06.10.2008
Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Thụy Điển vừa công bố giải Nobel về lĩnh vực Y học. Giải thưởng năm nay được trao cho bác sĩ, nhà khoa học người Đức Harald zur Hausen, người phát hiện ra Virus gây ung thư cổ tử cung ( papilloma virus). Hai nhà khoa học người Pháp là Prançoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier cùng được vinh danh trong giải thưởng này với công lao trong nghiên cứu nguyên nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (acquired immunodeficiency syndrome: AIDS) ở người – loại virus có tên human immunodeficiency virus mà ta quen gọi là virus HIV.
Ung thư do virus là lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của zur Hausen. Năm 1976 ông công bố bài báo với giả thuyết papillomavirrus (loại virus có thể xâm nhiễm và gây bệnh qua da và niêm mạc) có khả năng gây ung thư cổ tử cung (trong số các papillomavirus, một số có khả năng gây nhiễm qua đường sinh dục và có khả năng gây khối u). Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy nhiều týp papillomavirus ở người là nguyên nhân của hầu hết các loại tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Một thời gian dài zur Hausen tập trung nghiên cứu vác-xin cho bệnh này. Ba muơi năm sau công bố giả thuyết bệnh, vào năm 2006, vác-xin phòng bệnh đã được biết đến rộng rãi trên thị trường.
Với những đóng góp khoa học này, Harald zur Hausen được trao các giải thưởng: Giải thưởng mang tên Robert Koch (1975); giải thưởng Charles S. Mott (1986); giải thưởng Paul-Ehrlich-và-Ludwig-Darmstaedter (1994); Huy chương Virchow của ĐH Wurzburg (2000); giải thưởng Đại thập tự (2004); phần thưởng William B. Coley cho nghiên cứu miễn dịch học cơ bản và ung thư (2006); giải Nobel y học – sinh lý học 2008.
Harald zur Hausen được các trường ĐH Chicago, Umeå, Praha, Salford, Helsinki và Erlangen-Nuremberg cấp bằng tiến sỹ danh dự.
Françoise Barré-Sinoussi sinh ngày 30 tháng 7 năm 1947 tại Paris (Pháp) và làm việc tại Viện Pasteur Paris từ đầu những năm 70. Bà nghiên cứu chuyên sâu về retroviruses. Những thành công trong nghiên cứu của bà đã giúp con người tìm ra virus HIV vào năm 1983. Cũng như những bệnh do vi sinh vật khác, việc tìm ra HIV là bước khởi đầu để con người tìm kiếm những phương pháp chẩn đoán và biện phát phòng, trị bệnh. Những kết quả nghiên cứu về hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con là những nội dung chính trong hơn 200 bài báo khoa học và hơn 250 báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế mà bà là đồng tác giả. Cùng với những công trình đó, bà đã đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhà khoa học, chuyên gia trẻ về HIV/AIDS cho khoa học thế giới.
Barré-Sinoussi là thành viên nhiều hiệp hội, tổ chức nghiên cứu HIV/AISD của Pháp và thế giới. Bà cũng là tư vấn cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Từ năm 1980, Barré-Sinoussi bắt đầu điều phối nhiều mạng lưới đa lĩnh vực thuộc các chương trinh phòng, chống HIV/AIDS tại các nước đang phát triển.
Với những đóng góp cho nền y học thế giới, ngày hôm nay vinh dự giành cho bà chính là giải Nobel Y học-Sinh lý học 2008 cùng với hai đồng nghiệp của mình, một người đồng hương (nhà virus học Luc Montagnier) và một GS người Đức, ông Harald zur Hausen.
Tuy vậy. hai nhà khoa học vẫn không dừng chỉ trích nhau sau đó cho đến khi nguyên tổng thống Pháp Mitterrand và nguyên tổng thống Mỹ Reagan gặp nhau và cho rằng sự việc cần được giải quyết. Các nhà khoa học thống nhất rằng công trạng nên được chia đều và cả hai tên gọi virus LAV và HTLV-III) được bỏ vào năm 1986 để thay bằng tên virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus; HIV – cách viết theo tiếng Anh và virus de l’immunodéficience humaine (VIH) – tiếng Pháp). Tháng 11 năm 1990, Cơ quan bảo vệ tính liêm chính khoa học thuộc Viện y tế Hoa kỳ ủy quyền cho nhóm nghiên cứu của hãng Roche phân tích mẫu còn lưu trữ của Viện Pasteur và của Phòng thí nghiệm sinh học tế bào ung thư trong khoảng thời gian từ năm 1983 đến 1985. Kết luận được đưa ra là virus được Robert Gallo tìm thấy giống với những gì Montagnier đã phát hiện được trước đó.
Luc Montagnier là đồng sáng lập viên của Quỹ nghiên cứu và phòng chống AIDS thế giới, tham gia chỉ đạo chương trình hợp tác nghiên cứu virus quốc tế. Ông đã được trao hơn 20 giải thưởng khoa học lớn trong đó có phần thưởng cao quý, giải Nobel Y cho lĩnh vực Y học – Sinh lý học 2008.
Lê Minh Khôi & Nguyễn Bá Tiếp
Deustchlandfunk
Nobelprize.org [1]