Top 3 # Giải Môn Lịch Sử Lớp 7 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Giải Môn Lịch Sử Lớp 7 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Giải Môn Lịch Sử Lớp 7 để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài Giảng Môn Học Lịch Sử Lớp 7
1.Kiến thức: Hiểu được những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 đến cuối 1425.
Qua đó thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này.
Từ chỗ bị động, đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá, nghĩa quân đã đi đến chỗ làm chủ cả một vùng rộng lớn miền Trung và bao vây thành đông Quan.
2.Kĩ năng: – Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử
Ngày soạn: 12 / 1 / 11 Ngày giảng: 7c: 14 / 1 / 11 Bài 19 Tiết 38 II.Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân raBắc (1424-1426) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hiểu được những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 đến cuối 1425. Qua đó thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này. Từ chỗ bị động, đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá, nghĩa quân đã đi đến chỗ làm chủ cả một vùng rộng lớn miền Trung và bao vây thành đông Quan. 2.Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử. - Nhận xét các nhân vật lịch sử qua cuộc khởi nghĩa. - Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn. 3.Thái độ: Hs có truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và lòng tự hào dân tộc. II.Đồ dùng: 1.Giáo viên: Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2.Học sinh: Soạn bài III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích. IV: Tổ chức dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: ? Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418-1823. ? Tai sao quân Minh chấp nhận hoà hoãn với Lê Lợi. 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động. Giới thiệu bài: (1') Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải khó khăn lớn, lương thực, vũ khí thiếu thốn. Bị bao vây tấn công dồn dập, đường tiếp tế lương thực bị cắt đứt, Lê Lợi đã quyết định hoà hoãn với quân Minh, đây là thời kì tận dụng thời gian để chuẩn bị tích luỹ lương thảo, khí giới chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa mới. Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công, ta chuỷên địa bàn hoạt động... Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu giải phóng nghệ an 1424 Mục tiêu: Hiểu được sự giải phóng nghệ an của nghĩa quân Lam sơn. Hs đọc sgk Gv: Sau thời gian hoà hoãn giặc trở mặt tấn công. Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An. ? Nguyễn Chích là người như thế nào? Vì sao ông đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? G:Dùng lược đồ giới thiệu. "Miền Trà Lân trúc trể tro bay".... Hs trả lời Gv nhận xét kết luận Gv:Sơ kết chuyển ý. Hoạt động 2. Tìm hiểu giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá 1425. Mục tiêu: Hiểu được sự giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá 1425 của nghĩa quân Lam sơn Thời gian: 13' Gv:Dùng lược đồ gt. Hs trình bày bằng lược đồ Gv nhận xét Gv Sơ kết chuyển ý. Hoạt động 3. Tìm hiểu tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động 1426 của nghĩa quân Lam sơn. Mục tiêu: Hiểu được sự tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động 1426 của nghĩa quân Lam sơn. H: Đọc sử liệu sgk. Gv:Sử dụng lược đồ: Đạo 1- Giải phóng tây Bắc. Đạo 2- Giải phóng s. Nhị Hà. Đạo 3- Tiến ra Đông Quan. ? Cả 3 đạo quân có nhiệm vụ gì? Hs trả lời Gv nhận xét kết luận ? Cuộc tiến công ra bắc đạt kết quả như thế nào? Hs trả lời Hs trả lời 1.Giải phóng Nghệ An 1424. -Nghĩa quân chuyển từ Thanh Hoá vào Nghệ An. -12/10/1424 tập kích đồn Đa Căng . -Hạ thành Trà Lân, Khả Lưu (sôngLam). -Tiến vào Nghệ An. 2.Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá 1425. 3.Tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động (1426) - 9/1426 Lê Lợi quyết định tiến ra bắc chia 3 đạo. -Nhiệm vụ: Vây đồn, giải phóng đất đai, chặn viện binh. -Kết quả: Ta thắng nhiều trận lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan 4. Củng cố 5.Hướng dẫn học bài (1') Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK CBB: Đọc trước mục III SGK: Khởi nghĩa Lam sơn toàn thắngĐề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn Lịch Sử Lớp 7
Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 7 có đáp án
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7
1/ Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào?
Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây
Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa
Nô lệ và nông dân thành nông nô
Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền
2/ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã hình thành và phát triển như thế nào? Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong 1 tổ chức gì?
Thế kỉ XIII, người Thái lập nên vương quốc Su khô thay và Lạn Xạng
Thế kỉ XVIII các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu suy yếu
Thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của phương Tây
Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong tổ chức ASEAN
Câu 2. Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lí? *Nguyên nhân:
-Sản xuất phát triển
-Cần nguyên liệu
– Cần thị trường
*Kết quả (1 điểm )
-Tìm ra được những con đường mới .
-Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu
-Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước Châu Âu
Câu 3. Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường
* Chính sách đối nội
– Cử người cai quản các địa phương
– Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài
– Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân
* Chính sách đối ngoại: – Tiến hành gây chiến tranh xâm lược để mở rộng bờ cõi
Câu 4. Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến Đáp án:
a. Về văn hóa:
+ Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo
+ Văn học, sử học:
– Văn học phát triển nhất là thơ Đường (với các nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. ..) và tiểu thuyết Minh -Thanh (Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân, Thủy Hử – Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần, Tam Quốc Diễn nghĩa – La Quán Trung
– Sử học: nổi tiếng là Sử ký của Tư Mã Thiên
+ Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc: với nhiều công trình đồ sộ, trình độ tuyệt mĩ
b. Khoa học – Kỹ thuật
+ Tứ đại phát minh: La bàn, thuốc súng, Kỹ thuật in và nghề làm giấy
– Bên cạnh đó các kỹ thuật trong các ngành: đóng tàu (có bánh lái, khai mỏ, luyện kim đều có đóng góp to lớn của người Trung Quốc
B. Sử Việt Nam
3/ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước như thế nào? Các em đã học tập được gì về thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh?
Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, ở Hoa Lư (Ninh Bình)
Năm 967 đất nước thống nhất, yên bình
Em đã học được từ Đinh Bộ Lĩnh lòng yêu nước, trí thông minh, anh dũng, tuổi nhỏ nhưng có ý chí lớn, muốn làm nhiều việc giúp ích cho đất nước
4/ Em hãy tường thuật và nêu ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt vào thế kỉ XI? Tại sao Lý Thường Kiệt lại “Giảng hòa với Tống”?
Quân Tống tấn công phòng tuyến, ta phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng
Quách Quỳ chuyển sang phòng ngự. Quân Tống chán nản, mệt mỏi, hao mòn dần
Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh vào trại giặc, chúng thua to.
Lý Thường Kiệt chủ động “giảng hòa”
Đây là trận đánh tuyệt vời, Lý Thường Kiệt là niềm tự hào dân tộc, độc lập được giữ vững
Lý Thường Kiệt chủ động “giảng hòa” với Tống vì ông không muốn chiến tranh tiếp diễn, chỉ tăng nỗi thống khổ cho nhân dân, 2 nước sẽ gánh chịu hy sinh về người và của thật vô ích. Ông muốn thể hiện thiện chí hòa bình và lòng nhân đạo, từ đó nhà Tống từ bỏ hẳn ý định xâm lược nước ta
5. Hãy nêu tình hình văn hóa và giáo dục thời Lý? Các sự kiện năm 1070, 1075,1076 nói lên điều gì?
1070 xây dựng Văn miếu
1075 mở khoa thi đầu tiên
1076 mở Quốc tử giám
Thi cử chưa nề nếp
Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
Đạo Phật phát triển rộng khắp
Hội xuân có hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đua thuyền…
Kiến trúc độc đáo, qui mô tương đối lớn: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên…
Điêu khắc tinh vi, thanh thoát: tượng Phật, hình rồng
Các sự kiện năm 1070, 1075,1076 cho thấy giáo dục nước ta thời Lý bước đầu phát triển
6. Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao?
Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập
Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc
Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam
Củng cố khối đoàn kết toàn dân
Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác ở châu Á
Tác giả bài Hịch tướng sĩ là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo). Tác dụng của bài thơ này là các chiến sĩ đã căm thù giặc và thích trên cánh tay 2 chữ “Sát Thát”
C. Sử địa phương
7. Hãy nêu tình hình vùng đất Sài Gòn từ buổi bình minh của lịch sử đến thế kỉ XV? Tại sao phần đất Sài Gòn được gọi là Thủy Chân Lạp?
Nhiều di vật khảo cổ đã khẳng định: khoảng thiên niên kỉ II TCN, con người đã có mặt ở vùng đất thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay
Đầu Công nguyên, Sài Gòn thuộc vương quốc cổ Phù Nam, 1 đế quốc hùng mạnh thời cổ đại
Thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính, Sài Gòn thuộc Thủy Chân Lạp, gồm 2 khu vực là Bến Nghé và Sài Gòn – Chợ Lớn
Vùng đất Sài Gòn được gọi là Thủy Chân Lạp vì là vùng đất phù sa mới bồi ,lầy lội, nhiều sông rạch
8. Người Việt đã “mang gươm đi mở cõi” ở vùng đất phương Nam như thế nào? Vì sao chúa Nguyễn lại có thể đưa người vào khai phá vùng đất của Chân Lạp?
Thế kỉ XV-XVI, 1 bộ phận người Việt từ miền Trung đi về phương Nam, đến Nam bộ, trong đó có Sài Gòn. Khi ấy chỉ là vùng đất lầy lội, rừng rậm hoang vu, đầy thú dữ
Thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đưa người vào khai phá
Người Việt phá rừng, vỡ đất, đánh đuổi thú dữ, trồng tỉa, cày cấy
Ban đầu, những người đi khai hoang chết rất nhiều nhưng họ vẫn không lùi bước, hợp sức với nhau để chống chọi với thiên nhiên
Chúa Nguyễn có thể đưa người vào khai phá vùng đất của Chân Lạp vì công chúa Ngọc Vạn, con của chúa Nguyễn là hoàng hậu của Chân Lạp là hậu thuẫn cho việc này
Đề Kiểm Tra Học Kì I Lớp 7 Môn Lịch Sử Năm 2022
Đề kiểm tra học kỳ 1 lớp 7 môn Lịch Sử có đáp án
VnDoc giới thiệu bộ Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn được biên soạn bám sát với đề thi thực nhằm mang đến cho các thầy cô giáo tư liệu tham khảo để ra đề thi, bên cạnh đó các em học sinh cũng có nguồn tài liệu ôn tập để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới của mình. Chúc các em học tốt.
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử năm 2020
Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 năm 2020 – Đề 1
I. Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1. Đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý là những quốc gia nào?
A. Anh, Pháp.
B. Pháp, Mĩ.
C. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
D. Anh, Mĩ.
Câu 2. Tên gọi đồng tiền đầu tiên của nước ta dưới thời nhà Đinh là
A. Thái Bình thiên bảo.
B. Thiên Phúc trấn bảo.
C. Thuận Thiên thông bảo.
D. Thái Bình hưng bảo.
Câu 3. Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?
A. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.
B. Mũi cực Nam của châu Phi.
C. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ
D. Eo biển giữa châu Âu và châu Á.
Câu 4. Quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Đinh – Tiền Lê là
A. Vạn Xuân.
B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Việt.
D. Đại Nam.
Câu 5. Lễ cày tịch điền đầu tiên được thực hiện dưới thời vua nào?
A. Vua Lý Công Uẩn.
B. Vua Đinh Tiên Hoàng.
C. Vua Lê Đại Hành.
D. Vua Trần Nhân Tông.
Câu 6. Trong việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng, nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì?
A. Hòa hảo thân thiện.
B. Đoàn kết tránh xung đột.
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Câu 7. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
A. Lý Thường Kiệt.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Thánh Tông.
Câu 8. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?
A. Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình.
B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Với tay nắm các vùng dân tộc ít người.
D. Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm.
Câu 9. Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?
A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.
B. Do sự xúi giục của Cham-pa.
C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở biên cương.
D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.
Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là
A. Hồng Đức.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình thư.
D. Hình luật.
Phần 2: Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Sau khi chấm dứt nạn cát cứ, nhà Đinh đã làm những gì để xây dựng đất nước?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày sự thành lập nhà Lý? Việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010 có ý nghĩa gì?
Mời các bạn xem đáp án trong file tải về
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 7 số 2
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng
1. Nông nô được hình thành chủ yếu từ:
A. Tướng lĩnh quân sự
B. Nông dân, nô lệ
C. Quý tộc
D. Nô lệ
2. Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho Giáo
D. Lão giáo
3. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
A. Ngô Quyền
B. Đinh Bộ Lĩnh
C. Lê Hoàn
D. Nguyễn Huệ
4. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:
A. Xã hội chiếm hữu nô lệ
B. Xã hội nguyên thuỷ
C. Xã hội phong kiến
D. Xã hội tư bản chủ nghĩa
5. Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
A. Ải Chi Lăng
B. Dọc sông Cà Lồ
C. Cửa sông Bạch Đằng
D. Dọc sông Cầu
6. Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:
A. Hội họp các quan lại
B. Đón các sứ giả nước ngoài
C. Vui chơi giải trí
D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 2 (2 điểm). Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Câu 3 (3 điểm). Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)
Câu 4 (2 điểm). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
Đáp án đề thi Sử 7 học kì 1 số 2
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1 (3 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 2 (2 điểm)
– Tư tưởng: Nho giáo…
– Văn học: những nhà văn và tác phẩm nổi tiếng.
– Khoa học kĩ thuật: giấy, in, la bàn, thuốc súng,…
– Nghệ thuật:…
Câu 3 (3 điểm)
– Năm 1075 nhà Lý chủ trương tập kích sang Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm (đất Tống) giành thế chủ động, bất ngờ.
– Xây dựng phòng tuyến sông Cầu.
– Tấn công để tự vệ
– Cuối năm 1077, đọc bài thơ “Thần”.
– Cuối năm 1077 vượt sông Như Nguyệt tập kích doanh trại địch.
– Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hoà.
Câu 4 (2 điểm).
– Đập tan âm mưu xâm lược thôn tính Đại Việt của nhà Tống.
– Thể hiện lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc…
Để có kết quả thi học kì 1 lớp 7 tốt nhất, mời các bạn làm thêm các đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2018 – 2019 được VnDoc sưu tầm, cũng như các đề thi được tải nhiều nhất của chúng tôi:
Ngoài Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Lịch sử – Đề số 1, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 1 lớp 7 này giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em ôn thi tốt
Bạn đang xem chủ đề Giải Môn Lịch Sử Lớp 7 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!