Top 3 # Giải Sách Bài Tập Vật Lý 8 Sgk Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Vật Lý 8 Sgk

Giải Bài Tập SGK

C1 (Trang 22, Sách giáo khoa vật lý 7)

Ảnh của cây nến là ảnh ảo, lớn hơn cây nến.

C2 (Trang 22, Sách giáo khoa vật lý 7)

Cách bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng, cách gương phẳng và gương cầu lõm một khoảng bằng nhau.

Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

C3 (Trang 23, Sách giáo khoa vật lý 7)

Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điếm trước gương.

C4 (Trang 23, Sách giáo khoa vật lý 7)

Chùm sáng từ Mặt Trời tới gương coi như chùm tia tới song song có nhiệt năng lớn.

Mặt Trời ở rất xa ta nên chùm sáng từ Mặt Trời tới gương coi như chùm tia tới song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. Ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng lớn cho nên vật để ở cho ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên.

Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.

C6 (Trang 24, Sách giáo khoa vật lý 7)

Trong pha đèn có một gương cầu lõm có thể chiếu ra một chùm sáng song song.

Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đi được xa, không bị phân tán mà vẫn sáng rõ.

C7 (Trang 24, Sách giáo khoa vật lý 7)

Có một vị trí của bóng đèn cho ta một chùm sáng phản xạ song song.

Từ vị trí đó, nếu đưa bóng đèn ra xa gương thì ta thu được một chùm sáng hội tụ.

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn pin phát ra thì ta phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương.

Giải Bài Tập Sgk Vật Lý 8 Bài 2: Vận Tốc

Làm thế nào dể biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? Hãy ghì kết quả xếp hạng của từng học sinh vào cột thứ 4.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần xét quãng đường và thời gian chạy của mỗi học sinh trong bảng.

Hướng dẫn giải

Để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm cần căn cứ vào thời gian mà họ chạy hết 60m đó. Người nào có thời gian ít hơn thì người đó chạy nhanh hơn.

Kết quả xếp hạng của từng học sinh:

Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột thứ 5.

Phương pháp giải

Hướng dẫn giải

Dựa vào bảng kết quả xếp hạng ở câu 2, hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau đây:

Độ lớn của vận tốc cho biết sự (1) ………(2)………. của chuyển động.

Độ lớn của vận tốc được tính bằng (3) ………. trong suốt một thời gian.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm lý thuyết vật lý về độ lớn của vận tốc.

Hướng dẫn giải

Các từ thích hợp được điền vào chỗ trống như sau:

Tìm đơn vị vận tốc thích hợp để điền vào chỗ trống ở bảng sau đây:

Phương pháp giải

Hướng dẫn giải

Ta có: Vận tốc được xác định bằng biểu thức: (v= frac{s}{t})

⇒ Đơn vị vận tốc = Đơn vị độ dài/Đơn vị thời gian

a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của một người đi xe đạp là 10,8 km/h của một tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết gì?

b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần;

+ Vận dụng lí thuyết về vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

Hướng dẫn giải

a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của một người đi xe đạp là 10,8 km/h của một tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết gì?

Vận tốc của một ô tô là 36 km/h: Nghĩa là trong một giờ, ô tô đi được 36km.

Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h: Nghĩa là trong một giờ, người đi xe đạp đi được 10,8km.

Vận tốc của một xe lửa là 10m/s: Nghĩa là trong một giây, xe lửa đi được 10m.

b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?

Để so sánh các chuyển động với nhau thì phải đối vận tốc của các chuyển động về cùng một đơn vị.

Vận tốc ô tô là: v1 = 36 km/h =36000/3600 = 10 m/s.

Vận tốc của xe đạp là: v2 = 10,8 km/h = 10800/3600 = 3 m/s.

Vận tốc của xe lửa là 10m/s.

Vậy ôtô, tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất.

Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

Trong đó: s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó.

Hướng dẫn giải

Vận tốc của tàu tính ra km/h là:

Áp dụng công thức (v=frac{s}{t})

⇒ (v=frac{81}{1.5}=54 km/h)

Ta có: 1km= 1000m; 1h= 3600s.

Vận tốc của tàu tính ra m/s là:

(v=frac{81.1000}{1.5.3600}=15 (m/s))

Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?

Phương pháp giải

Để biết quãng đường đi được là bao nhiêu km ta áp dụng:

trong đó: s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó.

Hướng dẫn giải

Ta có: 40 phút = 50/60 giờ = 2/3 giờ.

Quãng đường người đó đi được là: s = v.t = 12. 2/3 = 8 km.

Vậy quãng đường người đó đi được là 8km.

Một người đi bộ với vận tốc 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.

Phương pháp giải

Để tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút ta cần áp dụng:

trong đó: s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó.

Hướng dẫn giải

Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.

Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc bằng đúng quãng đường mà người đó đã đi trong 30 phút.

Quãng đường người đó phải đi là: s = v.t = 4.0,5 = 2 km.

Vậy quãng đường người đó phải đi là 2 km.

Giải Bài Tập C8: Trang 23 Sgk Vật Lý Lớp 8

Chương I: Cơ Học – Vật Lý Lớp 8

Giải Bài Tập SGK: Bài 6 Lực Ma Sát

Bài Tập C8 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8

Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại:

a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

b. Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.

c. Giày đi mãi đế bị mòn.

d. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò).

Lời Giải Bài Tập C8 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8 Giải:

Câu a: Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này là có ích.

Câu b: Ô tô đi vào chỗ bùn lầy, khi đó lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường quá nhỏ nên bánh xe ô tô bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong trường hợp này là có ích.

Câu c: Giày đi mãi đế bị mòn vì ma sát của mặt đường với đế giày làm mòn đế. Ma sát trong trường hợp này là có hại.

Câu d: Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò) để tăng ma sát giữa dây cung với dây đàn nhị, nhờ vậy nhị kêu to. Ma sát trong trường hợp này là có ích.

Cách giải khác

Câu a: Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mối lau dễ bị ngã, vì khi đó lực ma sát giữa chân ta và sàn nhà giảm. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì nhờ có ma sát ta mới không bị ngã.

Câu b: Ôtô đi trên bùn dễ bị sa lầy, vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có bùn nhỏ, bánh xe không bám vào đặt đường được, nên bị sa lầy. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì nhờ có ma sát xe mới chuyện động được.

Câu c: Giày đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giày đã bào mòn đế giày. Trong trường hợp này lực ma sát là có hại, vì nó làm cho giày mau hư.

Câu d: Mặt ốp ôtô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp, vì để ôtô và xe đạp chuyển động được trên mặt đường thì giữa lốp xe và mặt đường phải có lực ma sát để bánh xe bám đường. Xe vận tải nặng hơn xe đạp nên cần lực ma sát lớn hơn xe đạp. Do đó mặt lốp ôtô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì nhờ có ma sát xe mới chuyển động được.

Câu e: Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị để tăng ma sát trượt, khi kéo đàn cần kéo sẽ cọ sát với dây đờn phát ra âm thanh. Trường hợp này lực ma sát là có lợi.

Cách giải khác

Câu a: Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát với chân người rất nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.

Câu b: Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát tác dụng lên lốp ô tô quá nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.

Câu c: Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giày. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có hại.

Câu d: Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị làm tăng ma sát giữa dây cung và dây đàn nhị vậy khi kéo nhị sẽ kêu to. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.

Hướng dẫn giải bài tập c8 trang 23 sgk vật lý lớp 8 bài 6 lực ma sát chương I cơ học. Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại.

Các bạn đang xem Bài Tập C8 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8 thuộc Bài 6: Lực Ma Sát tại Vật Lý Lớp 8 môn Vật Lý Lớp 8 của chúng tôi Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.

Giải Bài Tập Sgk Vật Lý 6 Bài 8: Trọng Lực

Tiến hành thí nghiệm treo quả nặng vào lò xo và trả lời các câu hỏi sau:

Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát thí nghiệm ở hình 8.1 và nắm rõ lý thuyết Vật lý về:

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng (đó là lực kéo).

Lực này có phương thẳng đứng, chiều ngược lại với chiều hướng vào Trái Đất.

Quả nặng vẫn đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Lực kéo của lò xo tác dụng vào đã cân bằng với trọng lượng của vật.

Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn? Lực đó có phương và chiều như thế nào?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần phân tích thí nghiệm và nắm:

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Viên phấn luôn luôn có xu hướng rơi xuống đất (do tác dụng của trọng lực).

Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều luôn hướng về phía trái đất.

Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để (1)………..với lực của lò xo. Lực này do (2)………… tác dụng lên quả nặng.

– Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị (3)…………..Vậy phải có một (4)………..viên phấn xuống phía dưới. Lực này do (5)………..tác dụng lên viên phấn.

Phương pháp giải

Để tìm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về hai lực cân bằng, kết quả tác dụng của lực và trọng lực.

Hướng dẫn giải

Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để cân bằng với lực của lò xo. Lực này do Trái Đất tác dụng lên quả nặng.

Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị biến đổi. Vậy phải có một lực hút viên phấn xuống phía dưới. Lực này do Trái Đất tác dụng lên viên phấn.

Vậy, các từ cần điền vào chỗ trống là:

(1) – cân bằng;

(2) – Trái Đất;

(3) – biến đổi;

(4) – lực hút;

(5) – Trái Đất.

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng vào quả nặng đã (1)…… với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của (2)…., tức là phương (3)………

b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng (4)…….

Phương pháp giải

Để điền từ thích hợp trong khung để vào chỗ trống ta cần nắm:

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Hướng dẫn giải

a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng vào quả nặng đã cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của dây dọi, tức là phương thẳng đứng.

b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng từ trên xuống dưới.

Vậy, từ cần điền vào chỗ trống là:

(1) – cân bằng; (3) – thẳng đứng;

(2) – dây dọi; (4) – từ trên xuống dưới.

Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu:

Trọng lực có phương (1)…………….và có chiều (2)…………..

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.

Vậy, từ cần điền vào chỗ trống là:

(1) – thẳng đứng;

(2) – từ trên xuống dưới.

Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là nằm ngang. Hãy dùng một thước êke để tìm mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang:

Phương thẳng đứng và phương ngang tạo với nhau 1 góc vuông.