Top 14 # Giải Sgk Địa Lí 8 Bài 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Địa Lí 8 Bài 1: Vị Trí Địa Lí, Địa Hình Và Khoáng Sản

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu Lục.

Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

Diện tích đất liền rộng 41,5 triệu km2, nếu tính cả đảo rộng 44,4 triệu km2.

Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

Lãnh thổ châu Á trải rộng phần lớn phía đông của bán cầu Bắc, do đó tự nhiên châu Á phức tạp và đa dạng.

2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a. Đặc điểm địa hình

Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

b. Đặc điểm khoáng sản

Phong phú, có trữ lượng lớn.

Quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu.

Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý nào?

Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?

Trả lời:

Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ:

Điểm cực Bắc – Mũi Cheliuxkin (77°44’B);

Điểm cực Nam – Mũi Piai (1°16’B).

Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục:

Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương,

Phía Đông giáp Thái Bình Dương,

Phía Nam giáp Ấn Độ Dương;

Ở phía Tây, châu Á tiếp giáp 2 châu lục là châu Âu và Châu Phi.

Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km?

Trả lời:

Chiều dài từ điểm cực Bắc đến cực Nam là 8500 km.

Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông là 9200 km.

Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai…và các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây tạng, Arap, Iran, Đê can…?

Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn: Tu ran, Lưỡng Hà, Ấn Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung…?

Xác định các hướng núi chính?

Trả lời:

Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính Đông Tây hoặc gần Đông Tây và Bắc Nam hoặc gần Bắc Nam (Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân,..; Sơn nguyên cao,đồ sộ (Tây Tạng, Iran, Đêcan) tập trung ở trung tâm và nhiều Đồng bằng rộng lớn (Tây Xibia, Hoa Bắc, Ấn Hằng, Lưỡng Hà…)

Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?

Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào?

.

Trả lời:

Châu Á có những khoáng sản chủ yếu : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu …Đây đều là các loại khoáng sản có trữ lượng lớn.

Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực Vịnh Pec-xích, Biển Đông

Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

Trả lời:

Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :

Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).

Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam.

Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa

Trả lời:

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm

Dựa vào hình 1.2 SGK, hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các sông chính trên từng đồng bằng theo mẫu sau:

Bài 1 Trang 147 Sgk Địa Lí 10

Lời giải chi tiết

Tính toán.

a) Vị trí kênh đào Xuy-ê trên bản đồ thế giới

b)

– Tính quãng đường vận chuyển được rút ngắn:

Công thức:

+ Quãng đường rút ngắn = Khoảng cách Vòng châu Phi – Khoảng cách qua Xuy-ê (đơn vị: hải lí)

QUÃNG ĐƯỜNG ĐƯỢC RÚT NGẮN KHI QUA KÊNH XUY-Ê

+ % quãng đường rút ngắn = Quãng đường rút ngắn / khoảng cách vòng châu Phi) * 100% (đơn vị: %)

– Kênh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ân Độ Dương, làm xích gần hai khu công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu, nông nghiệp. Nhờ có kênh Xuy-ê nên giảm được chi phí vận tải, giá thành sản phẩm. Đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên quãng đường dài. Đem lại nguồn thu lớn cho Ai Cập thông qua thuế quan…

– Nếu kênh đào bị đóng cửa: đối với Ai Cập sẽ mất đi nguồn thu từ thuế hải quan, hạn chế việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới. Đốì với các nước ven Địa Trung Hải và Biến Đen làm tăng chi phí vận chuyển, độ an toàn cho người và hàng hoá…

c) Bài viết ngắn về kênh Xuy-ê.

1. Vị trí

Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải.

2. Đặc điểm

Kênh Xuy-ê được đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195 km (121 dặm). Tàu có trọng tải từ 150 nghìn tấn đến 250 nghìn lấn qua được kênh. Thời gian qua kênh trung bình 11 đến 12 giờ. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh Xuy-ê từ đế quốc Anh.

3. Ý nghĩa

– Kênh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Kênh đào đã rút ngắn lộ trình giữa các vùng công nghiệp Tây Âu, Bắc Mĩ với vùng nguyên liệu giàu có của Tây Á và Đông Nam Á từ 23% đến 65% so với tuyến đi vòng châu Phi.

– Đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên quãng đường dài.

– Đem lại nguồn thu lớn cho Ai Cập thông qua thuế quan…

chúng tôi

– Do cuộc chiến tranh I-xra-en – Ai Cập xảy ra vào năm 1967, kênh đào bị đóng cửa mãi đến tháng 6 năm 1975 mới mở cửa trở lại. Đây là nguyên nhân khiến Ai Cập làm mất nguồn thu từ thuế hải quan, hạn chế việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới; các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen làm tăng chi phí vận chuyển, độ an toàn cho người và hàng hoá…

Bài 1 Trang 40 Sgk Địa Lí 11

Hợp chủng quốc Hoa Kì

Tiết 1: Tự nhiên và dân cư

Bài 1: Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp ở Hoa Kì.

Lời giải:

a) Vị trí địa lí

– Nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương lớn (Đại Tây Dương và Thái Bình Dương), tiếp giáp với Ca-na-đa và khu vực Mĩ Latinh.

– Thuận lợi : ít bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới trước đây, khả năng mở rộng thị trường thuận lợi, có khả năng phát triển kinh tế biển,…

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

– Vùng phía Tây (vùng Coóc-đi-e).

+ Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu (vàng, đồng, bô-xit, chì). Tài nguyên năng lượng phong phú. Diện tích rừng tương đối lớn.

+ Ven Thái Bình Dương có một số đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

– Vùng phía Đông

+ Dãy A-pa-lat cao trung bình l000m – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu: than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, lộ thiên. Nguồn thuỷ năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối Ịớn.

+ Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương: diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới.

– Vùng Trung tâm

+ Gồm các bang nằm giữa dãy núi A-pa-lat và Rôc-ki.

+ Phần phía tây và phía bắc có địa hình đồi gò thấp, bao phủ bởi các đồng cỏ rộng mênh mông, thuận lợi phát triển chăn nuôi. Phần phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn, thuận lợi cho trồng trọt.

+ Khoáng sản có nhiều loại với trữ lượng lớn: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.

+ Khí hậu: phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới,

– A-la-xca và Ha-oai

+ A-la-xca là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Mĩ, địa hình chủ yếu là đồi núi. Tài nguyên: có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn.

+ Ha-oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.

* Tài nguyên thiên nhiên

– Có nhiều loại tài nguyên với trữ lượng hàng đầu thế giới (sắt, đồng, thiếc, chì, phốt phát, than đá, đất nông nghiệp, rừng).

– Đường bờ biển dài, hồ lớn (Ngũ Hồ). Sông ngòi có giá trị lớn về thủy năng, giao thông và cung cấp nước.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

tiet-1-tu-nhien-va-dan-cu.jsp

Giải Bài 2 Trang 63 Sgk Địa Lí Lớp 8

Giải bài 2 Trang 63 SGK Địa lí lớp 8, phần câu hỏi và bài tập Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia.

Đề bài 2 Trang 63 SGK Địa lí 8:

Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau:

– Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước.

– Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa.

– Sông, hồ lớn.

– Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí, khí hậu đới với sự phát triển nông nghiệp.

Lời giải câu 2 Trang 63 SGK Địa lí lớp 8:

Cam-pu-chia:

– Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Cac-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chơ-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền bắc Việt Nam, mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

– Sông Mê Công, Tông – lê Sáp và biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mở, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 – SGK trang 56).

– Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:

+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm nên có điều kiện phát triển trồng trọt. Có biển Hồ, sông Mê Công, tông – lê Sáp vừa cung cấp nước vừa cung cấp cá.

+ Khó khăn: Mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

chúng tôi