Top 12 # Giải Sbt Hoá 9 Sgk Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Hoá Học 9 Bài 4: Một Số Axit Quan Trọng

Tóm tắt lý thuyết

1.1.1. Tính chất hóa học (HCl có đầy đủ tính chất hóa học của axit)

1.1.2. Ứng dụng

Điều chế các muối

Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn

Tẩy gỉ kim loại trước khi tráng, sơn, mạ kim loại

Chế biến thực phẩm, dược phẩm

1.2.1. Tính chất vật lí

Chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp đôi nước, không bay hơi, dễ tan trong nước, toả rất nhiều nhiệt

Lưu ý: Khi pha H2SO4 loãng , ta cho từ từ axit vào lọ nước ( Không làm ngược lại vì nguy hiểm)

1.2.2. Tính chất hóa học

Làm quỳ tím hoá đỏ Tác dụng với kim loại → muối + nước.

Các em chú ý quan sát thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng diễn ra:

Video 1: Phản ứng của Mg và dung dịch H 2SO 4

Tác dụng với bazơ → muối + nước

Các em chú ý quan sát thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng diễn ra:

Tác dụng với oxit bazơ → muối + nước

Các em chú ý quan sát thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng diễn ra:

Tác dụng với muối

1.2.3 Axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng

Tác dụng với kim loại

Các em chú ý quan sát thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng diễn ra:

Video 4: Thí nghiệm Đồng với axit sunfuric loãng và đặc

Tính háo nước

Các em chú ý quan sát thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng diễn ra:

Video 5: Thí nghiệm chứng minh tính háo nước của axit sunfuric đặc

Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển sang nâu rồi thành màu đen xếp rồi bị bọt khí đẩy trào ra khỏi miệng cốc, tỏa nhiệt nhiều.

Giải thích: Chất rắn màu đen là Cacbon. Người ta nói axit sunfuric đặc có tính háo nước với phương trình C12H22O11 11H2O + 12C

Hình 1: Ứng dụng của axit sunfuric

Trong Công nghiệp Axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc.

a. Nguyên liệu: Lưu huỳnh hoặc Quặng Pyritsắt (FeS 2)

b. Các công đoạn chính:

Sản xuất lưu huỳnh đioxit:

S + O2 SO2

Hoặc 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

Sản xuất lưu huỳnh trioxit:

2SO2 + O2 2SO3

Sản xuất H2SO4:

Video 6: Quy trình sản xuất Axit sunfuric

dd BaCl2; Ba(NO3)2 ; Ba(OH)2 được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc sunfat

Các em chú ý quan sát thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng diễn ra:

Video 7: Thí nghiệm giữa dung dịch BaCl 2 và H 2SO 4

Hình 2: Tính chất hóa học của Axit sunfuric

Phản Ứng Oxi Hoá Khử, Cách Lập Phương Trình Hoá Học Và Bài Tập

Phản ứng oxi hoá khử cũng xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, acquy. Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hoá chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hoá học… đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hoá – khử.

Vậy sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử và phản ứng oxi hoá khử là gì? làm sao để lập phương trình cho phản ứng oxi hoá khử? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

I. Định nghĩa phản ứng oxi hoá khử

+ Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. Hay phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự chuyến electron giữa các chất phản ứng.

* Ví dụ 1: Đốt cháy magie trong không khí, xảy ra sự oxi hoá magie

– Trước phản ứng Mg có số oxi hoá là 0, sau phản ứng là +2, Mg nhường electron:

– Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxi hoá

* Ví dụ 2: Sự khử CuO bằng H 2 xảy ra theo phản ứng.

– Trước phản ứng Cu có số oxi hoá là +2, sau phản ứng là 0, Cu nhận electron:

– Quá trình Cu nhận electron là quá trình khử

II. Chất khử, chất oxi hoá, sự oxi hoá, sự khử

1. Chất khử (chất bị oxi hoá)

– Khái niệm: Chất khử là chất có khả năng nhường e (cho e).

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất khử tăng.

+ Chất khử có chứa nguyên tố chưa đạt đến mức oxi hoá cao nhất.

Chú ý: Nguyên tố ở nhóm XA có số oxi hoá cao nhất là +X.

2. Chất oxi hoá (chất bị khử)

– Khái niệm: Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận e (thu e).

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất oxi hoá giảm.

+ Chất oxi hoá có chứa nguyên tố có mức oxi hoá chưa phải thấp nhất.

Chú ý: Kim loại có số oxi hoá thấp nhất là 0, phi kim thuộc nhóm xA thì số oxi hoá thấp nhất là (x – 8).

– Sự khử (quá trình khử) của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó.

– Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.

* Lưu ý: Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời trong một phản ứng. Tóm lại, Trong phản ứng oxi hoá khử bao giờ cũng có chất oxi hoá và chât khử tham gia.

III. Cách lập phương trình phản ứng Oxi hoá – Khử

– Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron, phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

– Để lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:

* Ví dụ 1: Lập PTHH của phản ứng P cháy trong O 2 tạo thành P 2O 5 theo phương trình:

Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hoá và chất khử.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hoá và chất khử, sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.

Lập PTHH của cacbon monooxit khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao, thành sắt và cacbon đioxit theo PTPƯ sau:

Bước 1: Xác định số oxi hoá

– Số oxi hoá của C tăng từ +2 lên +4 ⇒ C trong CO là chất khử

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử

Cân bằng phương trình phản ứng Oxi hóa khử:

IV. Bài tập về phản ứng oxi hoá khử

* Bài 1 trang 82 sgk hóa 10: Cho phản ứng sau:

– Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa – khử là : A.

– Còn các phản ứng còn lại không phải là phản ứng oxi hóa khử.

* Bài 2 trang 82 sgk hóa 10: Cho phản ứng sau:

Ở phản ứng nào NH 3 không đóng vai trò chất khử?

– Phản ứng NH 3 không đóng vai trò chất khử là phản ứng ở câu D:

– Lý do: Do N không thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

* Bài 3 trang 83 sgk hóa 10: Trong số các phản ứng sau:

– Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.

* Lời giải bài 3 trang 83 sgk hóa 10:

– Trong các phản ứng trên chỉ có phản ứng C là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố N và S.

A. Chỉ là chất oxi hóa.

B. Chỉ là chất khử.

C. Là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.

D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.

Chọn đáp án đúng.

* Lời giải bài 4 trang 83 sgk hóa 10:

– Trong phản ứng trên NO 2 đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử: C đúng

* Bài 5 trang 83 sgk hóa 10: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.

* Lời giải bài 5 trang 83 sgk hóa 10:

– Chất oxi hóa là chất nhận electron.

– Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

– Chất khử là chất nhường electron.

– Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

– Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

– Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

* Bài 6 trang 83 sgk hóa 10: Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.

* Lời giải bài 6 trang 83 sgk hóa 10:

– Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.

– Các ví dụ minh họa:

* Bài 7 trang 83 sgk hóa 10: Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:

* Lời giải bài 7 trang 83 sgk hóa 10:

a) Ta có PTHH:

– Thực hiện các bước cân bằng PTHH bằng phương pháp thăng bằng electron.

b) Ta có PTHH:

– Thực hiện cân bằng bằng phương pháp electron.

c) Ta có PTHH:

– Phương trình hoá học sau khi cân bằng như sau:

* Lời giải bài 8 trang 83 sgk hóa 10:

– Theo bài ra ta có: V AgNO3 = 85/1000 = 0,085 (lít)

⇒ n AgNO3 = V.C M = 0,085.0,15 = 0,01275 (mol).

– Phương trình hóa học của phản ứng:

– Theo PTPƯ: n Cu =(1/2).n AgNO3 = 0,01275/2 = 0,006375 (mol).

⇒ Khối lượng đồng tham gia phản ứng là: m Cu = n.M = 0,006375.64 = 0,408 (g).

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 7 Bài 23: Kinh Tế, Văn Hoá Thế Kỉ Xvi

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 7

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 23

là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 7 hay được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 7 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập 1 trang 79 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Ý nào không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?

A. Đầu thời nhà Mạc, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam triều – Bắc triều, nông nghiệp vẫn phát triển.

B. Chiến tranh phong kiến làm cho sản xuất bị phá hoại nghiêm trọngắ

C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập.

D. Để phát triển sản xuất, chính quyền Lê – Trịnh rất quan tâm đến thuỷ lợi va tổ chức khai hoang.

2. Vùng đất cát cứ ban đầu của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong là

A. vùng đất Thanh Hoá – Nghệ An.

B. vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh.

C. vùng đất Thuận Hoá – Quảng Nam.

D. vùng đất từ Thuận Hoá đến Gia Định.

3. Để củng cố, mở rộng lãnh thổ cát cứ của mình ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã thực hiện biện pháp

A. tiếp tục gây chiến tranh với chính quyền Đàng Ngoài để mở rộng lãnh thò ra phía bắc.

B. gây chiến tranh với các nước lân bang để mở rộng lãnh thổ.

C. tổ chức di dân khai hoang, lập thành làng ấp, mở rộng dần lãnh thổ về phía nam.

D. tất cả các biện pháp trên.

A. Thăng Long. B. Phố Hiến.

C. Hội An. D. Gia Định.

5. Đô thị – thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong là

A. Thanh Hà. B. Đà Nẵng.

C. Hội An. D. Gia Định.

6. Nguyên nhân khiến cho các thành thị ở nước ta suy tàn dần vào nửa sau thế kỉ XVIII:

A. do chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đều thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương.

B. do thương nhân nước ngoài chỉ tập trung buôn bán với Trung Quốc.

C. do sự xuất hiện và phát triển của một số đô thị mới, các đô thị cũ dần dần rơi vào sự quên lãng.

D. tất cả các nguyên nhân trên.

7. Thế kỉ XVI – XVIII, một tôn giáo mới từng bước được truyền bá vào nước ta là

A. Phật giáo

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

8. Trong các thế kỉ XVI – XVII, một loại hình văn học rất phát triển so với thời kì trước, gắn liền với nhiều tập truyện, tập thơ của các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ là

A. văn học chữ Hán. B. văn học chữ Nôm.

C. văn học chữ Quốc ngữ. D. văn học dân gian

Trả lời

Bài tập 2 trang 81 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau.

□ 1. Phủ Gia Định được Nguyễn Hữu Cảnh đặt năm 1698, gồm hai dinh: Trấn Biên và Phiên Trấn.

□ 2. Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, gắn liền với sự hưng thịnh của các đô thị ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong.

□ 3. Thương nhân nước ngoài đến Việt Nam mở cửa hàng bán tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi và mua hàng len dạ, đồ pha lê,…

□ 4. Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ để phục vụ cho mục đích truyền bá đạo Thiên Chúa.

Trả lời

Đúng: 1, 2, 4;

Sai: 3.

Bài tập 3 trang 81 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy trình bày tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài (thế kỉ XVI-thế kỉ XVIII).

Trả lời

Đầu thời nhà Mạc, nông nghiệp phát triển; sau đó sa sút do chiến tranh.

Thời Lê – Trịnh: nông nghiệp bị chiến tranh phá hoại nghiêm trọng, nhưng nhà nước thiếu quan tâm phục hồi, ruộng đất công làng xã bị bọn cường hào cầm bán.

Ruộng đất bị bỏ hoang, tình trạng mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập (nhất là ờ Sơn Nam)

Bài tập 4 trang 82 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Tại sao nông nghiệp Đàng Trong thời kì đầu (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII) vẫn phát triển? Nêu dẫn chứng về sự phát triển đó.

Trả lời

Để củng cố cơ sở cát cứ, chính quyền các chúa Nguyễn quan tâm tổ chức di dân khai hoang, lập thành làng ấp; người dân thì cần cù, chịu khó; điều kiện tự nhiên thuận lợi ..

Nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tinh trạng nông dân bị bần cùng do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.

Bài tập 5 trang 82 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy kể tên các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Theo em biết, có làng thủ công hay đô thị nào còn tồn tại đến ngày nay?

Trả lời

HS dựa vào SGK, kể tên một số làng nghề thủ công, đô thị nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Vận dụng vốn hiểu biết của mình đê nêu tên một vài làng nghề thủ công và đô thị còn tồn tại đến ngày nay.

Bài tập 6 trang 82 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Tại sao nói : Vào các thế kỉ XVII – XVIII. nền văn học và nghệ thuật dân tộc phát triển rất phong phú và đa dạng?

Trả lời

Dựa vào nội dung trong SGK, HS nêu dẫn chứng chứng tỏ sự phát triển của loại hình nghệ thuật dân gian như:

Sự phát triển của văn học chữ Nôm với những tác giả tiêu biểu.

Sự phát triển của văn học dân gian: truyện Nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát và song thất lục bát,…

Sự phục hồi và phát triển của các hình thức nghệ thuật dân gian.

Các Công Thức Hoá Học Lớp 11 Giúp Giải Nhanh Toán Hiđrocabon

Lý thuyết hoá hữu cơ rất nhiều vì vậy phần bài tập cũng rất đa dạng. Để các em làm tốt các dạng bài tập phần hóa hữu cơ, Kiến Guru cung cấp cho các em Các công thức hoá học lớp 11 để giúp giải nhanh bài toán hiđrocabon. 

I. Các công thức hoá học lớp 11: Toán đốt cháy Hidrocacbon

– Công thức tổng quát của một hiđrocabon (HC): CxHy (x, y nguyên dương) hoặc 

CnH2n + 2 -2k với k là số liên kết π và vòng trong hiđrocabon.

– Công thức tính số π + v: π + v =

– Phương trình đốt cháy:

– Dựa vào số mol CO2 và H2O sau phản ứng ta có thể xác định được loại hợp chất.

Quan hệ mol CO2 và H2O

Loại hiđrocabon

Phương trình

Ankan

Anken

Ankin, Ankađien

Đồng đẳng benzen

– Các định luật bảo toàn thường sử dụng: 

    + Bảo toàn khối lượng:

    + Bảo toàn nguyên tố:

Bảo toàn C:

Bảo toàn H:

Bảo toàn O:

               (trong thành phần phân tử chỉ chứ C và H).

– Công thức tính số C, số H:

     + Số C =

     + Số H =

– Đối với các bài toán đốt cháy hỗn hợp 2 hiđrocabon thì:

     + Khối lượng mol trung bình:

hoặc hoặc

      + Số Ctb =

Lưu ý: Khi số C trung bình là số nguyên (bằng trung bình cộng của 2 số nguyên tử C) thì số mol 2 chất bằng nhau.

– Bài toán sử dụng hỗn hợp sản phẩm để tiếp tục cho tham gia phản ứng:

     + Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng P2O5, H2SO4 đặc, CaO, muối khan,…. rồi dẫn qua bình 2 đựng dung dịch bazơ như NaOH, Ca(OH)2,…

mbình 1 tăng = mH2O (hấp thụ nước)

mbình 2 tăng = mCO2 (hấp thụ CO2).

      + Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch bazơ như NaOH, Ca(OH)2,…

        mbình tăng  = mCO2 + mH20 (hấp thụ cả CO2 và nước).

      + Khối lượng dung dịch tăng: m dd tăng = mCO2 + mH20 – m kết tủa .

      + Khối lượng dung dịch giảm: m dd giảm = m kết tủa – (mCO2 + mH20 ).

      + Lọc bỏ kết tủa, đung nóng dung dịch lại thu được kết tủa nữa:

   PT:

Các công thức hoá học lớp 11

II. Các công thức hoá học lớp 11: Tính số đồng phân Hidrocacbon

1. Đồng phân ankan:

– CTTQ: CnH2n+2 (n  ≥ 1)

– Ankan chỉ có đồng phân mạch cacbon và từ C4 trở đi mới có đồng phân.

– Công thức tính nhanh:

2. Đồng phân anken:

– CTTQ: CnH2n (n ≥ 2).

– Anken có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nối đôi và đồng phân hình học.

– Mẹo tính nhanh đồng phân anken:

Xét 2C mang nối đôi, mỗi C sẽ liên kết với 2 nhóm thế (giống hoặc khác nhau).

Ví dụ với C4H8: Trừ đi 2C mang nối đôi sẽ còn 2C và H nhóm thế.

Nếu đề bài yêu cầu tính đồng phân cấu tạo sẽ là: 1+1+1=3 đồng phân. Nếu yêu cầu tính đồng phân (bao gồm đồng phân hình học) sẽ là 1+1+2=4 đồng phân.

3. Đồng phân ankin:

– CTTQ: CnH2n-2 (n ≥ 2).

– Ankin có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nối ba và không có đồng phân hình học.

– Mẹo tính nhanh đồng phân ankin:

Xét 2C mang nối ba, mỗi C sẽ liên kết với 1 nhóm thế (giống hoặc khác nhau).

Ví dụ với C4H6: Trừ đi 2C mang nối ba sẽ còn 2C và H là nhóm thế.

Ta có 2 đồng phân ankin.

4. Đồng phân benzen:

– CTTQ: CnH2n-6 (n ≥ 6).

– Công thức tính số đồng phân:

5. Đồng phân ancol:

– CTTQ của ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH hay CnH2n+2O (n ≥ 1).

– Ancol có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm OH.

– Công thức tính số đồng phân:

6. Đồng phân ete:

– CTTQ của ete no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+2O (n ≥ 2).

– Công thức tính số đồng phân:

7. Đồng phân phenol:

– CTTQ: CnH2n-6O (n ≥ 6)

– Công thức tính nhanh:

8. Đồng phân anđehit:

– CTTQ của anđehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO (n ≥ 1). Trong phân tử chứa một nối đôi ở nhóm chức CHO.

– Công thức tính nhanh:

9. Đồng phân xeton:

– CTTQ của xeton no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO (n ≥ 3). Trong phân tử chứ một nối đôi ở nhóm chức CO.

– Công thức tính số đồng phân:

10. Đồng phân axit:

– CTTQ của axit no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n ≥ 1). Trong phân tử chứa một nối đôi ở nhóm chức COOH.

– Công thức tính số đồng phân:

III. Các công thức hoá học lớp 11: Phản ứng thế Halogen

– Đây là phản ứng đặc trưng của ankan.

1. Dẫn xuất monohalogen:

– Ankan + Halogen tỉ lệ 1 : 1 thu được dẫn xuất monohalogen.

– Yêu cầu của đề: xác định công thức ankan

– PT:

hoặc

– Dữ kiện: đề bài sẽ cho %C, %H, hay %Halogen.

– Công thức tính: 

Kết hợp với dữ kiện đề cho, tìm n.

– Sau khi xác định được CTPT, dựa vào số lượng sản phẩm thế để tìm CTCT của ankan. Khi phản ứng với halogen cho sản phẩm duy nhất, ankan sẽ là ankan đối xứng.

2. Dẫn xuất đi, tri…halogen:

– Ankan + Halogen tỉ lệ 1 : 2, 1 : 3, …

 - Yêu cầu của đề: xác định công thức của dẫn xuất halogen.

– Dữ kiện: đề bài sẽ cho %C, %H, hay %Halogen và CTPT của ankan.

– PT: 

– Công thức tính: (ví dụ với ankan là C3H8)

Xác định x.

IV. Các công thức hoá học lớp 11: Phản ứng cracking 

– Phương trình: 

  Ankan                Anken

hoặc  (x + y = n)

                                     Anken          Ankan khác

Ví dụ: 

– Từ ankan đầu, sau phản ứng có thể thu nhiều chất sản phẩm.

– Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi:

– Bảo toàn nguyên tố C và H: Khi đề bài cho đốt cháy hỗn hợp sau phản ứng ta qui về đốt cháy hỗn hợp trước phản ứng (một chất sẽ đơn giản hơn nhiều chất).

– Số mol hỗn hợp:

Ví dụ:

                   1              1            1

– Hiệu suất phản ứng:

V. Các công thức hoá học lớp 11: Phản ứng cộng

– Phản ứng cộng phá vỡ liên kết π. Liên kết π là liên kết kết kém bền, nên chúng dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết các nguyên tử khác.

1. Cộng H2:

– Chất xúc tác như: Ni, Pt, Pd, ở nhiệt độ thích hợp.

– Sơ đồ:

– PTTQ:

Với k là số liên kết π trong phân tử, 1π sẽ cộng với 1H2.

– Tùy vào hiệu suất và tỉ lệ của phản ứng mà hỗn hợp Y có thể còn hiđrocacbon không no dư hoặc hiđro dư hoặc cả hai còn dư.

– Trong phản ứng cộng H2, số mol khí sau phản ứng luôn giảm (nY  <  nX) và bằng mol H2 phản ứng:

– Bảo toàn khối lượng:

–  (luôn lớn hơn 1).

– Hỗn hợp X và Y chỉ thay đổi về chất nhưng vẫn bảo toàn H và C, nên thay vì đốt cháy Y ta có thể đốt cháy X. Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố như bài toán đốt cháy.

a) Xét hiđrocacbon X là anken:

– Sơ đồ:

– Phương trình:

– (= số mol khí giảm).

b) Xét hiđrocacbon X là anken:

– Sơ đồ: 

– Phương trình tổng quát: 

2. Cộng brom:

– Phương trình:

– Công thức: 

    + m bình tăng = m hiđrocacbon không no

    + Vkhí thoát ra  = V hiđrocacbon no

    + nπ =

VI. Các công thức hoá học lớp 11: Bài tập về phản ứng của ankin có liên kết ba đầu mạch với dung dịch AgNO3/NH3

– Phản ứng xảy ra chỉ với ankin có nối ba đầu mạch (ank – 1 – in).

– PTTQ: 

                                                                    Kết tủa vàng

Phản ứng với tỉ lệ 1:1

– Riêng với axetilen:

Phản ứng với tỉ lệ 1:2. 

– Gọi ,

+ k = 1: hỗn hợp chỉ gồm ank – 1 – in,

+ 1 < k < 2, hỗn hợp gồm C2H2 (hoặc ankin có 2 nối ba đầu mạch) và ank – 1 – in.

– Mkết tủa = Mankin + 107x (với x là số nối ba đầu mạch).

Các công thức hoá học lớp 11