Top 12 # Giải Vbt Ngữ Văn 6 Tập 1 Bài Thánh Gióng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vbt Ngữ Văn 6: Thánh Gióng

Vở bài tập Ngữ văn 6 tập 1

Giải VBT Ngữ văn 6: Thánh Gióng được VnDoc biên soạn chi tiết trả lời các câu hỏi trong chương trình Văn học – Ngữ Văn 6 tập 2 cho các em học sinh tham khảo, soạn bài chuẩn bị cho các học trên lớp.

Giải VBT Ngữ văn 6: Thánh Gióng

Câu 1 (trang 10 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.

Trả lời:

– Giải thích vì sao lại cho rằng nhân vật đó là nhân vật chính, những nhân vật khác là nhân vật phụ: Thánh Gióng là nhân vật chính vì mọi sự việc diễn ra đều xoay quanh nhân vật này, những nhân vật khác chỉ xuất hiện nhằm thúc đẩy sự việc.

+ Bà ướm thử chân mình vào vết chân to ngoài đồng, về nhà thụ thai

+ Đứa trẻ lên ba không biết nói, biết cười, biết đi, đặt đâu nằm đấy

+ Đứa bé bỗng dưng cất tiếng nói

+ Chú bé lớn nhanh như thổi

+ Chú bé vươn vai cao hơn trượng

+ Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời

Câu 2 (trang 11,12 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a, Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

b, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắ để đánh giặc.

c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

d, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

đ, Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

e, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

Trả lời:

a, Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

– Dân tộc ta sớm phải chống giặc ngoại xâm

– Mọi người đều hăng hái chống giặc ngoại xâm, kể cả người rất trẻ

– Chú bé lên ba cũng có ý thức đánh giặc ngoại xâm.

b, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắm giáp sắt để đánh giặc:

– Thời ấy, dân ta đã biết chế tạo đồ sắt

– Có ngựa, roi. giáp sắt, Gióng sẽ hùng dũng hơn

– Chỉ có những vũ khí, trang bị ấy mới xứng với tầm vóc của người anh hùng

c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

– Tinh thần đoàn kết dân tộc

– Tình làng nghĩa xóm sâu sắc

– Mọi người cùng chung ý chí chống ngoại xâm

d, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:

– Đoàn kết tạo nên sức mạnh

– Sự lớn mạnh nhanh của dân tộc

– Sự căm ghét giặc ngoại xâm, lòng yêu nước tạo nên sức mạnh phi thường

đ, Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

– Dùng cả vũ khí hiện đại và vũ khí thô sơ để đánh giặc

– Sự sáng tạo khi gặp tình huống khó khăn

– Cây tre có vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt

e, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

– Gióng không phải là người mà là thần thánh nên phải về trời

– Gióng đánh giặc với tinh thần vô tư, không màng danh lợi

– Gióng chỉ là ước mơ của nhân dân

Câu 3 (trang 12 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.

Trả lời:

– Biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.

– Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Câu 4 (trang 12 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Trả lời:

– Nước ta sớm có những cuộc xâm lăng từ phương Bắc

– Dân ta sớm biết đoàn kết và chống giặc ngoại xâm

– Dân ta thời Hùng Vương đã biết chế tạo đồ sắt

– Đây là cuộc chiến tranh thôn tính của bộ lạc phía Bắc, giặc Ân là không có thật.

Câu 5 (trang 13 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

Trả lời:

a, Những trường hợp sau đây là hình ảnh đẹp nhất của Gióng trong tâm trí em:

– “Đứa bé…bỗng dưng cất tiếng nói”

– “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”

– “Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc”

– “…tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”

b, Lí do vì sao hình ảnh được chọn ở trên là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em: Vì những hình ảnh ấy mang tính biểu tượng cao, có nhiều ý nghĩa sâu sắc, tốt đẹp, càng làm cho hình ảnh của người anh hùng trong trí tưởng tượng của nhân dân trở nên thiêng liêng, đẹp đẽ.

Câu 6: (trang 13 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Thánh Gióng là người anh hùng nhỏ tuổi. Trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay, có những người anh hùng nhỏ tuổi nào? Họ có xứng đáng nối tiếp truyền thống dân tộc mà khởi đầu là Thánh Gióng không? Vì sao?

Trả lời:

– Những người anh hùng nhỏ tuổi: Trần Quốc Toản, Lê Văn Tám, Kim Đồng (Nông Văn Dền), Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Hồ Văn Mên,…

– Những người anh hùng này đã tiếp nối vẻ vang truyền thống dân tộc mà người khởi đầu là Thánh Gióng.

Họ đều đã dùng tuổi trẻ của mình để tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc, ở họ đều có tình yêu mãnh liệt đối với quê hương đất nước và tinh thần kiên cường, bất khuất.

Giải VBT Ngữ văn 6 tập 2: Thánh Gióng có đáp án chi tiết cho các câu hỏi Ngữ văn 6 giúp các em học sinh chuẩn bị cho các bài soạn Ngữ văn lớp 6 hiệu quả và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả tốt.

Giải Vbt Ngữ Văn 6 Bài Thánh Gióng

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 17 VBT Ngữ văn 6, tập 1):

Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.

Phương pháp giải:

Cần quan niệm nhân vật trong truyện bao gồm người (có tên riêng, không có tên riêng), tập thể người, con vật. Hãy ghi tên các nhân vật trong truyện vào bảng sau, đánh dấu nhân vật nào là chính, nhân vật nào là phụ.

Lời giải chi tiết: Câu 2 Câu 2 (trang 18 VBT Ngữ văn 6, tập 1):

Các chi tiết nêu ra trong SGK, tr.22, 23 có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Mỗi chi tiết có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, cần suy nghĩ để tìm ý nghĩa nào là phù hợp hơn cả. Đánh dấu X vào ô trống để xác nhận ý nghĩa phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

– Dân tộc ta sớm phải chống giặc ngoại xâm

– Mọi người đều hăng hái chống giặc ngoại xâm, kể cả người rất trẻ

– Chú bé lên ba cũng có ý thức đánh giặc ngoại xâm.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắm giáp sắt để đánh giặc:

– Thời ấy, dân ta đã biết chế tạo đồ sắt

– Có ngựa, roi. giáp sắt, Gióng sẽ hùng dũng hơn

– Chỉ có những vũ khí, trang bị ấy mới xứng với tầm vóc của người anh hùng

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

– Tinh thần đoàn kết dân tộc

– Tình làng nghĩa xóm sâu sắc

– Mọi người cùng chung ý chí chống ngoại xâm

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:

– Đoàn kết tạo nên sức mạnh

– Sự lớn mạnh nhanh của dân tộc

– Sự căm ghét giặc ngoại xâm, lòng yêu nước tạo nên sức mạnh phi thường

đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

– Dùng cả vũ khí hiện đại và vũ khí thô sơ để đánh giặc

– Sự sáng tạo khi gặp tình huống khó khăn

– Cây tre có vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

– Gióng không phải là người mà là thần thánh nên phải về trời

– Gióng đánh giặc với tinh thần vô tư, không màng danh lợi

– Gióng chỉ là ước mơ của nhân dân

Câu 3 Câu 3 (trang 20 VBT Ngữ văn 6, tập 1):

Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK và ghi lại dưới hình thức gạch đầu dòng và xem hình tượng Thánh Gióng có mấy ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là biểu tượng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.

– Nước ta sớm có những cuộc xâm lăng từ phương Bắc

– Dân ta sớm biết đoàn kết và chống giặc ngoại xâm

– Dân ta thời Hùng Vương đã biết chế tạo đồ sắt

– Đây là cuộc chiến tranh thôn tính của bộ lạc phía Bắc, giặc Ân là không có thật.

Câu 5 Câu 5 (trang 21 VBT Ngữ văn 6, tập 1):

Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

Phương pháp giải:

Em có thể lựa chọn tự do, tùy theo sở thích của mình. Tuy nhiên, cần quan niệm như thế nào là đẹp nhất, trên cơ sở này, em lựa chọn hình ảnh đẹp nhất về Gióng.

Lời giải chi tiết:

a, Những hình ảnh đẹp nhất của Gióng trong tâm trí em:

– “Đứa bé…bỗng dưng cất tiếng nói”.

– “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”.

– “Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc”.

– “…tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”

b, Lí do là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em: Vì những hình ảnh ấy mang tính biểu tượng cao, có nhiều ý nghĩa sâu sắc, tốt đẹp, càng làm cho hình ảnh của người anh hùng trong trí tưởng tượng của nhân dân trở nên thiêng liêng, đẹp đẽ.

Câu 6 Câu 6 (trang 21 VBT Ngữ văn 6, tập 1):

Thánh Gióng là người anh hùng nhỏ tuổi. Trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay, có những người anh hùng nhỏ tuổi nào? Họ có xứng đáng nối tiếp truyền thống dân tộc mà khởi đầu là Thánh Gióng không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

– Những người anh hùng nhỏ tuổi: Trần Quốc Toản, Lê Văn Tám, Kim Đồng (Nông Văn Dền), Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Hồ Văn Mên,…

– Những người anh hùng này đã tiếp nối vẻ vang truyền thống dân tộc mà người khởi đầu là Thánh Gióng.

– Họ đều đã dùng tuổi trẻ của mình để tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc, ở họ đều có tình yêu mãnh liệt đối với quê hương đất nước và tinh thần kiên cường, bất khuất.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Bài Thánh Gióng Trang 22 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Thánh Gióng là một trong 4 nhân vật được suy tôn là “Tứ bất tử của Việt Nam”, các em cùng soạn bài Thánh Gióng trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1 để tìm hiểu nguồn gốc, công lao đóng góp của người anh hùng này và lí giải lí do tại sao nhân dân ta lại suy tôn như vậy.

Soạn bài Thánh Gióng, ngắn 1

-Truyện gồm các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Gióng, Sứ giả, nhà vua, dân làng

-Gióng là nhân vật chính của truyện

-Được xây dựng bởi các chi tiết kỳ ảo giầu ý nghĩa là:

+ Mẹ Gióng đẻ ra Gióng sau khi giẫm lên vết chân to lạ thường

+Gióng ba tuôit không biết nói cười, không biết đi đứng

+Tiếng nói đầu tiên chính là khi gặp được sứ giả

+Thánh Gióng ăn nhiều đến nỗi là làng cùng nấu cơm nuôi Gióng, Gióng trở lên cường tráng lạ thường

+Gióng anh dũng đánh giặc rồi bay về trời trên núi Sóc Sơn

a.Ý thức của anh hùng về đánh giặc, bảo vệ giang san

b.Thứ vũ khí của người anh hùng chính là ngựa và roi

c.Sức mạnh của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước; tình đoàn kết và khát vọng chiến tháng của nhân dân

d.Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chung sức một lòng của nhân dân

e.Bảo vệ và đấu tranh là trách nghiệm cả mỗi người nhưng không cần lập công. Gióng chính là vị thần đến để bảo vệ nhân dân và ra đi khi làm tròn nhiệm vụ của mình.

Thánh Gióng là biểu tượng lớn của nhân tộc trong thời kỳ đầu tranh bảo vệ đất nước:

-Là sức mạnh lớn lao của nhân dân trong thời kỳ chiến đấu

-Là tinh thần đoàn kết mang vóc dáng cuả dân tộc, văn hoá, lịch sử

-Theo em, truyền thuyết của liên qan đến sự thật lịch sử thời đại các vị vua Hùng. Nhân dân ta còn trong giai đoạn bảo vệ đất nước, cần người tài và đặc biệt là tin thần trách nghiệm của nhân dân trong bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm

– Hình ảnh đẹp trong truyền thuyết là hình ảnh Gióng ba năm không biết nói cười đột nhiên đứng dậy gọi sứ gỉa tham gia cuộc chiến bảo vệ tổ quốc

– Hội thi mang tên ” Hội khoẻ phù đổng” vì là cuộc thi cần nhiều sức khoẻ và tinh thần của các học sinh cúng như ẩn dụ cho hình ảnh người anh hùng cho thế hệ mới của dân tộc . Góp phần vào việc học tập, lao động xây dựng đất nước ở một tương lai không xa

Soạn bài Thánh Gióng, ngắn 2

Soạn bài Thánh Gióng, ngắn 3

Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phần Em bé thông minh để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thanh-giong-38427n.aspx

Giải Vbt Ngữ Văn 6 Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1

Kể lại một câu chuyện đã biết bằng lời văn của em.

B. Thân bài:

– Kể về các sự việc chính sau:

+ Hình thù kì dị của Sọ Dừa.

+ Sọ Dừa đi ở cho nhà phú ông.

+ Cô út phát hiện ra Sọ Dừa là một chàng trai tuấn tú.

+ Sọ Dừa giục mẹ sang hỏi con gái phú ông.

+ Sọ Dừa cưới và sống hạnh phúc cùng cô út.

+ Sọ Dừa đi thi.

+ Cô út bị hai cô chị hãm hại.

Bài viết tham khảo

C. Kết bài: Vợ chồng Sọ Dừa gặp nhau. Hai cô chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

– Ò ó o… o!

Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.

Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận lời đi. “Tuy dung mạo có hơi xấu nhưng dù sao cậu ta cũng biết nói tiếng người, thậm chí còn ăn nói rất dễ thương nữa là đằng khác” – cô nghĩ.

Từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo du dương trầm bổng. Lạ quá! Ai thổi sáo thế nhỉ? Không lẽ lại là Sọ Dừa? Nhưng anh ta làm sao mà thổi sáo được kia chứ. Cô vẫn nhớ cái ngày Sọ Dừa xuất hiện ở nhà cô. Trông anh ta thật buồn cười, cứ lăn lông lốc dưới đất như một quả bí, vậy mà ăn nói đến là khéo. Hai cô chị trông thấy Sọ Dừa thì quay mặt đi, riêng cô không thấy sợ mà lại thương con người dung mạo kì dị, nhất là khi thấy anh ta làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, chăn cả đàn bò mà con nào con nấy cứ béo tròn nung núc. Cô lên đưa cơm nhưng thực ra cũng muốn đến xem anh chăn bò như thế nào.

Đến gần, cô út lại càng ngạc nhiên. Sao lại có cái võng mắc ở kia, lại có ai đang nằm trên đó thổi sáo nữa chứ! Hay đó là người anh em của Sọ Dừa mà cô không biết? Thế anh ta đâu rồi?

Mải suy nghĩ, cô út dẫm phải một cành cây khô làm phát ra tiếng động. Cô cúi xuống nhìn rồi ngẩng lên, sửng sốt khi không thấy cả chiếc võng lẫn chàng thanh niên đâu cả. Chỉ có anh chàng Sọ Dừa, lúc trước không thấy đâu, giờ đang ở dưới gốc cây mà cười toe toét:

– Chào cô út! Cô mang cơm cho tôi hay là lên thăm tôi đấy?

Cô út không trả lời vì còn đang thắc mắc. Cô hỏi anh:

– Cái anh chàng vừa nằm trên võng thổi sáo đâu rồi?

Sọ Dừa chối biến:

– Chắc cô trông nhầm đấy chứ tôi ở đây suốt, làm gì có anh chàng nào thổi sáo đâu!

Cô út không tin là mình nhầm. Cô chợt nghĩ ra một điều khác thường. Phải rồi, Sọ Dừa nếu cứ thế kia thì làm sao có thể chăn được cả đàn bò, lại còn chàng trai trẻ, chiếc võng vừa đây mà đã biến mất… Cô không hỏi thêm gì nữa, đưa cơm cho anh rồi đi về, lòng vui rộn ràng.

Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa là hỏi lấy lệ để từ chối khéo bà mẹ đó thôi, lão chắc không cô gái nào lại đồng ý lấy một người kì dị, xấu xí như Sọ Dừa. Cô út đã làm cho ông bố một phen chưng hửng:

– Cha đặt đâu, con xin ngồi đấy ạ!

Hai cô chị trề môi chê em gái sao mà ngốc nghếch. Phú ông tức bầm gan tím ruột nhưng đã trót hứa với bà mẹ rồi, đành hẹn ngày dẫn cưới. Lão thách thật nặng nhưng cô út thầm đoán và mong rằng, điều đó không khó gì đối với người chồng tương lai của cô. Quả nhiên, Sọ Dừa không những mang đồ dẫn cưới đến đủ mà còn mang thêm rất nhiều người hầu hạ nữa khiến cho ai nấy cũng phải ngạc nhiên: xưa nay có thấy ai ra vào nhà Sọ Dừa đâu?

Đám cưới đang ăn uống linh đình, cô bèn bế Sọ Dừa vào nhà trong rồi thì thầm:

– Nào người chồng yêu quý của em, chàng xuất hiện đi thôi chứ!

Sọ Dừa mỉm cười, bắt cô quay mặt đi và nhắm mắt lại. Khi chàng bảo cô mở mắt ra thì trước mặt đúng là chàng trai trẻ hôm nào. Hai người sánh vai nhau ra chào quan khách. Mọi người hết sức ngỡ ngàng, hai người phải giải thích mãi, thậm chí Sọ Dừa còn phải hoá phép lại như cũ, mọi người mới tin là thật. Đám cưới đã vui lại càng vui hơn nữa.

Sọ Dừa học giỏi, đỗ trạng nguyên, được vua cử đi sứ nước ngoài, để cô ở lại. Cô có ngờ đâu hai bà chị vốn rất ghen tức khi thấy em lấy được người chồng vừa trẻ đẹp lại có tài, rắp tâm làm hại em để cướp chồng. Hai chị rủ em đi bơi thuyền rồi đẩy em xuống biển. Một con cá rất to bơi qua, nuốt luôn cô vào bụng. Thật may là Sọ Dừa như đã biết trước mọi chuyện, chàng dặn cô luôn mang theo bên mình một con dao, quả trứng gà và hòn đá lửa. Có con dao, cô tự rạch bụng cá khiến cá chết, dạt vào bờ. Cô chui ra, lại có thịt cá ăn luôn, có lửa để nướng cá và có con gà để bầu bạn.

Một hôm cô đang loay hoay nướng cá, bỗng con gà trống gáy vang:

– Ò… ó… o…, phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về!

Cô vội bỏ cá đấy chạy ra. Đúng là chồng cô rồi. Chàng đã đi sứ về, ngang qua nghe tiếng gà gáy, lại thấy có bóng người như vợ mình bèn cho thuyền vào đón. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

Nghe lời chồng, lúc gần về đến nhà cô nấp vào trong khoang thuyền. Nghe thấy hai bà chị thi nhau kể với Sọ Dừa về cái chết thương tâm của cô, cô bèn bước ra. Hai cô chị thấy em xuất hiện, ngượng quá, không nói không rằng bỏ đi biệt tích.

chúng tôi

Cô cùng người chồng sống bên nhau hạnh phúc đến già.

Bài tiếp theo