Top 2 # Giải Bài Tập Sinh Học Bài Bộ Xương Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 2/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Giải Bài Tập Sinh Học Bài Bộ Xương xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Giải Bài Tập Sinh Học Bài Bộ Xương để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải Bài Tập Sbt Sinh Học 8 Bài 7: Bộ Xương
– Bộ xương người gồm những phần nào? Bộ xương có chức năng gì? Phân biệt đặc điểm của các loại xương.
Phương pháp giải
– Xem các phần chính của bộ xương.
+ Bộ xương người gồm: Xương đầu, thân, chi.
+ Chức năng: Bộ khung xương nâng đỡ cho cơ thể, chức năng vận động.
+ Lập bảng phân biệt 3 loại xương: Xương dài, xương ngắn, xương dẹt về đặc điểm cấu tạo.
Hướng dẫn giải
– Bộ xương người bao gồm các phần:
Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.
Xương thân gồm xương sống, xương sườn, xương ức.
Xương chi có xương chi trên (tay) và xương chi dưới (chân).
– Chức năng của bộ xương: Vận động, nâng đỡ và bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể, trong đó hai chức năng vận động và nâng đỡ là chính.
– Phân biệt các loại xương
– Những đặc điểm nào của bộ xương giúp bộ xương đảm bảo được các chức năng?
Phương pháp giải
– Xem cấu tạo và tính chất của bộ xương.
+ Có ba loại khớp: Khớp động, khớp bán động và khớp bất động.
+ Thành phần cấu tạo của xương phù hợp với chức năng.
Hướng dẫn giải
– Các xương trong cơ thể liên hệ với nhau qua khớp. Có ba loại khớp: Khớp động, khớp bán động và khớp bất động.
+ Khớp động là khớp cử động dễ dàng. Cơ thường bám vào các xương qua khớp, vì vậy khi cơ co làm chọ xương cử động quanh khớp.
+ Khớp bán động là những khớp mà cử động bị hạn chế như khớp ở cột sống, lồng ngực, vì vậy bảo vệ được các cơ quan quan trọng như tim, phổi.
+ Khớp bất động là khớp không cử động được, các xương gắn chắc với nhau như các khớp xương sọ có ý nghĩa bảo vệ não, hoặc khớp ở các xương phần đai hông có ý nghĩa nâng đỡ.
– Chức năng nâng đỡ còn được bảo đảm nhờ tính chất vững chắc của xương thể hiện trong cấu tạo của xương. Xương là mô liên kết với chất nền chứa muối canxi. Phôtphat kết hợp với chất hữu cơ là cốt giao, do đó xương rắn chắc và đàn hồi. về cấu trúc, các xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp ở hai đầu xương có các nan xương xếp theo chiều chịu lực (vòng cung) làm tăng sức chịu lực của xương.
– Loại khớp nào sau đây thuộc khớp động?
A. Khớp khuỷu tay
B. Khớp xương hộp sọ.
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Cả A và B.
Phương pháp giải
– Khớp động là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn, đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp.
Hướng dẫn giải
– Khớp động có hai đầu có lớp sụn trơn, bóng. Ở giữa có dịch khớp và dây chằng Ví dụ: Khớp ở tay, chân
⇒ Đáp án: A
– Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?
A. Khớp khuỷu tay
B. Khớp xương hộp sọ.
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Cả A và B.
Phương pháp giải
– Khớp bán động là những khớp mà cử động của khớp hạn chế.
Hướng dẫn giải
– Khớp bán động: Phẳng, hẹp. Giữa hai đầu xương có đĩa sụn + Ví dụ: Khớp ở các đốt sống
⇒ Đáp án: C
– Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bất động?
A. Khớp khuỷu tay.
B. Khớp xương hộp sọ.
C. Khớp giữa các đốt sống.
D. Cả A và B.
Phương pháp giải
– Khớp bất động: Là loại khớp không cử động được.
Hướng dẫn giải
– Khớp bất động: Có đường nối giữa hai xương là hình răng cưa sít với nhau. + Ví dụ: Khớp ở hộp sọ.
⇒ Đáp án: B.
– Khớp động có chức năng
A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng.
C. hạn chế hoạt động của các khớp.
D. tăng khả năng đàn hồi.
Phương pháp giải
– Khớp động cử động dễ dàng → Đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng.
Hướng dẫn giải
⇒ Đáp án: B.
– Khớp bán động có chức năng
A. bảo vệ.
B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng
C. hạn chế hoạt động của các khớp.
D. cả A và B.
Phương pháp giải
– Khớp bán động cử động hạn chế.
Hướng dẫn giải
⇒ Đáp án: C.
– Khớp bất động có chức năng
A. bảo vệ.
B. đảm bảo cho cơ thể có thể vận động dễ dàng.
C. hạn chế hoạt động của các khớp.
D. cả A và B.
Phương pháp giải
-Khớp bất động không cử động được → chức năng bảo vệ.
Hướng dẫn giải
⇒ Đáp án: A.
Bộ xương là …(1)… cơ thể. Bộ xương gồm …(2)… Các xương liên hệ với nhau bởi …(3)…
A. khớp xương.
B. các dây chằng.
C. bộ phận nâng đỡ, bảo vệ.
D. nhiều xương.
Phương pháp giải
– Xem lại khái niệm bộ xương, phần cấu tạo và chức năng của bộ xương bài 7: Bộ xương SGK Sinh học 8.
Hướng dẫn giải
– Bộ xương là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể. Bộ xương gồm nhiều xương. Các xương liên hệ với nhau bởi khớp xương.
⇒ Đáp án: 1 – C, 2 – D, 3 – A.
Giải Bài Tập Trang 27 Sgk Sinh Lớp 8: Bộ Xương
Giải bài tập môn Sinh học lớp 8
Giải bài tập trang 27 SGK Sinh lớp 8: Bộ xương được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về bộ xương nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng các lời giải bài tập Sinh học 8 này sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
A. Tóm tắt lý thuyết:
Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương. Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp khửu tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ
Các phần chính của bộ xương:
Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu, xương thân và xương chi (xương tay, xương chân).
Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thanh 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phần hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
Phân biệt các loại xương
Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, người ta phân biệt ba loại xương là:
Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…
Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay…
Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 27 Sinh Học lớp 8:
a) Bộ xương có chức năng gì?
b) Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân
Lời giải chi tiết
a) * Bộ xương là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được, xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương (như não, tuỷ sống, tim, phổi).
* Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:
– Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.
– Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
b) Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
– Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
– Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
Bài 1: (trang 27 SGK Sinh 8): Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Bộ xương người gồm 3 phần:
Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.
Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).
Bài 2: (trang 27 SGK Sinh 8): Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người:
Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.
Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
Bài 3: (trang 27 SGK Sinh 8): Nêu rõ vai trò của từng loại khớp.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Vai trò của các loại khớp:
Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.
Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.
Khớp bất động là loại khớp không cử động được.
Giải Bài Tập Trang 31 Sgk Sinh Lớp 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 8
Giải bài tập trang 31 SGK Sinh lớp 8: Cấu tạo và tính chất của xương Giải bài tập môn Sinh học lớp 8
Giải bài tập trang 31 SGK Sinh lớp 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Giải bài tập trang 23 SGK Sinh lớp 8: Phản xạ Giải bài tập trang 27 SGK Sinh lớp 8: Bộ xương
A. Tóm tắt lý thuyết:
I – Cấu tạo của xương 1. Cấu tạo xương dài
Cấu tạo một xương dài gồm có:
Hai đầu xương là mô xương xếp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, tạo ra các ô trống chứa tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, tiếp đến là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ; ở người già tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.
2. Chức năng của xương dài
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài
3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
Xương ngắn (hình 8-3) và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.
II. Sự to ra và dài ra của xương
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì thì xương phát triển nhanh. Đến 18-20 tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng, không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hủy nhanh hơn nhờ sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn.
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương
Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chủ yếu làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo tuổi.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 31 Sinh Học lớp 8:
Bài 1: (trang 31 SGK Sinh 8)
Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a; b, c…) với số (1, 2, 3,…) sao cho phù hợp.
Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
1- b; 2 – g; 3 – d; 4 – e; 5 – a.
Bài 2: (trang 31 SGK Sinh 8
Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương
Bài 3: (trang 31 SGK Sinh 8)
Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Khi hầm xương bò, lợn… chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.
Bạn đang xem chủ đề Giải Bài Tập Sinh Học Bài Bộ Xương trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!