinh Học 7 Bài Cá Chép Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sinh Học 7 Bài 31: Cá Chép

NGÀNH ĐỘNG VẬT có XƯƠNG SốNG - CÁC LỚP CÁ Bài 31 CÁ CHÉP KIẾN THỨC cơ BẢN Qua phần đã học các em cần nhớ các kiến thức sau đây: Cá Chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước: Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc; Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, dược phủ một lớp da tiết chất nhầy; Mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong khi bơi lội và diều chỉnh sự thăng bằng. Cá Chép đễ trứng trong nước với số lượng lớn, thụ tinh ngoài. GỢl ý trả lời câu hỏi (trang 103 SGK) PHẦN THẢO LUẬN Quan sát cá Chép trong bể kính và hình 31, đọc bảng 1, giữ lại câu trả lời đúng nhất dưới dây: Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với dời sống bơi lặn Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi 1. Thân cá Chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân B 2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước c 3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy E 4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp A 5. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân G GỢl ý trả lời câu hỏi (Trang 104 SGK) ỷ Nêu những điều kiện sống và dặc điểm sinh sản của cá Chép? Những điều kiện sống của cá Chép: sống trong môi trường nước ngọt, lặng, ăn tạp, là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể cá Chép thay đổi theo nhiệt độ môi trường). - Đặc điểm sinh sản của cá Chép: thụ tinh ngoài, trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Trình bày cấu tạo ngoài của cá Chép thích nghi với đời sống ở nước? Cấu tạo ngoài của cá Chép thích nghi với đời sông ở nước: thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy, mắt không có mi. Vây có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá Chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa? Sô' lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá Chép lên đến hàng vạn vì với đặc điểm sinh sản của cá Chép, sô' lượng trứng bị hao rất lớn. Đẻ sô' lượng trứng rất lớn có ý nghĩa duy trì nòi giông. 4. Bảng 2: Vai trò của các loại vây cá Trình tự thí nghiệm Loại vây được cố định Trạng thái của cá thí nghiệm Vai trò của từng loại vây cá 1 Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng 2 tấm nhựa Cá không bơi được, chìm xuống đáy bể A 2 Tất cả các vây đều bị cô' định trừ vây đuôi Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên (tư thê' cá chết) B 3 Vây lưng và vây hậu môn Bơi nghiêng ngã, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi c 4 Hai vây ngực Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng, bơi sang phải trái hoặc hướng lên mặt nước hay hướng xuống dưới rất khó khăn D 5 Hai vây bụng Cá chỉ hơi mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn E CÂU HỎI BỔ SUNG & Tại sao nhiều loài cá thường có màu sẫm phía lưng và màu nhạt phía bụng? Gợi ý trả lời. Nếu kẻ thù của cá ở phía trên cá nhìn xucíng sẽ thấy khối nước có màu sẫm, lưng cá màu sẫm phù hợp màu môi trường, kẻ thù khó phát hiện nó. Ngược lại, khi kẻ thù ở phía bên dưới cá nhìn lên, do phía trên có ánh sáng nên khôi nước có màu sáng hơn, phía bụng cá cũng màu nhạt dễ hoà lẫn với môi trường, kẻ thù cũng khó phát hiện. Vậy, màu sắc đậm phía lưng, nhạt phía bụng là đặc điểm thích nghi của cá giúp cá dễ tồn tại.

Giải Bài Tập Cá Chép Sgk Sinh Học 7

A. Tóm Tắt Lý Thuyết Cá chép Sinh học 7

Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước: Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lớp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy, mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. Cá chép đẻ trứng trong nước với số lượng lớn, thụ tinh ngoài.

B. Ví dụ minh họa Cá chép Sinh học 7

Ví dụ:

Vì sao những loài cá thụ tinh ngoài thường đẻ trứng với số lượng lớn?

Trả lời:

Vì sự thụ tinh của cá xảy ra ở môi trường nước, nên xác suất trứng cá gặp được tinh trùng để thụ tinh là rất thấp. Mặt khác trứng thụ tinh phát triển trong môi trường nước thiếu nơi bảo vệ, nhiệt độ môi trường không ổn định…nên có tỉ lệ nở không cao. Vì vậy đa số cá phải đẻ trứng với số lượng lớn để duy trì nòi giống

Ví dụ:

– Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt ?

– Động vật biến nhiệt muốn tồn tại phải lựa chọn nơi sống và nơi sinh hoạt như thế nào?

Trả lời:

– Nhiệt độ cơ thể cá chép thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên cá chép là động vật biến nhiệt.

– Vì chúng không có khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể nên chúng thường phải tìm đến những nơi có nhiệt độ thích hợp, đặc biệt là về mùa đông hoặc những ngày có nhiệt độ cao. Khi đó chúng ẩn trong các hang hốc ở bờ sông, bờ ao hoặc ẩn dưới cây thuỷ sinh.

C. Giải bài tập về Cá chép Sinh học 7

Bài 1 trang 104 SGK Sinh học 7 Bài 2 trang 104 SGK Sinh học 7 Bài 3 trang 104 SGK Sinh học 7

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website chúng tôi và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

Giải Bài Tập Trang 109 Sgk Sinh Lớp 7: Cấu Tạo Trong Của Cá Chép

Giải bài tập trang 109 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của cá chép Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về …

Giải bài tập trang 109 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của cá chép

Giải bài tập môn Sinh học lớp 7

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu tạo trong của cá chép nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớpGiải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 7: Cá chép

A. Tóm tắt lý thuyết: Cấu tạo trong của cá chép

Hệ tiêu hóa đã có sự phân hóa rõ rệt. Hô hấp bằng mang. Hệ tuần hoàn ở cá thuộc hệ tuần hoàn kín, nhưng mới có một vòng tuần hoàn với tim 2 ngăn. Thận giữa ở cá làm nhiệm vụ bài tiết. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não, tủy sống và các dây thần kinh. Bộ não phân hóa, trong đó có hành khứu giác, thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn cả.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 109 Sinh học lớp 7: Cấu tạo trong của cá chép

Bài 1: (trang 109 SGK Sinh 7)

Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang (là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO 2 ra môi trường nước) và bóng hơi có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên.

Bài 2: (trang 109 SGK Sinh 7)

Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 trang 109 SGK và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và bình B (hình 33.4 trang 109 SGK): ở bình A khi cá ngoi lên thế tích cá tăng (do bóng hơi to ra) làm mực nước trong bình A dâng lên chiều cao h 1. Ở bình B khi cá lặn xuống đáy thể tích cá giảm (do bóng hơi xẹp lại) làm mực nước trong bình B hạ xuống chiều cao h 2.

Như vậy, thí nghiệm này là thí nghiệm “Vai trò của bóng hơi ở cá”.

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 7

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 7 – Bài tập có lời giải trang 28, 29, 30, 31, 32 SBT Sinh học 7 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 28 SBT Sinh học 7: Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt).

Lời giải:

Tuy là 3 ngành khác nhau, nhưng Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt có chung các đặc điểm sau đây :

– Cơ thể có đối xứng 2 bên : Nghĩa là chỉ có thể vẽ được 1 mặt phẳng chia cơ thể chúng thành 2 nửa hoàn toàn giống nhau. Nhờ đối xứng 2 bên, cơ thể chúng bắt đầu chia thành : phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng.

– Thành cơ thể có cấu tạo 3 lớp : Khác với ruột khoang, đến các ngành Giun, thành cơ thể xuất hiện lớp giữa. Chính lớp này đã hình thành nên hệ cơ, mô liên kết, các tuyến nội tiết và thành mạch máu… là đặc điểm quan trọng của các động vật có tổ chức cơ thể cao.

– Thành cơ thể có sự liên kết chặt chẽ của các loại cơ (cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, cơ lưng bụng…) tạo nên bao bì cơ giúp cho cơ thể di chuyển, nhất là ở Giun dẹp, đến Giun đốt thì xuất hiện cơ quan di chuyển chuyên hoá.

Bài 2 trang 28 SBT Sinh học 7: Hãy nêu các căn cứ về cấu tạo để nhận biết ngành Giun dẹp (gồm sán lông, sán lá gan, sán bã trẩu, sán dây…).

Lời giải:

Ngành Giun dẹp có cấu tạo thấp nhất trong các ngành Giun thể hiện ở các đặc điểm sau :

– Cơ thể dẹp theo chiều lưng – bụng.

– Ruột còn cấu tạo dạng túi, chưa có hậu môn.

– Hệ thần kinh cấu tạo đơn giản gồm : 2 hạch não và đôi dây thần kinh dọc phát triển.

– Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn còn thiếu.

– Hầu hết giun dẹp lưỡng tính.

Bên cạnh những giun dẹp có kích thước nhỏ (dưới 1mm như sán lá máu) có những loài có kích thước khổng lồ như sán dây (dài từ 2 – 3m đến 8 – 9m), một trong những đại diện có kích thước dài nhất của các ngành giun. Trừ một số sống tự do, còn đa số giun dẹp có đời sống kí sinh.

Bài 3 trang 29 SBT Sinh học 7: Hãy nêu cấu tạo và đời sống của sán lá gan thích nghi vói đời sống kí sinh.

Lời giải:

Đại diện cho giun dẹp là sán lá gan có đời sống kí sinh. Cho nên ngoài những đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, sán lá gan còn có các đặc điểm thích nghi với kí sinh như :

– Về cấu tạo : Tiêu giảm lông bơi và giác quan, xuất hiện giác bám, tăng cường cơ quan tiêu hoá và cơ quan sinh sản.

– Về đời sống :

+ Sán lá gan đẻ nhiều lứa, nhiều trứng.

+ Ấu trùng cũng có khả năng sinh sản vô tính.

+ Có thay đổi vật chủ.

Đây là sự thích nghi của sán lá gan với kí sinh vì trong vòng đời, tỉ lệ sống sót của các thế hệ sau rất thấp.

Bài 4 trang 29 SBT Sinh học 7: Hãy nêu các cấu tạo để nhận biết ngành Giun tròn.

Lời giải:

Ngành Giun tròn (gồm giun đũa, giun kim, giun chỉ…) có chung các đặc điểm sau :

– Các nội quan giun tròn nằm trong một khoang cơ thể hình trụ kéo dài. Tuy thế, đó vẫn chưa phải là khoang cơ thể chính thức (vì mới chỉ là khoang nguyên sinh).

– Ruột giun tròn kéo dài, xuất hiện ruột sau và hậu môn.

– Giun tròn vẫn chưa có hệ hô hấp và hệ tuần hoàn : hệ hô hấp hoặc qua da (với loài sống tự do) hoặc yếm khí (với loài sống kí sinh).

– Hệ thần kinh chủ yếu là những dây thần kinh dọc (phần lớn ở mặt bụng) xuất phát từ vòng thần kinh hầu.

– Đa số giun tròn phân tính : Cơ quan sinh sản đực, cái có hình dạng và cấu tạo khác nhau.

Với cấu tạo như vậy, giun tròn có tổ chức cao hơn giun dẹp. Chúng thường kí sinh ở nội tạng động vật và người. Trong số ấy, có nhiều loài có hại đáng kể cho cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con người.

Bài 5 trang 30 SBT Sinh học 7: Hãy nêu các cán cứ về cấu tạo và lối sống để nhận biết ngành Giun đốt.

Lời giải:

Giun đốt có tổ chức cơ thể cao hơn Giun dẹp và Giun tròn thể hiện ở các đặc điểm sau :

– Cơ thể hình giun, tức hình trụ và kéo dài.

– Cơ thể khác với các giun tròn ở chỗ phân chia thành các đốt. Các đốt đều có cấu tạo giống nhau : đều có hạch thần kinh, cơ quan bài tiết, cơ quan di chuyển, một phần của hệ tuần hoàn và tiêu hoá…

– Ống tiêu hoá giống giun tròn nhưng phân hoá hơn. Xuất hiện hệ tuần hoàn kín và ở nhiều loài còn có cơ quan hô hấp (mang).

– Hệ thần kinh gồm vòng hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng.

– Giun đốt nói chung phân tính, nhưng giun đất thì lưỡng tính.

– Đa số các loài giun đốt sống ở biển và nước ngọt, một số sống trong đất ẩm. Chúng ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp, số nhỏ kí sinh.

Bài 6 trang 30 SBT Sinh học 7: Giun sán kí sinh có cấu tạo ngoài thích nghi với đòi sống như thê nào ?

Lời giải:

Giun sán ở đây chỉ các đại diện của 2 ngành Giun : Giun dẹp (sán) và Giun tròn (giun đũa). Đa số các đại diện của 2 ngành này đều kí sinh, biểu hiện sự thích nghi về cấu tạo ngoài như sau :

– Tiêu giảm mắt và các giác quan nói chung.

– Tiêu giảm lông bơi, thay thế vào đó là phát triển vỏ cuticun có tác dụng như cái áo giáp hoá học (thích nghi với kí sinh) và hệ cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo…) phát triển cùng với thành cơ thể, tạo nên lớp bao bì cơ giúp chúng di chuyển.

– Tăng cường giác bám, một số có thêm móc bám.

Bài 7 trang 31 SBT Sinh học 7: Giun sán kí sinh có cấu tạo trong thích nghi với đời sống đó như thê nào ?

Lời giải:

Về cấu tạo trong, giun sán kí sinh có các cấu tạo thích nghi sau :

– Hệ tiêu hoá tăng cường : ruột phân nhánh chằng chịt (như sán lá gan) hoặc tiêu giảm hẳn, để vỏ cơ thể thay thế thẩm thấu chất dinh dưỡng (như sán dây), hay ống tiêu hoá phân hoá đủ ruột sau và hậu môn (như giun đũa, giun kim…).

– Hệ sinh dục phát triển. Cơ quan sinh dục lưỡng tính và phát triển ở sán lá gan hay mỗi đốt thân có một cơ quan sinh dục lưỡng tính như ở sán dây.

Ở giun đũa, tuy phân tính nhưng cơ quan sinh dục dạng ống của chúng đều dài hơn cơ thể gấp nhiều lần. Giun sán, đều đẻ nhiều lứa, nhiều trứng. Một số giun sán có vòng đời phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng, có kèm theo thay đổi vật chủ.

– Hệ thần kinh : duy trì đặc điểm cấu tạo chung nhưng do điều kiện kí sinh nên phát triển rất kém.

Bài 8 trang 31 SBT Sinh học 7: Hãy nêu các sai khác về cấu tạo giũa giun đốt và giun tròn.

Lời giải:

Giun đốt có các cấu tạo sai khác giun tròn như sau :

– Cơ thể phân đốt : Sự phân đốt quán triệt cả cấu tạo ngoài (mỗi đốt có một đôi chân bên) và cấu tạo trong (mỗi đốt có một đôi hạch thần kinh, đôi hệ bài tiết và tuần hoàn…). Sự phân đốt cơ thể giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan.

– Cơ thể có khoang chính thức : trong khoang có dịch thể xoang, góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí của cơ thể.

– Xuất hiện chân bên : Cơ quan di chuyển chuyên hoá chính thức.

– Xuất hiện hộ tuần hoàn, hệ hô hấp đầu tiên.

Bài 9 trang 31 SBT Sinh học 7: Lập bảng so sánh các đặc điểm của 3 ngành giun.

Lời giải:

Bảng so sánh đặc điểm của 3 ngành giun

Bài 10 trang 32 SBT Sinh học 7: Trình bày các tác hại của giun sán đối với co thể vật chủ.

Lời giải:

Giun sán gây cho vật chủ các tác hại sau :

– Ăn hại mô của vật chủ (giun tóc, giun móc câu… hút máu), lấy tranh thức ăn (giun đũa, giun kim trong ruột).

– Gây tổn thương lớn cho nội tạng vật chủ, dễ gây nhiễm trùng và các tai biến khác như : tắc ruột, tắc ống mật, viêm gan, tắc mạch bạch huyết…

– Tiết chất độc, gây rối loạn các chức năng sinh lí cơ thể.

– Làm giảm năng suất của vật nuôi, cây trồng.

Các tác hại trên rất lớn vì số lượng loài kí sinh nhiều (hiện biết tới 12 000 loài), số cá thể kí sinh của một loài thường lớn (đã gặp trường hợp có hàng trăm con giun đũa ở ruột người), một số cơ thế vật chủ lại có khả nãns nhiễm nhiều loài giun sán khác nhau (ví dụ, người có thể cùng lúc bị giun đũa. siun tóc, giun kim, giun móc câu… kí sinh).