Bài 17 (trang 14 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:
a) 7 + 2x = 22 – 3x;
b) 8x – 3 = 5x + 12;
c) x – 12 + 4x = 25 + 2x – 1;
d) x + 2x + 3x – 19 = 3x + 5;
e) 7 – (2x + 4) = -(x + 4);
f) (x – 1) – (2x – 1) = 9 – x.
Lời giải:
a) 7 + 2x = 22 – 3x
⇔ 2x + 3x = 22 – 7
⇔ 5x = 15
⇔ x = 3.
Vậy phương trình có nghiệm x = 3.
b) 8x – 3 = 5x + 12
⇔ 8x – 5x = 12 + 3
⇔ 3x = 15
⇔ x = 5.
Vậy phương trình có nghiệm x = 5.
c) x – 12 + 4x = 25 + 2x – 1
⇔ x + 4x – 2x = 25 – 1 + 12
⇔ 3x = 36
⇔ x = 12
Vậy phương trình có nghiệm x = 12.
d) x + 2x + 3x – 19 = 3x + 5
⇔ x + 2x + 3x – 3x = 5 + 19
⇔ 3x = 24
⇔ x = 8.
Vậy phương trình có nghiệm x = 8.
e) 7 – (2x + 4) = -(x + 4)
⇔ 7 – 2x – 4 = -x – 4
⇔ 7 – 4 + 4 = -x + 2x
⇔ 7 = x.
Vậy phương trình có nghiệm x = 7.
f) (x – 1) – (2x – 1) = 9 – x
⇔ x – 1 – 2x + 1 = 9 – x
⇔ x – 2x + x = 9 + 1 – 1
⇔ 0x = 9.
Vậy phương trình vô nghiệm.
Kiến thức áp dụng
+ Thông thường để giải các phương trình, ta đưa chúng về các dạng đã biết (đơn giải nhất là dạng ax + b = 0) bằng cách giải bằng cách bỏ dấu ngoặc hoặc quy đồng.
Lưu ý: Khi trước dấu ngoặc là dấu – thì khi bỏ dấu ngoặc ta phải đổi dấu tất cả các hạng tử.
+ Khi đưa được phương trình về dạng bậc nhất, ta áp dụng các quy tắc chuyển vế, nhân chia với cùng một số khác 0 để giải phương trình.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
phuong-trinh-dua-duoc-ve-dang-ax-b-0.jsp