Top 8 # Giải Gdcd 9 Bài 4 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sgk Gdcd 9 Bài 4: Bảo Vệ Hòa Bình

Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 9

Bài tập môn GDCD lớp 9

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên?

Trả lời

Nhìn vào những bức ảnh, chúng ta thấy:

Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến con người và đời sống của xã hội;

Giá trị của cuộc sống hoà bình không có chiến tranh;

Sự cần thiết phải ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh và bảo vệ hoà bình.

b) Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào?

Trả lời

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã làm 10 triệu người chết.

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.

c) Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình?

Trả lời

Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn, không được học hành…

Nếu hoà bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm hoạ của loài người.

Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hoà bình.

d) Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?

Trả lời

Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:

Đi bộ vì hoà bình;

Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;

Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;

Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.

Câu 2:

1) Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

a) Biết lắng nghe người khác

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân

d) Học hỏi những điều hay của người khác

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình

e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;

Trả lời

Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh

c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

Trả lời

Em tán thành với ý kiến (a), (c).

Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.

3) Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết?

Trả lời

Phong trào đi bộ vì hoà bình;

Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc;

Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ;

Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế;

Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế.

Trả lời

Giải Gdcd 9 Bài 4 Ngắn Nhất: Bảo Vệ Hòa Bình

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 4: Bảo vệ hòa bình trong sách giáo khoa GDCD 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuát hiện trong đề kiểm tra.

– Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

– Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.

– Là khát vọng của nhân loại.

Biểu hiện của lòng yêu hòa bình:

– Giữ gìn cuộc sống bình yên

– Dùng lòng thương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn

– Không để xảy ra chiến tranh xung đột

– Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi nơi mọi lúc giữa con người

– Đảng ta đã và đang tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình và công lý trên thế giới.

Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 4 ngắn nhất

a) Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên?

Nhìn vào những bức ảnh, em thấy:

+ Hậu quả thảm khốc của chiến tranh, cướp đi sinh mạng con người, đẩy người dân vào cảnh sống bệnh tật, thiếu thốn và lo sợ.

+ Mong muốn sống bình an, hạnh phúc của nhân dân toàn thế giới.

+ Sự cần thiết phải ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh và bảo vệ hoà bình trên toàn thế giới.

b) Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào?

– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã làm 10 triệu người chết.

– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.

c) Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình?

– Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

– Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

– Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

– Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

d) Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?

+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.

+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, nhân ái.

+ Tôn trọng những nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.

Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 9 Bài 4 ngắn nhất

Bài 1 trang 16 Giáo dục công dân 9: Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

a) Biết lắng nghe người khác;

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác;

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân;

d) Học hỏi những điều hay của người khác;

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình;

e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác;

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc;

h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;

– Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình;

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh;

c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

– Em tán thành với ý kiến (a), (c).

– Vì:

+ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc.

+ Do vậy, bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của riêng một quốc gia nào.

Bài 3 trang 16 Giáo dục công dân 9: Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.

– Phong trào đi bộ và đạp xe, tập yoga vì hoà bình.

– Giao lưu văn hóa và ngôn ngữ với thanh thiếu niên quốc tế.

– Địa phương tuyên truyền và tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao ý thức của người dân, chống lại các âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4

Câu 1: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Câu 2: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là

A. Hợp tác.

B. Hòa bình.

C. Dân chủ.

D. Hữu nghị.

Câu 5: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 6: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Câu 7: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 8: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Câu 9: Trong thôn em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Câu 10: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A, B, C.

Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

Học sinh hiểu được hoà bình và khát vọng của nhân loại,hoà bình mang lại hạnh phúc cho con người. học sinh thấy được tác hại của chiến tranh. Có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.

2. Kĩ năng

HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động chống chiến tranh.

3. Thái độ

Có thái độ tốt với mọi người xung quanh. Góp phần nhỏ tuỳ theo sức lực bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 16 Sgk Gdcd 9

Hướng dẫn Soạn Bài 4: Bảo vệ hòa bình, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 16 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.

I. Đặt vấn đề

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 14 sgk GDCD 9

a) Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên?

Trả lời:

Nhìn vào những bức ảnh, em thấy:

– Hậu quả thảm khốc của chiến tranh, cướp đi sinh mạng con người, đẩy người dân vào cảnh sống bệnh tật, thiếu thốn và lo sợ.

– Mong muốn sống bình an, hạnh phúc của nhân dân toàn thế giới.

– Sự cần thiết phải ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh và bảo vệ hoà bình trên toàn thế giới.

b) Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào?

Trả lời:

– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã làm 10 triệu người chết.

– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.

c) Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình?

Trả lời:

– Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

– Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

– Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

– Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

d) Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?

– Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.

– Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, nhân ái.

– Tôn trọng những nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.

II. Nội dung bài học

1. Hòa bình là gì?

– Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

– Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

2. Trách nhiệm của nhân loại

– Ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình.

– Thể hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.

3. Thái độ của nhân dân ta

– Yêu chuộng hòa bình.

– Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh hòa bình và công lí thế giới.

4. Hoạt động bảo vệ hòa bình

– Xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa người với người.

– Thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới.

III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 16 sgk GDCD 9

Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

a) Biết lắng nghe người khác;

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác;

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân;

d) Học hỏi những điều hay của người khác;

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình;

e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác;

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc;

h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;

Trả lời:

Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 16 sgk GDCD 9

a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình;

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh;

c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

Trả lời:

Em tán thành với ý kiến (a), (c).

Vì: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Do vậy, bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của riêng một quốc gia nào.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 16 sgk GDCD 9

Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.

Trả lời:

– Phong trào đi bộ và đạp xe, tập yoga vì hoà bình.

– Giao lưu văn hóa và ngôn ngữ với thanh thiếu niên quốc tế.

– Địa phương tuyên truyền và tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao ý thức của người dân, chống lại các âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 16 sgk GDCD 9

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 8 Sgk Gdcd 9

Hướng dẫn Soạn Bài 2: Tự chủ, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 8 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.

I. Đặt vấn đề

1. Một người mẹ

2. Chuyện của N

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 7 sgk GDCD 9

a) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?

Trả lời:

Bà Tâm đã:

– Chăm sóc con tận tình chu đáo trước biến cố to lớn của gia đình.

– Luôn bên cạnh động viên tinh thần con để con không mặc cảm và tự ti vì mang trong mình căn bệnh thế kỉ.

– Tích cực tham gia giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời;

– Động viên và vận động gia đình những người nhiễm HIV/AIDS không kì thị, xa lánh họ.

b) Theo em, bà Tâm là người như thế nào?

Trả lời:

Bà Tâm là người mẹ hết lòng vì con, không bi quan chán nản, đau khổ. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con trai vượt qua mặc cảm bệnh tật và tiếp tục sống lạc quan.

c) N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao như vậy?

Trả lời:

– N chơi cùng nhóm bạn xấu và nghe theo lời rủ rê, lôi kéo nên tham gia vào các trò chơi không lành mạnh.

– N chểnh mảng, bỏ bê học hành, trốn học liên miên. Kết quả N thi trượt tốt nghiệp lớp 9.

– N không nghiêm túc nhìn nhận bản thân để sửa sai mà tiếp tục sa ngã và nghiện ngập.

– Không có tiền ăn chơi đua đòi và chích hút, N đã tham gia trộm cắp và bị bắt giữ.

Vì N không có chính kiến, không có quan điểm riêng cũng như bản lĩnh trước những cám dỗ xung quanh mình. Do vậy, N không nhận thức hết hành vi và hậu quả của bản thân, không biết sửa chữa, hối cải mà tiếp tục sa ngã. Hành vi ấy gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, khiến cha mẹ buồn lòng, xấu hổ vì mình, gây nguy hiểm cho xã hội.

d) Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Tự chủ trước hết là sự bình tĩnh không nóng nảy, vội vàng, hấp tấp; luôn đặt ra những mục tiêu cho bản thân và có chính kiến, suy nghĩ riêng tích cực, sáng suốt.

– Khi gặp khó khăn không sợ hãi, chán nản, bi quan mà luôn luôn có cái nhìn tích cực và tìm ra hướng giải quyết.

đ) Vì sao con người cần phải biết tự chủ?

Trả lời:

– Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc hoặc may mắn. Con người luôn luôn gặp những tình huống khó khăn đòi hỏi phải có cách xử lí đúng đắn, hợp tình hợp lí và sáng suốt.

– Đối với cá nhân: Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm đáng tiếc, giúp ta có cái nhìn lạc quan trước khó khăn, sóng gió và dễ dàng tìm ra hướng giải quyết đúng đắn trước khó khăn đó.

– Đối với xã hội: Nếu mọi người đều biết làm chủ hành vi của mình, luôn vì lợi ích chung, không tham lam, nóng nảy thì xã hội sẽ tốt đẹp, nhân văn hơn.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là tự chủ?

Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân.

2. Biểu hiện của tính tự chủ

– Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống.

– Không nao núng, hoang mang khi khó khăn.

– Không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực.

– Biết tự ra quyết định…

3. Ý nghĩa của tính tự chủ

– Con người sống đúng đắn, ứng xử đúng đắn, có văn hóa.

– Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ.

– Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.

III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 8 sgk GDCD 9

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a) Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân;

b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động;

c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình;

d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau;

đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp;

e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.

Trả lời:

Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e).

Vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ – biết suy nghĩ kĩ trước khi hành động; biết nhận thức hậu quả của mỗi hành động, biết điều chỉnh thái độ và hành vi của mình đúng mực, phù hợp và cầu thị trong giao tiếp, ứng xử.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 8 sgk GDCD 9

Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.

Trả lời:

Em có thể kể những câu chuyện xung quanh cuộc sống của em.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 8 sgk GDCD 9

Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.

Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?

Trả lời:

– Việc làm của Hằng là chưa đúng: đây là biểu hiện của một người chưa có tính tự chủ, chưa biết nhìn nhận và điều chỉnh sở thích của mình.

– Em sẽ khuyên Hằng không nên đòi hỏi nhiều như vậy. Bạn nên xin lỗi mẹ vì hành động chưa đúng của mình. Đồng thời nên suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lựa chọn chỉ một món đồ mình thích nhất để xin phép mẹ mua cho.

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 8 sgk GDCD 9

Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ khòng ? Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không ? v.v). Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng xử phù hợp.

Trả lời:

– Tự nhận xét:

+ Bản thân em là người có tính tự chủ.

+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không theo họ mà luôn giữ vững lập trường của mình, chăm lo học hành và tham gia các hoạt động xã hội.

– Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:

+ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, trông em bé;

+ Giờ kiểm tra Toán bài khó quá không làm được, bạn bên cạnh cho chép bài nhưng em từ chối;

+ Bạn rủ em bỏ tiết, trôn học để đi chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm như thế;

+ Chủ nhật cùng các bạn đi xem phim, phải xếp hàng mua vé nhưng có người khác chen ngang, em ôn tồn yêu cầu người đố không nên làm thế, phải thể hiện nếp sông văn minh của người có văn hoá.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”