Top 12 # Giải Sbt Gdcd 8 Bài 4 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 8 Bài 4: Giữ Chữ Tín

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 4: Giữ chữ tín

Giải bài tập môn GDCD lớp 8

Bài tập môn GDCD lớp 8

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 2: Liêm khiết

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 5: Pháp luật và kỷ luật

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

Trả lời

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.

Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín và một số biểu hiện trái với giữ chữ tín trong cuộc sống?

Trả lời

Một số biểu hiện của giữ chữ tín:

Giữ lời hứa

Biết giữ lời hứa

Đúng hẹn

Hoàn thành nhiệm vụ

Giữ được lòng tin

Một số biểu hiện trái với giữ chữ tín:

Mượn đồ, tiền trả không đúng hẹn

Hứa với cha, mẹ thầy cô mà không thực hiện

Che dấu khuyết điểm của bản thân và người khác.

Bài tập 3: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta phải biết giữ chữ tín?

Trả lời

Chúng ta phải biết giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với việc làm của mình.

Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu, tôn trọng.

Bài tập 4: Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì?

Trả lời

Thực hiện đúng nội qui

Hứa sửa chữa khuyết điểm và cố gắng sửa chữa

Nộp bài tập đúng qui định

Không che dấu điểm kém với bố mẹ, thầy cô.

Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiộn thực hiện lời hứa.

Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.

Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhậnể

Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.

Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.

Lòng vả cũng như lòng sung

Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

C. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.

Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

Trả lời

Câu 5: A, C

Câu 6: B

Bài tập 7: Giờ kiểm tra môn Toán, sau khi thầy đọc đề bài, cả lớp chăm chú làm bài. Huy đang loay hoay với tờ giấy nháp, với những con số nhằng nhịt và bỗng trở nên lúng túng. Chả là tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài. Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Lúc này, Huy đang cố gắng nhưng với bài toán nó đã làm chỉ đáng được 3 điểm. Huy bối rối quay sang cậu bạn ngồi bên cạnh cầu cứu nhưng cậu này cũng đang bí và xui Huy mở sách giải ra. Huy nghĩ, nếu mình chép được một bài nữa thì ít ra cũng không bị điểm dưới trung bình, không bị ảnh hưởng đến danh dự của một học sinh khá. Bàn tay Huy di chuyển xuống dưới ngăn bàn, động vào quyển sách toán, mắt nhìn thầy giáo đứng trên bảng. Nó thấy đôi mắt thầy mỉm cười như đang khích lệ học trò. Thầy nhìn khắp lớp, nhưng không nhìn nó, Huy biết thầy rất tin tưởng nó. Nếu biết được việc làm của nó, thầy sẽ mất niềm tin ở người học trò của mình. Nó là một học sinh khá và ngoan cơ mà! Bàn tay Huy từ từ rời quyển sách trong ngăn bàn, nó thấy lòng nhẹ nhõm hơn…

Câu hỏi:

1/ Huy vốn là một học sinh như thế nào? Vì sao Huy định mở sách giải ra chép?

2/ Điều gì đã ngăn Huy không phạm sai lầm đó?

Trả lời

Khi gặp khó khăn, bế tắc thì ta càng phải giữ lòng tin của mọi người đối với mình, không làm chuyện gian dối, như vậy lương tâm ta sẽ được thanh thản.

Bài tập 8: H. là con nhà nghèo nhưng tính tình lại đua đòi, luôn tỏ ra là người sành điệu qua cách ăn mặc, nói năng, chơi bời. Để có tiền tiêu xài, H. đã làm những chuyện gian dối. Một lần, người cô của H. đã đến tận trường gọi H. ra đòi nợ. Thì ra, H. đã mượn danh nghĩa của mẹ đến nhà cô vay tiền để mua sắm riêng cho mình và chơi ở quán net. Khi cô tới đòi nợ thì mẹ H. mới sững sờ vì thấy con gái dám làm chuyện như vậy.

Câu hỏi

1/ Hãy nêu nhận xét của em về H

2/ Theo em, hậu quả của hành vi của H. và những hành vi gian dối tương tự là gì?

Trả lời

1/ H làm như vậy là không được. H đã lấy danh nghĩa của mẹ để dám vay tiền cô mình

2/ H là người thiếu trung thực do đó đã đánh mất lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu hỏi

Theo em, vì sao bố mẹ N. không đưa tiền học cho N. nữa?

Trả lời

N là người nói dối bố mẹ, N không biết giữ lời hứa với cha mẹ, thầy cô. N xin tiền thêm của bố mẹ để ham chơi, đua đòi với bạn bè khiến cho bố mẹ buồn rất nhiều.

Bài tập 10: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin”? Em có thể hỏi cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này và lấy đó làm phương châm hành động, rèn luyện cho mình.

Trả lời

Câu tục ngữ ý nói: nếu một lần ta đã làm người khác mất lòng tin thì những lần sau người ta cũng sẽ không tin ta nữa.

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 6 Bài 4: Lễ Độ

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 4: Lễ độ

Giải bài tập môn GDCD lớp 6

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 4: Lễ độ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1: Theo em, thế nào là lễ độ?

Trả lời

Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

Bài tập 2: Em hãy tìm một số biểu hiện của lễ độ và thiếu lễ độ thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ…

Trả lời

Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người khi giao tiếp với người khác

Gọi dạ bảo vâng

Đi thưa về chào

Kính già yêu trẻ

Tiên học lễ hậu học văn

Thiếu lễ độ: không coi ai ra gì, nói năng thô kệch.

Bài tập 3: Theo em, việc cư xử lễ độ với mọi người có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

Ý nghĩa:

Thể hiện sự quan tâm, đối xử với người khác.

Biểu hiện của người có văn hóa, có lòng tự trọng, có đạo đức, được mọi người quý mến.

Bài tập 4: Ý kiến nào sau đây là đúng nhất về lễ độ?

Là cách cư xử đúng mực trong khi giao tiếp với người khác

Là cách cư xử khéo léo trong khi giao tiếp với người khác

Là cách cư xử gần gũi trong khi giao tiếp với người khác

Là cách cư xử thận trọng trong khi giao tiếp với người khác

Bài tập 5: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

Lễ độ giúp quan hệ bạn bè cùng lớp trở nên tốt hơn

Lễ độ giúp con người sống có văn hoá

Chỉ cần lễ độ với người lớn tuổi

Lễ độ là thể hiện con người có đạo đức

Bài tập 6: Em đồng tình với hành vi nào sau đây?

Ân cần, cởi mở với các bạn trong lớp

Nói trống không với người lớn tuổi

Nói tên bố mẹ các bạn trong lớp

Trêu chọc bạn khuyết tật

Bài tập 7: Cư xử lễ độ thể hiện điều gì?

Truyền thống tương thân tương ái

Sự tự trọng, có văn hoá, quan tâm đến mọi người.

Cách học làm sang

Biết ơn người giúp mình

Trả lời:

Câu 4: A

Câu 5: C

Câu 6: A

Câu 7: B

Bài tập 8:

Tan học, Mai và Hoà đang trên đường về nhà thì có một cụ già trông gầy yếu tiến lại hỏi thăm đường. Mai đang định trả lời cụ thì Hoà ngăn lại:

– Kệ cụ ấy, mình phải đi nhanh về kẻo muộn, thời gian đâu mà giúp mấy người già không quen biết.

Hoà quay sang cụ già nói:

– Này cụ già, cụ đi hỏi người khác đi, tụi cháu không có thì giờ đâu.

Câu hỏi:

Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn Hoà trong tình huống trên ? 2/Nếu em là Mai, em sẽ có cách ứng xử như thế nào?

Trả lời

Cách ứng xử của Hoà là biểu hiện thiếu lễ độ đối với người lớn tuổi. Nếu là Mai, em sẽ chỉ đường giúp cụ và nói với Hoà không nên có cách ứng xử như thế với mọi người, nhất là người lớn tuổi.

Bài tập 9:

Cô giáo dạy môn Địa lí là một cô giáo trẻ mới ra trường, cô được phân công dạy lớp 6A, khi cô vừa bước vào lớp, cả lớp đứng dậy chào cô. Bỗng:

– Ọ… ọ e hèm!

Tiếng phát ra từ bạn Long ở bàn đầu tiên, kèm theo đó là nụ cười nửa miệng đầy vẻ trêu chọc.

Câu hỏi:

Theo em, hành vi của bạn Long thế hiện điều gì? Nếu em là bạn cùng lớp với Long, em sẽ làm gì?

Trả lời

Hành vi của Long thể hiện thiếu văn hoá, thiếu lễ độ với cô giáo dạy mình.

Nếu là bạn của Long, em sẽ khuyên Long phải tôn trọng và biết cư xử đúng mực với các thầy cô.

Bài tập 10: Nhìn thấy cô giáo cũ đang đến gần, Dũng nghĩ: Cô ấy không còn dạy mình nữa, chẳng cần chào đâu.

Câu hỏi: Em đánh giá thế nào về suy nghĩ đó của Dũng?

Trả lời

Dũng có suy nghĩ sai. Học sinh cần phải biết lễ độ, tôn trọng các thầy cô, dù là bây giờ không còn dạy mình nữa.

Bài tập 11:

Nếu các bạn lớp em hay làm việc riêng hoặc nói chuyện trong giờ học mà không nghe thầy cô giáo giảng bài thì em sẽ khuyên các bạn như thế nào?

Trả lời

Em sẽ bảo các bạn trật tự, các bạn nói truyện trong giờ học mà không nghe cô giáo giảng bài là không tôn trọng, không lễ độ với người lớn hơn tuổi.

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 7 Bài 8: Khoan Dung

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 8: Khoan dung

Giải bài tập môn GDCD lớp 7

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 8: Khoan dung được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là khoan dung?

Trả lời

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa sai lầm.

Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của khoan dung và một số biểu hiện trái với khoan dung trong cuộc sống?

Trả lời

Một số biểu hiện của khoan dung:

Ôn tồn thuyết phục bạn sửa lỗi

Tha thứ khi người khác mắc lỗi và biết lỗi sửa lỗi

Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ, Công bằng vô tư khi phán xét người khác.

Một số biểu hiện trái với khoan dung:

Hẹp hòi, ích kỷ

Chấp vặt với người khác

Luôn không biết thông cảm cho người khác, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân.

Bài tập 3: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Trả lời

Ý nghĩa:

Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Bài tập 4: Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng khoan dung của mình?

Trả lời

Bản thân em đã làm để thể hiện lòng khoan dung của mình

Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn

Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ

Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.

Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người

Chị ngã em nâng.

Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

Gió chiều nào che chiều ấy.

Trách mình trước, trách người sau.

A. Khoan dung là biết tha thứ, độ lượng với lỗi lầm, thiếu sót của người khác

B. Khoan dung là chiều theo mọi yêu cầu của người khác một cách vô điều kiện.

C. Khoan dung là biết cảm nhận được vẻ đẹp của những sự khác biệt về văn hoá, phong tục, thậm chí của những sự đối lập.

D. Đấu tranh vì lẽ phải và sự công bằng cũng là thể hiện sự khoan dung.

E. Khoan dung tức là né tránh mọi sự đấu tranh.

G. Người không bao giờ phản đối người khác là người khoan dung.

Bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn

Hay để ý đến khuyết điểm của người khác

Góp ý cho bạn để bạn sửa chữa khuyết điểm

Tìm cách che dấu khuyết điểm cho bạn

A. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

B. Người khoan dung là người không định kiến hẹp hòi.

C. Cư xử khoan dung là không công bằng.

D. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người

E. Cư xử khoan dung chẳng có lợi gì cho mình mà chỉ bị thiệt.

G. Người có lòng khoan dung không chấp nhặt, không đối xử nghiệt ngã với người khác.

H. Người có lòng khoan dung luôn biết nhường nhịn người khác và có cuộc sống thanh thản.

I. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị.

Trả lời

Câu 5: B

Câu 6: A, C, D

Câu 7: C

Câu 8: A, C, E

Bài tập 9: T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không? Vì sao?

2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T?

Trả lời

Không tán thành thái độ của những người lớn đối với T vì họ có định kiến hẹp hòi với T, coi T là đứa trẻ hư hỏng, trong khi T đã sữa chữa lỗi lầm và tiến bộ.

Bài tập 10: Hằng có tiếng là học giỏi và xinh gái, các bạn nữ nhìn Hằng bằng con mắt ngưỡng mộ. Hằng cũng biết như vậy và tự coi mình là “linh hồn” của phái nữ, chê tất cả mọi người. Hôm Tâm mới chuyển đến lớp, các bạn trầm trồ khen Tâm xinh thì Hằng bĩu môi: “Xì, xinh gì mà xinh!” Thấy Thoa mặc chiếc áo mới, các bạn xúm lại khen Thoa mặc đẹp. Hằng buông một câu: “Đẹp gì mà đẹp, đã đen lại đi mặc cái màu ấy!”, làm Thoa suýt phát khóc.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về Hằng? Vì sao Hằng không nhận thấy những ưu điểm của người khác?

2/ Em sẽ góp ý cho Hằng như thế nào?

Trả lời

1/ Hằng là người kiêu căng và thiếu lòng khoan dung nên đã không nhìn thấy ưu điểm của người khác.

2/ Em sẽ khuyên Hằng rằng là đã là bạn bè trong lớp thì nên khoan dung, nhìn nhận những ưu điểm của bạn bè một cách công bằng, không nên ích kỷ chỉ nghĩ cho một một mình như vậy được.

Bài tập 11: Tan học, Huệ vừa ra được khỏi cổng trường thì một bạn gái ở trong sân trường không hiểu vì sao vội vàng chạy ra xô vào Huệ làm Huệ bị ngã, cặp sách văng ra, quần áo Huệ vấy bẩn.

Câu hỏi:

Nếu là Huệ, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao em làm như vậy?

Em mắng cho bạn đó một trận.

Em không nói gì, im lặng bỏ đi

Em hỏi lí do vì sao bạn đó xô vào em và góp ý cho bạn đó.

Em gọi các bạn cùng lớp đến doạ cho bạn đó sợ

Trả lời

Nếu là Huệ, em sẽ hỏi lí do vì sao bạn đó xô vào em và góp ý cho bạn đó. Vì trong cuộc sống ai cũng có lúc mắc phải lỗi lầm, nên có lòng khoan dung với người khác.

Bài tập 12: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng khoan dung và trao đổi với bạn bè?

Trả lời

Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng khoan dung

Một điều nhin là chín điều lành

Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài

Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại

Giải Bài Tập Sbt Gdcd Lớp 8 Bài 2: Liêm Khiết

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 2: Liêm khiết

Giải bài tập môn GDCD lớp 8

Bài tập môn GDCD lớp 8

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là liêm khiết?

Trả lời

Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

Bài tập 2: Liêm khiết được biểu hiện như thế nào?

Trả lời

Liêm khiết được biểu hiện như sau:

Không tham lam

Không tham ô tiền bạc, tài sản chung

Không nhận hối lộ

Không sử dụng tiền bạc vào những việc riêng

Không sử dụng chức quyền vào những việc nhằm mưu cầu cho bản thân.

Bài tập 3: Liêm khiết có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội?

Trả lời

Liêm khiết có ý nghĩa:

Làm con người thanh thản

Nhận được sự tin cậy, quý trọng

Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Bài tập 4: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính liêm khiết?

Sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng

Tham lợi bất chính

Làm giàu bằng những việc làm mờ ám

Luôn tranh giành quyền lợi cho mình

Bài tập 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

Làm cấp trên thì có quyền nhận quà của người dưới quyền

Trong xã hội vẫn có nhiều người sống liêm khiết

Người không biết cách làm giàu là người liêm khiết

Thời buổi ngày nay, tính liêm khiết không còn tồn tại

Trả lời

Câu 4: A

Câu 5: B

Bài tập 6: Có người cho rằng “Muốn đạt được mục đích làm giàu thì phải làm bất cứ việc gì”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời

Làm giàu bằng việc làm chân chính thì mới đúng. Làm giàu mà bất chấp tất cả thì là tham lam, trái với đức tính liêm khiết.

Bài tập 7: Hà Anh rất nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người trong lớp. Nhưng mỗi lần giúp đỡ ai Hà Anh lại đòi trả công vì bạn quan niệm: Việc nào có lợi cho bản thân thì mới làm.

Câu hỏi:

1 / Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh? Em có đồng tình với quan điểm ấy không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn?

Trả lời

1/ Quan điểm của Hà Anh là sai lầm, trái với tính liêm khiết, Giúp đỡ bạn thì phải vô tư, không tính toán vì lợi ích cá nhân

2/ Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, giúp đỡ bạn bè cũng là giúp chính mình.

Bài tập 8: Ngày nay trong xã hội có rất nhiều người chạy theo lối sống thực dụng, chỉ đề cao đồng tiền và những giá trị vật chất. Em có suy nghĩ gì về những người đó?

Trả lời

Lối sống thực dụng thật đáng phê phán. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính sống trong sạch, không nên đề cao đồng tiền quá mức.

Bài tập 9: Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt” vào túi mình và đi ngay.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó?

2/ Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm “nhặt được của roi tạm thời bỏ túi” của một số bạn hiện nay?

Trả lời

2/ quan niệm trên phản ánh thực trạng hiện nay, con người sống không có tính liêm khiết, thực dụng, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.