Top 14 # Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 26, 27 Tiết 1 Tuần 25 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2

Lời giải chi tiết Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Suối Nguồn và Dòng Sông

Có một Dòng Sông xinh xắn, nước trong vắt. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.

Lớn lên Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về đồng bằng. Bà mẹ Suối Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, ngắm mãi đứa con yêu quý và dặn với theo:

Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều hấp dẫn đang chờ đón. Mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông háo hức chảy. Càng đi, Dòng Sông càng xa mẹ Suối Nguồn. Cho tới một hôm, Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy, Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn: “Ôi! Ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”.

Một đám mấy tốt bụng liền bảo:

Đám mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, đám mây cõng bạn bay tới. Khi tới cánh rừng đại ngàn, những hạt nước chia tay bạn mây và lần lượt nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi áo một cơn mưa.

Bà mẹ Suối Nguồn vui mừng ôm con vào lòng. Những hạt nước mưa lại hòa vào với mẹ Suối Nguồn.

a) Vì sao Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn lại chia tay?

Gợi ý:

Con đọc phần đầu của câu chuyện.

Lời giải:

Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn chia tay là bởi vì Dòng Sông khi ấy đã lớn, cần phải từ biệt mẹ để về đồng bằng.

b) Khi nào Dòng Sông mới giật mình nhớ đến mẹ?

Gợi ý:

Con chú ý phần giữa của câu chuyện.

Lời giải:

Dòng Sông giật mình nhớ tới mẹ của mình là khi đã ra gặp biển lúc này mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.

c) Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn bằng cách nào?

Gợi ý:

Con đọc phần cuối câu chuyện, từ chỗ có đám mây xuất hiện.

Lời giải:

Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn được là nhờ có đám mây giúp đỡ. Dòng Sông hoá thành những hạt nước nhỏ li ti bám vào đám mây. Mây cõng Dòng Sông vượt muôn nơi trở về với mẹ Suối Nguồn. Tơi nơi, hạt nước chia tay mây hoá thành cơn mưa hoà vào mẹ Suối Nguồn.

d) Câu chuyện muốn nhắn nhủ tới em điều gì?

Gợi ý:

Theo con có nên đi xa không? Đi xa rồi có nên trở về với mẹ không?

Lời giải:

Mỗi một người đến một độ tuổi khôn lớn, trưởng thành đều cần đi tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để mở mang kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Nhưng dù có đi bao lâu, bao xa hãy luôn nhớ về gia đình, về mẹ của mình. Nơi đó chắc chắn vẫn luôn có người chờ chúng ta trở về.

Câu 2. Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:

(dòng sông, sông Hương, Hương Giang)

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới ……… bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng ……… là một đường trăng lung linh dát vàng ……… là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.

Gợi ý:

– sông Hương và Hương Giang đều chỉ con sông chảy qua thành phố Huế.

Con đọc kĩ đoạn văn, lựa chọn điền từ thích hợp để đảm bảo tính liên kết cho đoạn văn.

Lời giải:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.

Câu 3. Gạch dưới từ ngữ để chỉ một sự vật trong đoạn văn sau:

Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hòa mình với màu tím của nước chiều.

Gợi ý:

Con hãy tìm ra sự vật trong bài được giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau.

Lời giải:

Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hoà mình với màu tím của nước chiều.

Ở đây có ba cụm từ “những cánh hoa mỏng manh”, “những chiếc thuyền tím”, “chiếc thuyền” đều chỉ một sự vật là những cánh hoa rơi trên mặt ao..

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 11, 12 – Tiết 1 – Tuần 3 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1

Lời giải chi tiết Câu 1: Đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi: Tây Bắc

Đã lâu lắm rồi Tây Bắc lại đón nhận thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt đến như vậy. Nhưng tất cả điều này vẫn không làm co Tây Bắc mất đi vẻ đẹp vốn có. Một Tây Bắc khác, đậm đà hơn, quyến rũ hơn và cũng ấm áp hơn trong lòng người lữ khách phương xa.

Những mảnh ruộng bậc thang xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi. Len lỏi qua những góc núi là những con suối nhỏ ngày đêm róc rách, với làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. Những con đường đèo quanh co uốn khúc, những nếp nhà sàn bé xíu nằm xa tít trong thung lũng, những vệt khói lam chiều mỏng mảnh của bếp nhà ai vắt ngang trời mây. Thật không đâ thơ mộng và đẹp như Tây Bắc lúc này.

Tôi ngỡ mình đang mơ và trong giấc mơ ấy, tôi lạc giữa chốn thiên đường. Một thế giới của nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt, của những cây bàng, lộc vừng khẳng khiu đang đâm chồi nảy lộc giữa tiết trời xuân lạnh giá và của không gian tinh khiết trong trẻo vô cùng.

(Theo Internet)

a) Tìm và ghi lại từ ngữ cho thấy vẻ đẹp của mỗi sự vật vùng Tây Bắc.

– Những mảnh ruộng bậc thang …….

– Những con suối …….

– Những con đường đèo …….

– …………………………

– …………………………

– …………………………

b) Theo em, vì sao tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường? c) Tìm trong bài Tây Bắc rồi ghi lại một cặp từ đồng nghĩa, một cặp từ trái nghĩa) Trả lời: a.

– Những mảnh ruộng bậc thang: xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi.

– Những con suối: len lỏi qua những góc núi, ngày đêm chảy róc rách, làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên.

– Những con đường đèo: quanh co uốn khúc.

– Những nếp nhà sàn: bé xíu, nằm xa tít trong thung lũng.

– Những vệt khói lam chiều: mỏng manh của bếp lửa nhà ai vắt ngang trời mây.

b. Tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường bởi vì nơi đây khiến cho tác giả có cảm giác đang được bước vào thế giới của những nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt….

c.

– Một cặp từ trái nghĩa: lạnh giá – ấm áp

– Một cặp từ đồng nghĩa: nhỏ, bé xíu

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong các câu sau:

a) Làng tôi có lũy tre xanh …….

b) Ba của Hòa là một công nhân trong nhà máy điện …….

c) Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ …….

Trả lời:

a. Làng tôi có luỹ tre xanh xanh

⟶ Đồng nghĩa với từ làng là từ thôn hoặc bản

b. Ba của Hoà là một công nhân trong nhà máy điện.

⟶ Đồng nghĩa với từ ba là từ cha, bố,…

c. .Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ.

⟶ Đồng nghĩa với từ mừng quýnh là từ mừng rỡ, vui mừng

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa thay cho từ hớn hở trong câu sau:

Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.

Từ thay thế là …….

Trả lời:

Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.

Từ thay thế là từ: háo hức, hồ hởi

Học Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 24, 25 Tiết 2 Tuần 24 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2

Đề bài Câu 1. Gạch dưới những cặp từ hô ứng có trong mỗi câu sau:

a) Trời vừa tối là lũ gà con đã kêu nháo nhác tìm gà mẹ.

b) Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.

c) Hồng vừa học giỏi vừa hát hay.

d) Chị nói sao thì em biết vậy.

e) Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó.

Câu 2. Điền tiếp vế câu và từ hô ứng để những câu sau thành câu ghép:

a) Trời chưa sáng rõ ………

b) Cô giáo giảng bài đến đâu ………

c) Trười càng mưa to ………

Câu 3. Viết đoạn văn (4-6 câu) tả một đồ vật thân thuộc của em. Vui học: Hay thế còn gì?

Bi đang cầm quyển “Thơ ca” trên tay, Bi nhăn nhó với Tài.

Bi nói: Tại sao bài thơ tớ gửi không được đăng nhỉ?

Tài: Chắc tại dở quá chứ gì?

Bi: Không, hay lắm cơ. Tớ chép nguyên bài thơ của Trần Đăng Khoa mà.

Tài: !!!

(Truyện cười học sinh)

*Chia sẻ câu chuyện với bạn bè, người thân.

*Nếu là tài, em sẽ nói gì với bạn Bi?

Lời giải chi tiết Câu 1: Gạch dưới những cặp từ hô ứng có trong mỗi câu: Câu 2:

a. Trời chưa sáng rõ ……………

⟶ Trời chưa sáng rõ mẹ em đã phải ra đồng gặt lúa.

b. Cô giáo giảng bài đến đâu ………….

⟶ Cô giáo giảng bài đến đâu chúng em hiểu ngay đến đó.

⟶ Trời càng mưa to Minh càng thấp thỏm lo lắng.

Câu 3: Viết một đoạn văn (4 – 6 câu) tả một đồ vật thân thuộc với em. Bài làm

Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ. Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.

Vui học:

– Chia sẻ câu chuyện với bạn bè hoặc người thân.

Bi ngồi lật đi lật lại từng trang trong quyển “Thơ ca” sau đó gập lại trút ra một tiếng thở dài, Bi nhăn nhó quay ra nói với Tài:

– Sao bài thơ tớ gửi không được đăng nhỉ?

Tài ngừng viết rồi quay sang trả lời Bi:

– Chắc tại dở quá chứ gì?

Bi phụng phịu đáp lời:

– Không, hay lắm cơ. Tớ chép nguyên bài thơ của Trần Đăng Khoa mà.

Tiếng cười được bật ra ở câu nói cuối cùng của Bi. Cậu bạn thật ngốc nghếch, thơ của Trần Đăng Khoa thì hay thật, nhưng không phải thơ của chính mình thì là sao có thể được đăng chứ.

– Nếu em là Tài em sẽ nói với Bi là:

– Bi này, thơ của Trần Đăng Khoa thì rất hay nhưng nếu không phải thơ của chính cậu thì sẽ không được đăng đâu. Cậu hãy cố gắng thử sáng tác một bài thơ mới rồi gửi lại xem sao, thơ hay nhất định sẽ có cơ hội được đăng.

Học Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 2 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 8, 9 – Tiết 1 – Tuần 20 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 tập 2

Lời giải chi tiết Câu 1. Đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió (SGK Tiếng Việt 2, tập hai, trang 13) và trả lời câu hỏi: a) Vì sao ông Mạnh quyết chống trả thần gió? b) Trong câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió, ông Mạnh tượng trưng cho điều gì?

A. tượng trung cho sức mạnh của thiên nhiên.

B. Tượng trưng cho sức mạnh của con người.

Trả lời:

a) Ông Mạnh quyết chống trả thần Gió vì Thần thỏa sức hoành hành và coi thường tất cả. Hơn nữa Thần còn xô ông ngã lăn quay rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ làm ông vô cùng nổi giận.

b.) Trong câu chuyện Ông Mạnh thắng thần Gió, ông Mạnh tương trưng cho :

B. Tượng trưng cho sức mạnh của con người.

Câu 2. Điền iêc hay iêt vào chỗ trống? Trả lời: Câu 3. Gạch dưới những từ không thuộc nhóm nêu đặc điểm thời tiết của từng mùa ở miền Bắc nước ta:

a) Mùa xuân: ấm áp, oi ả, mát mẻ, có mưa nhỏ

b) Mùa hạ: nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung.

c) Mùa thu: se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may

d) Mùa đông: giá buốt, rét cắt da cắt: thịt, giá lạnh, mưa phùn; gió bấc, ấm áp.

Trả lời:

b) Mùa hạ : nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung.

c) Mùa thu : se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may.

d) Mùa đông : giá buốt, rét cắt da cắt thịt, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, ấm áp.

Câu 4. Gạch dưới các cụm từ dùng để hỏi thời gian trong các câu hỏi sau:

a) Khi nào lớp bạn tổ chức trồng cây?

b) Bao giờ bạn đọc xong quyển truyện đó?

c) Mẹ cháu đi làm về lúc mấy giờ?

d) Sinh nhật bạn vào tháng mấy?

Trả lời:

a) Khi nào lớp bạn tổ chức đi trồng cây ?

b) Bao giờ bạn đọc xong quyển truyện đó ?

c) Mẹ cháu đi làm về lúc mấy giờ ?

d) Sinh nhật bạn vào tháng mấy ?