Top 7 # Giải Bài Tập Sinh Học Cơ Bản 12 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sgk Hình Học 12 Cơ Bản

Một số bài tập trong chương này (trích) Bài 1 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng số các mặt của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ. Bài 2 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chứng minh rằng một đa diện mà mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của một số lẻ mặt thì tổng số các đỉnh của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ. Bài 3 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chia một khối lập phương thành năm khối tứ diện. Bài 4 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chia khối lập phương thành sáu khối tứ diện bằng nhau.

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK Toán Hình học 12 cơ bản và tóm tắt lí thuyết bài 1

Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 18 SGK Toán Hình học 12 cơ bản và tóm tắt lí thuyết bài 2

Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 25 SGK Toán Hình học 12 cơ bản và tóm tắt lí thuyết bài 3

chương trình cơ bản.

Giải bài tập sách giáo khoa hình học lớp 12 cơ bản chương 1: Khối đa diện gồm có 3 bài học.Một số bài tập trong chương này (trích)Bài 1 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng số các mặt của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ.Bài 2 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chứng minh rằng một đa diện mà mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của một số lẻ mặt thì tổng số các đỉnh của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ.Bài 3 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chia một khối lập phương thành năm khối tứ diện.Bài 4 (trang 12 SGK Hình học 12 CB): Chia khối lập phương thành sáu khối tứ diện bằng nhau.Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK Toán Hình học 12 cơ bản và tóm tắt lí thuyết bài 1Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 18 SGK Toán Hình học 12 cơ bản và tóm tắt lí thuyết bài 2Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 25 SGK Toán Hình học 12 cơ bản và tóm tắt lí thuyết bài 3Giải bài tập 5, 6 trang 26 SGK Toán Hình học 12 cơ bản và bài tập tương tựXem tiếp phầnchương trình cơ bản.

Giải Bài Tập Sgk Giải Tích 12 Cơ Bản

Giải bài tập chương 1. Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số SGK toán giải tích 12 chương trình cơ bản. Chương này gồm 5 bài học …

Giải bài tập chương 1. Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số SGK toán giải tích 12 chương trình cơ bản. Chương này gồm 5 bài học và phần ôn tập chương 1.

Giải bài tập bài 1. Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số

Gồm các bài tập 1 trang 9; bài 2, 3, 4, 5 trang 10 sgk giải tích 12 cơ bản

Giải bài tập bài 2. Cực trị của hàm số

Lời giải chi tiết các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 18 sgk giải tích 12 cơ bản

Giải bài tập bài 3. Giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số

Lời giải chi tiết các bài tập 1 trang 23; bài 2, 3, 4, 5, 6 trang 24 sgk giải tích 12 cb

Giải bài tập bài 4. Đường tiệm cận

Lời giải chi tiết các bài tập 1, 2 trang 30 sách giáo khoa toán giải tích 12 cb

Giải bài tập bài 5. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số

Giải các bài tập 1, 2, 3 trang 43; bài 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 44 sgk toán giải tích 12 cơ bản

Giải bài tập ôn tập chương 1 (tự luận và trắc nghiệm)

Gồm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 45; giải bài 8, 9, 10, 11 trang 46; bài tập 12 trang 47 sgk toán lớp 12

Gồm các bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3, 4, 5 trang 47 sgk toán GT lớp 12

Vbt Sinh Học 9 Bài 12: Cơ Chế Xác Định Giới Tính

VBT Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 29-30 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 12.2 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?

b) Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng và trứng như thế nào để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?

Lời giải:

a) Có 1 loại trứng và 2 loại tinh trùng được tạo ra qua giảm phân

b) Trứng có NST X khi kết hợp với tinh trùng chứa NST X sẽ tạo thành hợp tử phát triển thành con gái còn khi kết hợp với tinh trùng chứa NST Y sẽ tạo thành hợp tử phát triển thành con trai.

Bài tập 2 trang 30 VBT Sinh học 9: Giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra sấp xỉ 1:1?

Lời giải:

Trong giảm phân sự phân li của cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau, khi thụ tinh với trứng (X) sẽ tạo nên 2 loại tổ hợp XX (con gái) và XY (con trai) với tỉ lệ xấp xỉ 1:1.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 30 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là ……………….. của sự xác định giới tính. Sự phân li của cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang ………………. với số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp ………….. với số lượng ngang nhau, do đó tạo nên tỉ lệ đực : cái xấp xỉ ……. ở đa số loài.

Lời giải:

Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính. Sự phân li của cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y với số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo nên tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1 ở đa số loài.

Bài tập 2 trang 30 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Quá trình phân hóa …………….. còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt việc điều khiển …………………. trong lĩnh vực chăn nuôi.

Lời giải:

Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt việc điều khiển tỉ lệ đực:cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 30 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?

Lời giải:

Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính:

+ NST thường: tồn tại thành từng cặp tương đồng, chứa các gen quy định tính trạng thường

Bài tập 2 trang 31 VBT Sinh học 9: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

Lời giải:

Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: cơ thể mẹ có cặp NST giới tính XX khi phát sinh giao tử cho 1 loại trứng mang NST X; cơ thể bố có cặp NST XY, khi phát sinh giao tử cho hai loại tinh trùng hoặc chứa NST X hoặc chứa NST Y với tỉ lệ ngang nhau. Trong thụ tinh, trứng X khi kết hợp với tinh trùng X sẽ tạo hợp tử XX phát triển thành con gái, khi kết hợp với tinh trùng Y sẽ tạo hợp tử XY phát triển thành con trai.

Bài tập 3 trang 31 VBT Sinh học 9: Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ bằng nhau?

Lời giải:

Trong quá trình phát sinh giao tử ở người, cơ thể bố (XY) cho ra hai loại tinh trùng X và Y với tỉ lệ ngang nhau. Khi thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng X cho hai loại hợp tử XX và XY với tỉ lệ ngang nhau, vì thế trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ bằng nhau

Bài tập 4 trang 31 VBT Sinh học 9: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Lời giải:

Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì quá trình phân hóa giới tính còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài (hoocmon, nhiệt độ, điều kiện ngoại cảnh,…)

Việc điều chỉnh tỉ lệ đực:cái ở vật nuôi giúp tạo ra giới tính vật nuôi mong muốn, phục vụ sản xuất, tăng lợi ích kinh tế.

Bài tập 5 trang 31 VBT Sinh học 9: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:1?

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái

B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau

D. Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái là tương đương

Lời giải:

Chọn đáp án:

B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

D. Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái là tương đương

Giải thích: dựa theo nội dung SGK mục II trang 38+39

Giải Bài Tập Sinh Học 12

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 2: Phiên mã và dịch mã (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 2 trang 13: Quan sát hình 2.1 và cho biết:

– Enzym nào tham gia quá trình phiên mã?

– Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên đoạn ADN (gen)?

– Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN.

– Chiều tổng hợp và nguyên tắc bổ sung khi tổng hợp mARN.

– Hiện tượng xảy ra khi kết thúc phiên mã.

Lời giải:

– Enzim ARN pôlimeraza tham gia quá trình phiên mã.

– Phiên mã bắt đầu tại một trình tự nuclêôtit đặc hiệu (ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa lộ mạch mã gốc 3′ → 5′ và bắt đầu phiên mã tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)).

– Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN là 3′ → 5′.

– Chiều tổng hợp của mARN là: 5′ → 3′. Nguyên tắc bổ sung là: A với U, T với A, G với X và X với G.

– Khi gặp tín hiệu kết thúc (điểm kết thúc) thì mạch mARN tách ra và enzim ARN pôlimeraza rời khỏi mạch khuôn.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 2 trang 15: Quan sát hình 2.2 và cho biết:

– Côđon mở đầu trên mARN.

– Côđon trên mARN và anticôđon tương ứng của tARN mang axit amin thứ nhất.

– Liên kết peptit đầu tiên giữa hai axit amin nào?

Lời giải:

– Côđon mở đầu trên mARN là: AUG (tương ứng axit amin foocmin metionin (fMet)).

– Côđon trên mARN mang axit amin thứ nhất là: GUX và anticôđon là: XAG.

– Liên kết peptit đầu tiên giữa axit amin mở đầu foocmin metionin (fMet) và axit amin thứ nhất valin (val).

Bài 1 trang 16 sgk Sinh học 12 nâng cao: Trình bày diễn biến của cơ chế phiên mã và kết quả của nó.

Lời giải:

Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.

– Diễn biến:

+ Giai đoạn khởi đầu: Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3’→ 5′ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

+ Giai đoạn kéo dài: ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung (A với U, T với A, G với X và X với G).

Chiều tổng hợp của mARN là: 5′ → 3′.

+ Giai đoạn kết thúc: Khi enzim gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.

+ Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được sửa đổi, cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại với nhau rồi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp prôtêin.

– Kết quả: thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung.

Bài 2 trang 16 sgk Sinh học 12 nâng cao: Trình bày cơ chế dịch mã diễn ra tại ribôxôm.

Lời giải:

Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin. Quá trình này gồm hai giai đoạn:

* Hoạt hóa axit amin:

Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin – tARN (aa – tARN).

* Tổng hợp chuỗi pôlipeptit:

– Giai đoạn khởi đầu:

+ Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met – tARN (UAX) bổ sung chính xác với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

+ Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo ribôxôm hoàn chỉnh sẵn sàng tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

– Giai đoạn kéo dài:

+ Tiếp theo tARN mang axit amin thứ nhất (aa1-tARN) tới vị trí bên cạnh, anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon của axit amin thứ nhất ngay sau côđon mở đầu trên mARN.

+ Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất (met-aa1).

+ Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN theo chiều 5′ → 3′, đồng thời tARN (đã mất axit amin mở đầu) rời khỏi ribôxôm.

+ Sau đó, phức hợp aa2-tARN tiến vào ribôxôm, anticôđon của nó khớp bổ sung với côđon của axit amin thứ hai trên mARN. Liên kết peptit giữa axit amin thứ nhất và axit amin thứ hai (aa1 – aa2) được tạo thành. Sự dịch chuyển của ribôxôm tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.

– Giai đoạn kết thúc:

+ Quá trình dịch mã diễn ra cho đến khi gặp côđon kết thúc trên mARN thì dừng lại.

+ Ribôxôm tách ra khỏi mARN và chuỗi pôlipeptit được giải phóng, đồng thời axit amin mêtiônin mở đầu cũng tách ra khỏi chuỗi pôlipeptit.

+ Chuỗi pôlipeptit sau đó hình thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh.

Bài 3 trang 16 sgk Sinh học 12 nâng cao: Pôliribôxôm là gì?

Lời giải:

– Trong quá trình dịch mã mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm (5 – 20 ribôxôm) gọi là pôliribôxôm.

– Sau khi ribôxôm thứ nhất dịch chuyển được 1 đoạn thì ribôxôm thứ 2 liên kết vào mARN theo đó là ribôxôm thứ 3, 4…

– Như vậy, khi trượt hết phân tử mARN thì pôliribôxôm đã tổng hợp được một số chuỗi pôlipeptit cùng loại, sau đó tự hủy.

– Các ribôxôm được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và có thể tham gia vào tổng hợp bất cứ loại prôtein nào.

Bài 4 trang 16 sgk Sinh học 12 nâng cao: Chọn phương án trả lời đúng. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

A. mARN B. ADN C. tARN D. Ribôxôm

Lời giải:

Đáp án B