Top 10 # Giải Sách Tiếng Việt 5 Tập 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Chuẩn Chương Trình Sách Giáo Khoa

TỔNG HỢP BÀI SOẠN TIẾNG VIỆT LỚP 5 TẬP 1 MỚI NHẤT

Với những ai đang quan tâm muốn nâng cao kiến thức học Văn thì đội ngũ biên tập xin đồng hành cùng bạn. Chúng tôi xin giới thiệu những bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 1 đều là những kiến thức nằm trong chương trình học Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1.

Tuần 1. Việt Nam – Tổ quốc em

Tập đọc: Thư gửi các học sinh Chính tả: Nghe – viết: Việt Nam thân yêu – Ôn tập quy tắc viết c / k, g / gh, ng / ngh Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa Kể chuyện: Lý Tự Trọng Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tuần 2. Việt Nam – Tổ quốc em

Tập đọc: Nghìn năm văn hiến Chính tả: Nghe – viết: Lương Ngọc Quyến – Cấu tạo của phần vần Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Tập đọc: Sắc màu em yêu Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê

Tuần 3. Việt Nam – Tổ quốc em

Tập đọc: Lòng dân Chính tả: Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh – Quy tắc đánh dấu thanh Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa.

Tuần 4. Cánh chim hòa bình

Tập đọc: Những con sếu bằng giấy Chính tả: Nghe – viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ – Quy tắc đánh dấu thanh Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai Tập đọc: Bài ca về trái đất Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)

Tuần 5. Cánh chim hòa bình

Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc Chính tả: Nghe – viết: Một chuyên gia máy xúc – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa uô / ua) Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hòa bình Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Tập đọc: Ê-mi-li, con Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê Luyện từ và câu: Từ đồng âm

Tuần 6. Cánh chim hòa bình

Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai Chính tả: Nhớ – viết: Ê-mi-li, con – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa ươ / ưa) Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Tập làm văn: Luyện tập làm đơn Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tuần 7. Con người với thiên nhiên

Tập đọc: Những người bạn tốt Chính tả: Nghe – viết: Dòng kinh quê hương – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa iê / ia) Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tuần 8. Con người với thiên nhiên

Tập đọc: Kì diệu rừng xanh Chính tả: Nghe – viết: Kì diệu rừng xanh – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa yê / ya) Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Tập đọc: Trước cổng trời Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)

Tuần 9. Con người với thiên nhiên

Tập đọc: Cái gì quý nhất? Chính tả: Nhớ – viết: Tiếng đàn ba-lai-ca trên sông Đà – Phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Tập đọc: Đất Cà Mau Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận Luyện từ và câu: Đại từ Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Tuần 10. Ôn tập giữa học kì I

Ôn tập giữa học kì I

Tuần 11. Giữ lấy màu xanh

Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ Chính tả: Nghe – viết: Luật Bảo vệ môi trường – Phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô Kể chuyện: Người đi săn và con nai Tập đọc: Tiếng vọng Luyện từ và câu: Quan hệ từ Tập làm văn: Luyện tập làm đơn

Tuần 12. Giữ lấy màu xanh

Tập đọc: Mùa thảo quả Chính tả: Nghe – viết: Mùa thảo quả – Phân biệt âm đầu s / x, âm cuối t / c Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Tập đọc: Hành trình của bầy ong Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ Tập làm văn: Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)

Tuần 13. Giữ lấy màu xanh

Tập đọc: Người gác rừng tí hon Chính tả: Nghe – viết: Hành trình của bầy ong – Phân biệt âm đầu s / x, âm cuối t / c Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ

Tuần 14. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Chuỗi ngọc lam Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé Tập đọc: Hạt gạo làng ta Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp

Tuần 15. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo Chính tả: Nghe – viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo – Phân biệt âm đầu tr / ch, thanh hỏi / thanh ngã Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động) Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)

Tuần 16. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền Chính tả: Nghe – viết: Về ngôi nhà đang xây – Phân biệt các âm đầu r / d / gi, v – d, các vần iêm / im, iêp / ip Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ Tập đọc: Thầy cúng đi bệnh viện Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết) Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc

Tuần 17. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Ngu Công xã Trịnh Tường Chính tả: Nghe – viết: Người mẹ của 51 đứa con Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn Luyện từ và câu: Ôn tập về câu

Tuần 18. Ôn tập cuối học kì I

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 11, 12 – Tiết 1 – Tuần 3 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1

Lời giải chi tiết Câu 1: Đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi: Tây Bắc

Đã lâu lắm rồi Tây Bắc lại đón nhận thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt đến như vậy. Nhưng tất cả điều này vẫn không làm co Tây Bắc mất đi vẻ đẹp vốn có. Một Tây Bắc khác, đậm đà hơn, quyến rũ hơn và cũng ấm áp hơn trong lòng người lữ khách phương xa.

Những mảnh ruộng bậc thang xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi. Len lỏi qua những góc núi là những con suối nhỏ ngày đêm róc rách, với làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. Những con đường đèo quanh co uốn khúc, những nếp nhà sàn bé xíu nằm xa tít trong thung lũng, những vệt khói lam chiều mỏng mảnh của bếp nhà ai vắt ngang trời mây. Thật không đâ thơ mộng và đẹp như Tây Bắc lúc này.

Tôi ngỡ mình đang mơ và trong giấc mơ ấy, tôi lạc giữa chốn thiên đường. Một thế giới của nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt, của những cây bàng, lộc vừng khẳng khiu đang đâm chồi nảy lộc giữa tiết trời xuân lạnh giá và của không gian tinh khiết trong trẻo vô cùng.

(Theo Internet)

a) Tìm và ghi lại từ ngữ cho thấy vẻ đẹp của mỗi sự vật vùng Tây Bắc.

– Những mảnh ruộng bậc thang …….

– Những con suối …….

– Những con đường đèo …….

– …………………………

– …………………………

– …………………………

b) Theo em, vì sao tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường? c) Tìm trong bài Tây Bắc rồi ghi lại một cặp từ đồng nghĩa, một cặp từ trái nghĩa) Trả lời: a.

– Những mảnh ruộng bậc thang: xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi.

– Những con suối: len lỏi qua những góc núi, ngày đêm chảy róc rách, làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên.

– Những con đường đèo: quanh co uốn khúc.

– Những nếp nhà sàn: bé xíu, nằm xa tít trong thung lũng.

– Những vệt khói lam chiều: mỏng manh của bếp lửa nhà ai vắt ngang trời mây.

b. Tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường bởi vì nơi đây khiến cho tác giả có cảm giác đang được bước vào thế giới của những nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt….

c.

– Một cặp từ trái nghĩa: lạnh giá – ấm áp

– Một cặp từ đồng nghĩa: nhỏ, bé xíu

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong các câu sau:

a) Làng tôi có lũy tre xanh …….

b) Ba của Hòa là một công nhân trong nhà máy điện …….

c) Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ …….

Trả lời:

a. Làng tôi có luỹ tre xanh xanh

⟶ Đồng nghĩa với từ làng là từ thôn hoặc bản

b. Ba của Hoà là một công nhân trong nhà máy điện.

⟶ Đồng nghĩa với từ ba là từ cha, bố,…

c. .Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ.

⟶ Đồng nghĩa với từ mừng quýnh là từ mừng rỡ, vui mừng

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa thay cho từ hớn hở trong câu sau:

Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.

Từ thay thế là …….

Trả lời:

Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.

Từ thay thế là từ: háo hức, hồ hởi

Tiếng Việt Lớp 5 Bài 18A: Ôn Tập 1

1. Hoạt động thực hành

Câu 1: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

Hướng dẫn giải:

Câu 2: Giả sử em là bạn của nhân vật bạn nhỏ (truyện Người gác rừng tí hon), em hãy nêu nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh họa cho nhận xét của em.

Hướng dẫn giải:

– Nhân vật bạn nhỏ chính là một người có ý thức bảo vệ rừng xanh. Bạn đã dùng trí thông minh và lòng dũng cảm để ngăn chặn ngay hành động của những kẻ vô ý thức và độc ác, những kẻ phá hoại rừng xanh. Bạn nhỏ xứng đáng với lời khen “là chàng gác rừng dũng cảm”.

Câu 3:

Câu hỏi: Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.

Hướng dẫn giải:

Câu 4: Trong hai bài thơ đã học ở chủ điểm Vì hạnh phúc con người, em thích câu thơ nào nhất? Hãy trình bày cái hay của những câu thơ ấy để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.

Hướng dẫn giải:

– Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em thích các câu thơ:

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt gạo làng ta…

Các câu thơ cuối trong bài đã giúp em liên tưởng đến sự đóng góp công sức của người nông dân làm ra hạt gạo để nuôi quân đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Và cũng từ hạt gạo người nông dân làm ra đã góp phần nuôi sống mọi người, tạo nên xã hội ấm no và hạnh phúc. Vì thế nhà thơ Trần Đăng Khoa đã coi hạt gạo như: “Hạt vàng làng ta”. Sự so sánh ví von này thật hay và thật chính xác.

Tổng kết vốn từ về bảo vệ môi trường

Hướng dẫn giải:

Tổng kết vốn từ về bảo vệ môi trường

2. Hoạt động ứng dụng

Câu 1: Đọc cho người thân nghe những đoạn văn, thơ em đã đọc thuôc lòng ở lớp.

Hướng dẫn giải:

Khi đọc cần chú ý:

– Phát âm chuẩn.

– Biểu cảm những chỗ cần thiết.

– Ngắt, nghỉ phù hợp.

Câu 2: Tìm 8 từ có tiếng “bảo”.

Hướng dẫn giải:

Bảo đảm, bảo toàn, bảo vật, quốc bảo, bảo trì, bảo quản, bảo mật, bảo bố.

3. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

– Củng cố và hệ thống lại những bài tập đọc đã học.

– Biết cách lập bảng thống kê các tác phẩm đã học trong những chủ điểm như: “Giữ lấy màu xanh”, “Vì hạnh phúc con người”.

Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Tập Làm Văn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em. Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

A. Mở bài : Giới thiệu chung về cảnh mà em sẽ tả (Thác Đam- bri ở huyện Bảo Lâm, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).

– Em cùng ba đi thăm vào dịp hè.

B. Thân bài

– Giới thiệu đường vào thác:

+ Từ chợ huyện Bảo Lâm chạy vào khoảng 6 cây số – đó là đường vào thác.

+ Trèo lên hàng trăm bậc thang bằng đá.

+ Ven đường, tán lá lòe xòe, ẩm ướt.

– Nhìn từ trên xuống :

+ Dòng thác tuôn dữ dội, đổ ầm ầm. Dòng nước đổ xuống tạo thành một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước mát lạnh, bọt nước trắng xóa. Dưới chân thác, dòng nước cuồn cuộn.

+ Cây cầu bắc ngang nối hai bờ thác.

+ Có người cho mướn ngựa.

+ Những tảng đá lớn bị nước chảy mài nhẵn nhụi.

+ Du khách ngồi nghỉ chân …

– Nhìn từ dưới nhìn lên :

+ Ánh nắng lấp lóa.

+ Cầu vồng 7 màu khoe sắc – đẹp vô cùng.

+ Dòng thác dữ dội, mạnh mẽ như muốn đổ sập xuống, nuốt chửng tất cả.

C. Kết luận

– Cảnh đẹp dữ dội.

– Làm say lòng người.

– Mời mọi người đến thăm.

Câu 2 Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

Dịp hè vừa rồi, ba dẫn em đi thảm thác Đam-bri, cảnh đẹp nơi đây đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về đất trời cao nguyên.

Từ chợ huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng, con đường đất đỏ dẫn vào thác ngoằn ngoèo uốn quanh đồi chè đều tăm tắp, xanh mướt. Bên lề đường, từng hàng dã quỳ, hoa nở vàng, rực rỡ, lấn át đám cúc dại lan trên mặt đất. Không khí mát mẻ, dễ chịu.

Để lên thác, em phải cùng ba trèo qua hàng trăm bậc thang đá ẩm ướt. Hai bên vệ đường, từng tán lá cây lòe xòe như níu chân du khách.

Con đường đá dẫn lên một cây cầu bắc ngang hai bờ thác. Nhìn từ trên xuống dòng thác thật dữ dội, nước chảy ầm ầm. Dòng nước trắng xóa đổ xuống như một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước li ti mát lạnh, bọt tung trắng xóa. Dưới chân dòng thác, những tảng đá lớn bị nước bào mòn, nhẵn nhụi, đón dòng nước cuồn cuộn chảy qua. Nhưng chỉ dữ dội một đoạn, chảy thêm vài chục mét nữa, con nước đã hiền hòa trở lại, uốn mình theo các quả đồi, len vào các lạch nhỏ dẫn nước về đồi chè, nương dâu…. Phía dưới chân thác, du khách thay nhau chụp ảnh, người ngồi thả chân xuống nước để cảm nhận sự mát lạnh của dòng nước thấm vào, xua tan mệt mỏi, người quay phim … Em thấy một bạn gái tóc vàng, chắc là người ngoại quốc đang cười thích thú trên lưng ngựa. Chú ngựa được cho thuê để du khách chụp hình, quen khách, hiền lành đứng im cho bác thợ chụp ảnh tạo kiểu.

Nhưng rực rỡ nhất khi nhìn từ dưới lên, hơi nước bốc lên mù mịt như sương khói, ánh nắng mặt trời chiếu xuống tạo thành một dải cầu vồng bảy sắc, rực rỡ vô cùng … Đứng phía dưới nhìn lên, em thấy mình thật nhỏ bé, dòng thác như muốn đổ sập xuống, cuốn phăng đi tất cả.

Chuyến đi thăm thác để lại cho em một ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ của đất trời cao nguyên. Bây giờ thì em đã tin rằng “cảnh đẹp có thể làm say lòng người”! Nếu có cơ hội, nhất định em sẽ xin ba được đi thăm một lần nữa …

chúng tôi