Top 11 # Giải Vbt Gdcd 8 Tập 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vbt Gdcd 8 Bài 2: Liêm Khiết

VBT GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Liêm khiết

Trái với liêm khiết

– Cố gắng vươn lên để đạt hiệu quả cao trong học tập

– Quay cóp bài để đạt điểm cao

– Chịu khó làm ăn để thoát nghèo

– Các bộ lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ

– Nhặt được của rơi trả người đã mất

– Buôn lậu, trốn thuế

– Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình

– Sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân

– Làm việc theo đúng trách nhiệm của bản thân

– Quan hệ với cấp trên để được thăng quan tiến chức

Câu 2 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

– Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người sống thanh thản, ý nghĩa hơn, sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu quý, tin yêu từ mọi người

– Đối với xã hội: Làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn, góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Câu 3 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Để trở thành người có tính liêm khiết, theo em, học sinh phải:

– Rèn luyện ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân

– Biết chống lạo cái xấu, cái ác bảo vệ lẽ phải

– Trung thực, tôn trọng những điều đúng với chân lí, đạo đức

– Phê phán, lên án những hành vi sống không trong sạch

Câu 4 (trang 11 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Một vài tấm gương liêm khiết:

Mạc Đĩnh Chi là một người liêm khiết với quan niệm sống cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến

Anh Diệu – một nhân viên bán hàng ở siêu thị tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi của khách hàng, bên trong có giấy tờ tùy thân và tiền mặt, anh đã tìm cách trả lại số tiền đó cho người đã mất.

Câu 5 (trang 11 VBT GDCD 8): Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm

Chớ có bờm xờm để lại tiếng xấu

B. Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở người người giàu sang

C. Làm người biết nghĩ biết suy

Ngồi trên lưng ngựa biết đi đường dài

D. Của thấy không xin

Của công giữ gìn

Của rơi không nhặt

E. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

F. Của mình thì giữ bo bo

Của người thì đớp cho no rồi về

G. Áo rách cốt cách người thương

H. Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

Trả lời:

Chọn đáp án: A, B, D, G

Câu 6 (trang 11 VBT GDCD 8):

Trả lời:

a. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm pháp luật giao thông. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết, không dung túng cho điều sai, không lợi dụng chức vụ để nhận tiền.

b. Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn không ghi sổ mỗi khi đi học muộn. Hành vi thể hiện sự không liêm khiết

c. Mai nhận được tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết.

Câu 7 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Em sẽ chạy ra báo cho người khách để quên biết. Tại vì để khách hàng có thể nhanh chóng nhận lại được tài sản của mình và để tự tay mình có thể trả lại cho khách hàng.

Câu 8 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Câu 9 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

a. Việc làm của anh Huy khiến người khác vô cùng khâm phục và cảm động. Đó không chỉ là hành động cho thấy sự liêm khiết mà nó còn thể hiện tấm lòng của một con người có nhân cách, có đạo đức. Dù nghèo nhưng không làm phôi phai đi phẩm chất làm người của anh. Đó là hành động rất đáng được biểu dương, trân trọng

b. Nếu nhặt được tiền mà không biết ai làm rơi thì em cũng không được lấy số tiền đó vì đó không phải là tiền của mình, không phải số tiền mình làm ra nên không được phép sở hữu. Em sẽ mang số tiền đó đến đồn công an trình báo để số tiền đó sớm tìm được chủ nhân thực sự.

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 14 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Em không đồng tình với quan điểm của bạn bởi vì, biểu hiện của liêm khiết không chỉ là việc không tham ô, lãng phí, không nhận hối lộ. Liêm khiết đối với học sinh là việc tự phấn đấu nỗ lực trong học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình, trung thực trong học tập,…Chính vì thế học sinh càng cần phải rèn luyện sự liêm khiết.

Câu 2 (trang 14 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Những hậu quả nghiêm trọng do hành vi không liêm khiết gây ra: Quan chức nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, bộ mặt của cá nhân, tổ chức, làm hao hụt ngân sách nhà nước.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 16 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ chị Bùi Phương Liên là người liêm khiết:

– Mọi khoản thu chi trong kho bạc đều được thực hiện nghiêm túc, khoa học, đảm bảo đúng nguyên tắc.

– Nhiều lần trả lại tiền nộp thừa với đồ vật của khách hàng bỏ quên.

Câu b (trang 16 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Bài học rút ra: Sống liêm khiết, trung thực, có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý, nể trọng.

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 8 (VBT GDCD 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Gdcd 8: Bài 2 Trang 36 Sgk Gdcd 8

Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội

Theo, em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội ?

– Nguyên nhân:

+ Lười nhác, ham chơi, đua đòi.

+ Cha mẹ nuông chiều.

+ Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng việc quản lý con.

+ Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo.

+ Do bị dụ dỗ, bị ép buộc, khống chế.

+ Do thiếu hiểu biết.

+ Do nền kinh tế kém phát triển.

+ Do chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường.

+ Ảnh hưởng xâu của văn hoá đồi trụy

+ Kỉ cương pháp luật chưa nghiêm dẫn đến tiêu cực trong xã hội.

– Biện pháp của em để giữ mình.

+ Sống lành mạnh;

+ Phấn đấu học tập rèn luyện tốt;

+ Hiểu biết pháp luật;

+ Có ý chí nghị lực, làm chủ bản thân;

– Để góp phần phòng chông tệ nạn xã hội:

+ Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích…

+ Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức;

+ Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý;

+ Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn

+ Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.

Tham khảo toàn bộ: Giải GDCD 8

Giải Vbt Gdcd 7 Bài 2: Trung Thực

VBT GDCD 7 Bài 2: Trung thực

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 12 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, tôn trọng lẽ phải

Mỗi chúng ta cần phải sống chân thực bởi vì: Đây là đức tính quý báu giúp nâng cao phẩm giá con người, sống trung thực sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, kính trọng, xã hội sẽ trở nên văn minh, tiến bộ, lành mạnh hơn

Câu 2 (trang 13 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Một số biểu hiện của trung thực:

– Trong học tập: Không gian lận trong thi cử, nhận khuyết điểm khi mắc lỗi, không bao che cho người khác, chủ động tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập không dựa dẫm, ỷ lại

– Trong công việc: Chủ động hoành thành công việc, không nói dối cấp trên, bao che cho cấp dưới, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm của đồng nghiệp để cùng tiến bộ

– Trong quan hệ với thầy cô giáo: Không nói dối thầy cô, không nói sai về thầy cô,..

– Trong quan hệ với bạn bè: không nói xấu, nói sai về bạn bè, không ăn cắp đồ dùng hộc tập của bạn bè, thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cho bạn, không nói dối các bạn

– Trong sinh hoạt tập thể: Dám nhận khuyết điểm trước tập thể khi mặc lỗi, công bằng trong khi giải quyết mọi việc, không bao che, thiên vị,

– Trong gia đình: Không nói dối cha mẹ, dám nhận những khuyết điểm với gia đình nấu mắc lỗi,..

– Ngoài xã hội: Nhặt được của rơi trả người đánh mất, không bợ đỡ, xu nịnh người khác, dũng cảm chống lại những cái xấu xa

Câu 3 (trang 14 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Bản thân em đã sống rất trung thực

– Biểu hiện: Không gian lận trong thi cử, không chép bài của bạn, tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập, không nói xấu, nói những điều không đúng về người khác, dám chỉ ra những khuyết điểm của người khác, không bao che, dám nhận đứng ra nhận lỗi khi mắc lỗi,…

Câu 4 (trang 14 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Những việc làm, biểu hiện thể hiện lối sống trung thực trong cuộc sống: Dám nhận lỗi của mình, không bao che che cho cái xấu, cái ác, bảo vệ lẽ phải không ngại khó khăn, nguy hiểm, nhặt được của rơi trả người đánh mất, dũng cảm nhận lỗi của mình, không nói xấu người khác

Câu 5 (trang 14 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Những biểu hiện trung thực trong lớp: Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, dám chỉ ra các mặt hạn chế của bạn, không gian lận trong thi cử, không nói dối thầy cô, bạn bè

– Những biểu hiện thiếu trung thực trong lớp: Quay cóp bài của bạn, sử dụng phao trong các kì thi, các kì kiểm tra, nói dối thầy cô để nghỉ học, giả mạo chữ kí phụ huynh trong đơn xin nghỉ học, nói xấu bạn bè trong lớp.

– Để khắc phục tình trong thiếu trung thực, tập thể lớp đã lập ra bảng nội quy với những hình phạt thích đáng cho các hành vi thiếu trung thực, khuyên can những bạn có biểu hiện thiếu thực cần sửa đổi

A. Cho bạn chép bài của mình trong khi thi

B. Nói thật với bạn bè

C. Phê bình, góp ý khi bạn có khuyết điểm

D. Im lặng khi thấy bạn có khuyết điểm

E. Nhờ bạn làm hộ bài tập về nhà

G. Không làm được bài nhưng không nhìn bài bạn trong khi thi

Trả lời:

Chọn đáp án: B, C, G

Câu 7 (trang 15 VBT GDCD 7):

Trả lời:

a. Em không đồng ý với cách xử sự củ bạn Minh, vì đó là hành vi thiếu trung thực, nói dối mẹ

b. Nếu có bạn như Minh, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, em sẽ chỉ rõ ra cho bạn việc làm của Minh là hành vi thiếu trung thực, nếu bị mẹ phát hiện, Minh sẽ hoàn toàn bị đánh mất niềm tin và chắc chắc sẽ bị mẹ xử lí nghiêm. Đặc biệt, nói dối một lần rồi nhiều lần sẽ trở thành thói quen, Minh sẽ làm mất đi nhân cách của mình

Câu 8 (trang 15 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Câu 9 (trang 16 VBT GDCD 7): Câu nào sau đây nói về tính không trung thực?

A. Ném đá giấu tay

B. Dũng cảm, hi sinh quên mình

C. Ăn ngay nói thẳng

D. Thật thà là cha quỷ quái

E. Tay bắt mặt mừng

G. Hả dạ hả lòng

H. Đường đi chóng tối, nói dối chóng cùng

Trả lời:

Chọn đáp án: A, D, E, G

Câu 10 (trang 16 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Cây ngay không sợ chết đứng

– Thẳng như ruột ngựa

– Thuốc đắng giã tật/Sự thật mất lòng

– Mất lòng trước được lòng sau

– Người gian thì sợ người ngay

Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 16 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính trung thực bởi vì: Đây là một đức tính qúy báu của con người, sống trung thực sẽ được mọi người yêu thương, kính trọng, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh, đang trong quá trình học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, cho nên việc có trong mình đức tính trung thực là vô cùng cần thiết.

Câu 2 (trang 17 VBT GDCD 7):

Trả lời:

a. Việc bác sĩ giấu ông Truyền về tình trạng bệnh của ông không phải là biểu hiện của thiếu trung thực. Bởi vì việc bác sĩ nói dối không làm ảnh hưởng đến người khác thậm chí còn có ích cho người bệnh.

b. Việc làm của bác sĩ là có lợi bởi lẽ: Nó sẽ giúp ông Truyền có niềm tin, lạc quan hơn vào sự sống của mình.

Câu 3 (trang 17 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Linh Trang là bạn thân nhất trong lớp của em, bạn không những học rất giỏi mà còn vô cùng giản dị, trung thực. Hôm trước trên đường đi học về, Linh Trang có nhặt được một chiếc ví do ai đó đã đánh rơi. Mở ví ra, bạn thấy trong đó giấy tờ tùy thân và một số tiền khá lớn. Linh Trang đã rủ em tới đồn công an với mong muốn trả lại chiếc ví về cho đúng chủ của nó. Trang đã được các chú công an khen ngợi và đem câu chuyện đó báo với nhà trường, Linh Trang đã được thầy cô và bạn bè biểu dương, khen ngợi trước cờ, đó chính là niềm vui, niềm vinh hạnh và phần thưởng xứng đáng cho người trung thực, tốt bụng.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 19 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Việc ông lão trả lại chiếc nhẫn cho chủ đã thể hiện tấm lòng trung thực, không tham lam của người nông dân lương thiện

Câu b (trang 19 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Qua câu chuyện, em rút ra được bài học: Thứ nhất, nếu biết sống trung thực, lương thiện thì sẽ nhận lại những điều tốt (giống như ông lão ăn xin sẽ không phải chịu đói mỗi ngày), con người lương thiện sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Thứ hai, không nên keo kiệt chi li, toan tính khi báo đáp người khác.

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 7 (VBT GDCD 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Gdcd 8 Bài 2. Liêm Khiết

Bài 2 LIÊM KHIẾT Đặt vân đề Câu hỏi: Nêu những việc làm của Ma-ri Quy-ri? Hướng dẫn trả lờiỉ Ma-ri Quy-ri cùng chồng là Pi-e Quy-ri đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế. Không giữ bản quyền phát minh của mình mà sẵn sàng giữ quy trình chiết tách Ra-đi cho ai cần tới. Chấp nhận sông túng thiếu, gửi biếu tài sản rất lớn của mình là một gam ra-đi cho Viện Nghiên cứu ứng dụng ra-đi để chữa bệnh ung thư. Từ chô'i đề nghị của Chính phủ Pháp, không nhận món quà của Tổng thông Mĩ. Câu hỏi Những việc làm đó của bà thể hiện đức tính gì? Hướng dẫn trả lời: Bà là người không vụ lợi, tham lam, sông có trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Không đòi hỏi điều kiện vật chất nào. Câu hỏi: Hãy nêu những hành động của Dương Chấn? Hướng dẫn trả lời: Dương Chấn tiến cử Vương Mật làm quan huyện vì Vương Mật là người làm việc tõt. Dương Chấn từ chổi việc Vương Mật đem vàng đến lễ. Câu hỏi: Việc làm của Dương Chân thể hiện điều gì? Hướng dẫn trả lời: Ông tiến cử người làm việc tốt không cần sự trả ơn của người đó. Đức tính của ông thanh cao, vô tư và không hám lợi. Câu hỏi: Khi nhận xét về Hồ Chủ tịch, nhà báo Mĩ đã viết như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Cụ vẫn sông như những người Việt Nam bình thường. Cụ đã khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thông chế, những ngôi sao của các đại tướng. Cụ là một người Việt Nam sôìig trong sạch, liêm khiết. Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chân và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên? Hướng dẫn trả lời: Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục. Câu hỏi: Theo em, những cách xử sự có điểm gì chung? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là: họ sông thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào... Vì thế, người sông liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong ssạch, tốt đẹp hơn. Câu hỏi: Việc học tập gương sáng về liêm khiết có phù hợp, cần thiết và ý nghĩa không? Hướng dẫn trả lời: Việc học tập gương sáng về đức tính liêm khiết giúp cho cuộc sông tốt đẹp nên rất cần thiết và có ý nghĩa. Câu hỏi: Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương như Bác Hồ, Dương Chấn, Ma-ri Quy-ri có còn phù hợp nữa không? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: Trong điều kiện hiện nay, lốì sông thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó: + Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sông hằng ngày. + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. Câu hỏi: Em hãy nêu những biểu hiện của hành vi liêm khiết trong đời sống hằng ngày? Hướng dẫn trả lời: Làm giàu bằng tài năng và sức lực lao động của mình (làm giàu chính đáng). Không móc ngoặc, hối lộ. Kiên trì, phấn đâh để dạt kết quả cao trong công việc. Câu hỏi: Theo em, trong học sinh biểu hiện của hành vi liêm khiết được thể hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Trung thực trong kiểm tra, không quay cóp, không sử dụng tài liệu... tự mình độc lập làm bài. Không tìm cách chạy điểm để có kết quả cao. . Phấn đấu hết sức mình để đạt kết quả cao trong học tập. Có ý thức xây dựng tập thể lớp tốt để có môi trường học tập tốt. Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè... Câu hỏi: Những hành vi như thế nào biểu hiện trái với lối sống liêm khiêt? Hướng dẫn trả lời: Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho mình. Lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ quý, săn bắt động vật quý hiếm. Cán bộ, công nhân xây dựng rút bớt sắt thép, xi măng trong quá trình xây dựng làm ảnh hưởng đến công trình. Tìm cách chạy điểm trong học tập. Tổ chức đường dây thi hộ, thi thế để vào đại học. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trù dập những người không ăn cánh với mình. Lợi dụng chức vụ quyền hạn nhận tiền đút lót... Nội dung bài học Câu hỏi: Em hiểu thế nào liêm khiết? Hướng dẫn trả lời: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lô'i sông trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. Câu hỏi: Ý nghĩa của phẩm chất liêm khiết trong cuộc sông? Hướng dẫn trả lời: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn. Câu hỏi Nêu tác dụng của đức tính liêm khiết với em và mọi người? Hướng dẫn trả lời: Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết. Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết. Bài tập Bài tập 1 Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết? Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để có kết quả cao trong công việc. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt đươc mục đích của mình. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi. Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định việc gì. Hướng dẫn trả lời: Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết. Hành vi (b): Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích: có thể việc làm đó gây thiệt hại cho tập thể hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc làm đó gây hậu quá xấu. Hành vi (d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình: đây là hành vi hô'i lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp. Hành vi (í) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi: là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình. Bài tập 2 Em tán thành hay không tán thành với những việc làm sau đây: Bạn Bình đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà đến biếu ông Lâm đều không nhận. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một sô' cây gỗ để bán. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên đã mang trả lại khách. Hướng dan trả lời: Em không tán thành với tất .cả cách xử sự ở tình huông (a), (c) vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết. Bài tập 3 Theo em, muôn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì? * Hướng dẫn trả lời: Theo em, muôn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sông giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải... Bài tập 4 Hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính liêm khiết? Hướng dẫn trả lời: Cây ngay không sợ chết đứng. Đói cho sạch, rách cho thơm. Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. (Bác Hồ)