Top 11 # Giải Bt Sgk Công Dân 9 Bài 4 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 9 Bài 6

Hợp tác cùng phát triển

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 6 trang 22:

a) Qua các ảnh và thông tin trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Trả lời:

– Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức quốc tế trên thế giới ở nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học… và đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

– Đó là sự hợp tác đa phương góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

b) Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước cùng hợp tác?

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế để cùng phát triển và tiến bộ, tiếp thu tinh hoa nhân loại làm giàu cho tổ quốc.

– Cùng hợp tác giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu.

– Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển.

– Tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng và thân thiện cùng có lợi.

c) Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Trả lời:

– Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

– Bình đẳng và hợp tác hữu nghị cùng có lợi giữa các nước.

– Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hòa bình.

– Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Giải bài tập Giáo dục công dân 9 bài 1 trang 22: Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,…

Trả lời:

– Hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường:

+ Hội hữu nghị Okinawa – Việt Nam và Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”.

+ Năm 1997, ASEAN phối hợp với Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã ra Báo cáo hiện trạng môi trường ASEAN lần thứ nhất nhằm đánh giá các điều kiện môi trường ở 7 nước trong khu vực, bao gồm Bru-nây Đa-rút-xa-lam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Việt Nam.

– Hợp tác trong vấn đề chống HIV/AIDS:

+ Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.

– Hợp tác trong vấn đề chống khủng bố:

Bài 2 trang 23 Giáo dục công dân 9: Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào? Sự hợp tác đó đã mang lại kết quả gì? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn?

Trả lời:

– Em cùng các bạn tổ chức học nhóm, sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại; Giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh lúc khó khăn. Đồng thời, em biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người.

– Điều đó giúp em tự tin hơn, đồng cảm, biết lắng nghe và có kĩ năng tốt hơn.

– Em sẽ cố gắng học tập, lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của mọi người và chịu khó học hỏi điều hay của các bạn.

Bài 3 trang 23 Giáo dục công dân 9: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trường, ở địa phương.

Trả lời:

Em có thể tìm hiểu tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, bạn lớp trưởng, lớp phó học tập…

Bài 4 trang 23 Giáo dục công dân 9: Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản:

+ Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Cầu hữu nghị Việt-Nhật): Là một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km.

+ Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài.

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nga:

+ Xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Xây cầu Thăng Long.

+ Xây nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 9 Bài 1

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9 bài 1: Chí công vô tư được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 1 trang 4:

a) Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

Trả lời:

– Khi chọn người thay thế việc nước, Tô Hiến Thành đã chọn Trần Trung Tá chứ không chọn Vũ Tán Đường.

– Bởi Trần Trung Tá là người xông pha trận mạc, giết giặc bảo vệ đất nước (trách nhiệm chung); còn Vũ Tán Đường tuy tận tụy chăm sóc ông song đó là việc cá nhân.

– Chứng tỏ Tô Hiến Thành là người công bằng, làm tròn trách nhiệm của một người tể tướng; giải quyết công việc luôn xuất phát từ lợi ích chung.

b) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

Trả lời:

– Cả cuộc đời Bác chỉ có một mục tiêu cao cả là: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

– Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Bác đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành một nước độc lập, tự do; người dân ai ai cũng được tự do, hạnh phúc.

– Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác là vị lãnh tụ kính yêu và vĩ đại – nhà Người Cha già của cả dân tộc Việt Nam. Dù Bác đã đi xa, song Bác vẫn luôn luôn bất tử trong lòng mỗi con người đất Việt.

c) Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?

Trả lời:

– Chí công vô tư là sự ứng xử và hành động một cách công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

– Người chí công vô tư luôn được mọi người tin tưởng và kính trọng; phẩm chất này mang lại lợi ích chung cho tập thể và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.

Giải bài tập Giáo dục công dân 9 bài 1 trang 5: Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?

a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân;

b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình;

d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra;

đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới;

e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.

Trả lời:

– Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư:

+ Việc làm của Lan (d), (đ) thể hiện sự công bằng, đúng người đúng yêu cầu.

+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích riêng của bản thân.

– Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi cá nhân nên giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.

Bài 2 trang 5-6 Giáo dục công dân 9: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?

a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư;

b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình;

c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;

d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân;

đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

Trả lời:

– Tán thành với quan điểm (d), (đ).

– Không tán thành với các quan điểm:

+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần có đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng một ai.

+ Quan điểm (b): Người sống chí công vô tư biết vì người khác, không ngại khó, ngại khổ; vì vậy đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.

+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện và trau rèn ngay từ khi còn nhỏ, thông qua mọi cử chỉ, lời nói và hành động của bản thân với chính ta và với tất cả mọi người.

Bài 3 trang 6 Giáo dục công dân 9: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy?

a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.

b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.

c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.

Trả lời:

– Trường hợp (a): Em sẽ phản đối. Ông Ba làm nhiều việc sai trái, dù rất biết ơn ông nhưng em không thể trở thành kẻ xấu xa và đồng lõa với hành vi của ông Ba.

– Trường hợp (b), (c): Em sẽ nêu quan điểm riêng của mình với các bạn trong lớp. Dù không thích bạn Trung và Trang, các bạn trong lớp không nên vì sự ích kỉ và hay bị phê bình mà phản đối hai bạn.

→ Bất kì ai cũng có khuyết điểm và thiếu sót, được người khác chỉ ra giúp mình đó là một may mắn, nó giúp chúng ta tiến bộ hơn. Ý kiến đúng và vì lợi ích chung của tập thể nên được ghi nhận và biểu dương. Vì vậy cần bảo vệ cho Trung và Trang.

Bài 4 trang 6 Giáo dục công dân 9: Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.

Trả lời:

(Học sinh tự nhìn nhận và đưa ra ví dụ theo hiểu biết của mình)

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 56 SBT GDCD 9: Lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân con người và xã hội ?

Lời giải:

Lao động để nuôi sống bản thân.

Để hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng.

Tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Sử dụng hợp lí quỹ thời gian của mình.

Tạo lập nhiều mối quan hệ và tránh thói hư tật xấu…

Câu 2 trang 56 SBT GDCD 9: Hãy nêu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Lời giải:

Quyền lao động:

Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập.

Nghĩa vụ lao động:

Tự nuôi sống bản thân, gia đình.

Tạo ra của cải, vật chất, tinh thần duy trì, phát triển đất nước.

Câu 3 trang 56 SBT GDCD 9: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Lời giải:

Nhà nước ta có chính sách khuyến khích ,tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động.

Câu 4 trang 57 SBT GDCD 9: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về sử dụng lao động ở trẻ em?

2. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

4. Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

5. Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi”

Câu 5 trang 57 SBT GDCD 9: Lao động là

(Chọn một phương án đúng nhất)

A. Hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể.

B. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần.

C. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

D. Các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 57 SBT GDCD 9: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động phải là người:

A. ít nhất đủ 18 tuổi

B. ít nhất đủ 16 tuổi

C. ít nhất đủ 15 tuổi

D. ít nhất đủ 14 tuổi

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 57 SBT GDCD 9: Tạo ra việc làm, bảo đảm cho mọi người ì ao động có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của ai ?

(Chọn một phương án đúng nhất)

A. Trách nhiệm của doanh nghiệp

B. Trách nhiệm của Nhà nước

C. Trách nhiệm của toàn xã hội

D. Trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Trộm cắp, tham ô vật tư, tài sản của doanh nghiệp

B. Nghỉ thai sản theo chế độ

C. Đến muộn, về sớm trước thời gian quy định

D. Thực hiện đúng quy trình sản xuất

E. Tự ý nghỉ việc dài ngày không lí do

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E

Câu 9 trang 58 SBT GDCD 9: Tốt nghiệp tại chức ngành Kế toán, Loan nhiều lần thi vào các cơ quan nhà nước nhưng không trúng tuyển. Mọi người khuyên Loan giúp bố mẹ quản lí xưởng gốm của gia đình cũng là một việc làm tốt nhưng Loan không thích. Theo Loan, đó không phải là công việc. Loan chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước cho tương xứng với tấm bằng của mình.

Câu hỏi:

1/ Quan niệm của Loan về việc làm như thế đúng hay sai ? Vì sao ?

2/ Em hãy góp ý cho Loan về lựa chọn việc làm.

Lời giải:

1/ Quan niệm của Loan về việc làm như vậy là hoàn toàn sai. Bởi vì, việc làm là công việc tạo ra thu nhập chính đáng nên dù là việc làm nào hợp pháp thì đều được coi là công việc.

2/ Em sẽ khuyên Loan tạm thời cứ tìm một việc nào đó hợp pháp để làm tạo ra thu nhập, sau đó khi có cơ hội sẽ thi vào công chức nhà nước sau.

Câu 10 trang 58 SBT GDCD 9: Tú là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, không vào được đại học, Tú ở nhà. Hàng ngày Tú chỉ chơi điện tử, bi-a. Bạn bè hỏi: “Cậu cứ định sống thế này mãi à?”. Tú trả lời: “Nhà tớ đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ tớ đủ để tớ sống thoải mái cả đời. Tớ đi làm để làm gì?

Câu hỏi:

1/ Suy nghĩ của Tú đúng hay sai? Vì sao?

2/ Theo bạn, Tú có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không? Giải thích lí do.

Lời giải:

1/ Suy nghĩ của Tú là sai. Bởi vì, công dân khi đủ độ tuổi lao động phải có nghĩa vụ lao động nuôi gia đình và bản thân.

2/ Theo em, Tú cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người. Bởi vì, bố mẹ không thể nuôi Tú cả đời, Tú cần đi lao động để kiếm ra đồng tiền chân chính và nuôi sống bản thân và gia đình sau này.

Câu 11 trang 58 SBT GDCD 9: Kể tên một số chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động.

Lời giải:

– Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

– Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề.

– Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Trả lời câu hỏi trang 60 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì về hành vi của hai ông chủ cơ sở may và đời sống của các bạn nhỏ trong truyện trên?

2/ Hai ông chủ cơ sở may đã có những vi phạm pháp luật như thế nào?

Lời giải:

1/ Gần 2 năm nay, số lao động “nhí” trên phải làm việc quần quật mỗi ngày trung bình 15 giờ, từ 7 giờ sáng đến 0 giờ 30 phút ngày hôm sau. Khi có nhiều hàng, các em phải làm đến 1 hoặc 2 giờ sáng. Tuy làm vất vả nhưng mỗi em chỉ được hưởng lương khoảng 2.000 đồng/giờ, bình quân từ 750.000 – 800.000 đổng/tháng. Đã vậy, tiền lương bị chủ giữ và chỉ trả sau 1 – 2 năm làm việc. Ngoài ra, các em còn bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm khi thường xuyên bị la mắng, chửi rủa. Hành vi của hai ông chủ vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

2/ Hành vi của hai ông chủ cơ sở may là vi phạm pháp luật vì ông đã sử dụng lao động là những đứa trẻ chưa đến độ tuổi lao động và hai ông có hành vi bóc lột sức lao động của các em. Bóc lột thêm giờ làm, trả lương thấp, hành hạ về thể xác. Những hành vi này cần được lên án và phải được pháp luật trừng trị.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 Bài 4: Bảo Vệ Hoà Bình

– Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình

+ Giá trị của hoà bình và tác hại của chiến tranh

+ Nguy cơ của chiến tranh.

– Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.

– Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày

– Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.

* GD kĩ năng sống:

– Kĩ năng xác định giá trị ( xác định được giá trị của hoà binh)

– Kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hoá hoà bình trong các mối quan hệ hàng ngày.

– Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới.

– Yêu hòa bình và ghét chiến tranh phi nghĩa.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

– SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.

– Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, bài hát ngợi ca hào bình, ngăn chặn chiến tranh.

b- Học sinh:- Học và làm bài tập bài cũ. ; Chuẩn bị bài mới.

3. TIẾN TRÌNH BÀIDẠY:

b- Kiểm ra bài cũ: (5′)

– Hãy nêu trách nhiệm của công dân đối với dân chủ và kỉ luật ?

* Giới thiệu bài

Ngày soạn: 3 /9/2014 Tiết 4. Bài 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH 1- MỤC TIÊU : a- Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình. - Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình + Giá trị của hoà bình và tác hại của chiến tranh + Nguy cơ của chiến tranh. - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. - Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày b- Kĩ năng: - Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức. * GD kĩ năng sống: - Kĩ năng xác định giá trị ( xác định được giá trị của hoà binh) - Kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hoá hoà bình trong các mối quan hệ hàng ngày. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới. c- Thái độ: - Yêu hòa bình và ghét chiến tranh phi nghĩa. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: a- Giáo viên: - SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài. - Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, bài hát ngợi ca hào bình, ngăn chặn chiến tranh. b- Học sinh:- Học và làm bài tập bài cũ. ; Chuẩn bị bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀIDẠY: a- Tổ chức b- Kiểm ra bài cũ: (5') - Hãy nêu trách nhiệm của công dân đối với dân chủ và kỉ luật ? * Giới thiệu bài c-. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 Phân tích thông tin của phần đặt vấn đề Yêu cầu H/S đọc thông tin trong phần I, quan sát tranh trong SGK. -Qua thông tin em hãy nêu hậu quả do chiến tranh để lại như thế nào? -Chiến tranh đã gây nên hậu quả gì cho trẻ em ? -Em có suy nghĩ gì khi xem hai bức tranh trên? -Vậy vì sao phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh? -Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh? Hoạt động 2 Câu 1 ( nhóm 1 ) : Nêu sự đối lập giữa hòa bình với chiến tranh ? Câu 2 ( nhóm 2 ) : Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa ? Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa -Tiến hành đấu tranh chống xâm lược - Bảo vệ độc lập, tự do. - Bảo vệ hòa bình - Gây chiến tranh, giết người, cướp của. - Xâm lược đất nước khác. - Phá hoại hòa bình. Câu 3 ( nhóm 3 ) : Cách bảo vệ hòa bình vững chắc là gì ? (Cách bảo vệ hòa bình - Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác các quốc gia - Đấu tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập tự do.) Hoạt động 3 Tìm hiểu nội dung bài học -Qua các thông tin và sự phân tích trên -Em hiểu thế nào là hoà bình ? -Vậy theo em thế nào là bảo vệ hoà bình? Chốt lại: Bằng cách thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia. -Nhân dân Hà Nội biểu tình nhằm mục đích gì? . -Trước những cuộc chiến tranh đối mỗi quốc gia, dân tộc, nhân loại phải có trách nhiệm gì? Cho H/S chơi trò chơi tiếp sức. -Tìm những biểu hiện của lòng yêu hoà bình và chưa yêu hoà bình? -Dân tộc ta đã có thái độ như thế nào đối với chiến tranh và bảo vệ hoà bình? -Trong văn kiện Đại hội Đảng đã chỉ rõ : Để bảo vệ hoà bình chúng ta phải làm gì? -Là H/S em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu hoà bình và bảo vệ hoà bình? 4- Hoạt động bảo vệ hoà bình: - Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa người với người. - Thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. - Tích cực học tập, tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động vì hòa bình,lên án, tuyên truyền chống chiến tranh bảo vệ hòa bình, đoàn kết thân ái giữa các dân tộc, không phân biệt giàu nghèo với các bạn trong lớp, trong trường và ở địa phương ... Hoạt động 4 Rèn luyện kĩ năng làm bài tập SGK -Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình? -Tìm một số biểu hiện hành động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh do trường, lớp, nhân đại phương tổ chức? -Bản thân em và các bạn có nên làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ hòa bình ? I- ĐẶT VẤN ĐỀ: (10') + Chiến tranh là thảm hoạ vô cùng tàn khốc nó gây ra cho con người bao đau thương, chết chóc, mất mát. + Hoà bình là khát vọng đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Nhóm 1 : Hòa bình Chiến tranh -Đem lại cuộc sống bình yên, tự do - Nhân dân được no âms, hạnh phúc. - Là khát vọng của loài người. - Gây đau thương, chết chóc. - Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành. - Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá. - Là thảm họa của loài người. II- NỘI DUNG BÀI HỌC: (15') 1- Khái niệm: a- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. b- Bảo vệ hoà bình là gìn giữu cuộc sống xã hội bình yên, không để sảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. 2- Trách nhiệm của nhân loại: - Ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình. - Thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày HS tự chọn mỗi nhóm 6 bạn lên tham gia trò chơi Nhóm 1 Nhóm 2 Yêu hoà bình Chưa yêu hoà bình -Đoàn kết các dân tộc. -Biểu tình chống chiến tranh. -Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác. -Tham gia các hoạt động vì hoà bình. -Thờ ơ với người gặp nạn. -Bắt mọi người phải phục tùng. -Phân biệt đối xử giàu nghèo, dân tộc. -Không tham gia bảo vệ hoà bình. 3- Thái độ của nhân dân ta: - Yêu chuộng hoà bình. - Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lý trên thế giới. 4- Hoạt động bảo vệ hoà bình: III- BÀI TẬP: (7') */ Bài tập 1 ( SGK-16 ): - Lòng yêu hoà bình: a, b, d, e. */ Bài tập 3 ( SGK- 16 ): - NDVN tổ chức mít tinh phản đối chiến tranh d. Củng cố, luyện tập. (6') - Khái quát nội dung chính của bài. GV : Tổ chức cho HS tự xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động vì hòa bình ( tổ chức theo đơn vị tổ ) HS ; Đại diện các tổ trình bày. Cả lớp trao đổi. GV : Gợi ý , bổ sung : - Thực hiện đúng kế hoạch. - Tham gia đầy đủ các hoạtk động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp trường , địa phương tổ chức. - Biết cư xử với bạn bè xung quanh một cách bình đẳng, thân thiện. - Sưu tầm tranh, ảnh báo chí nói về hòa bình. GV : Kết luận toàn bài : e- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2') - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 2, 4 trang 19. ( vẽ một bức tranh về hòa bình ) - Chuẩn bị bài 5 : Tình hữu nghị giữ các dân tộc trên thế giới.