Top 7 # Giải Vbt Sinh 8 Bài 4 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 4: Mô

Bài 4: Mô

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 10 VBT Sinh học 8):

1. Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết?

2. Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.

Trả lời:

1. Một số tế bào:

– Tế bào xương: hình sao

– Tế bào máu: hình cầu

– Tế bào cơ: hình sợi…

2. Tế bào thực hiện các chức năng khác nhau do đó có sự phân hóa về cấu trúc, hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra ngay từ giai đoạn phôi. Mô là một tập hợp gồm các tế bào có cấu trúc giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định; ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào.

Bài tập 2 (trang 10 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 4 – 1 SGK, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì?

Trả lời:

Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể và lót trong các cơ quan rỗng có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích. Biểu mô bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hoá học, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô. Tuỳ theo hình dạng và chức năng của tế bào, biểu mô chia làm các loại khác nhau.

Bài tập 3 (trang 11 VBT Sinh học 8): Máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Trả lời:

Máu thuộc mô liên kết.

Máu bao gồm huyết tương và các tế bào máu. Trong đó huyết tương là chất nền, còn các tế bào máu có nguồn gốc từ các tế bào xương, tế bào sụn. Vì vậy, xếp máu thuộc mô liên kết.

Bài tập 4 (trang 11 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 4 – 3 SGK, cho biết:

1. Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

2. Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như tế nào?

Trả lời:

1. So sánh:

Khác nhau

Tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động, tế bào có nhiều nhân.

Tạo nên thành tim làm tim co liên tục, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

2. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân. Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái…

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Mô là gì?

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.

2. Bốn loại mô chính của cơ thể là gì? Chức năng?

– Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết.

– Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.

– Mô cơ có chức năng co dãn.

– Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 11 VBT Sinh học 8): So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và về sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.

Trả lời:

Bài tập 2 (trang 12 VBT Sinh học 8): Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn?

Trả lời:

Bài tập 3 (trang 12 VBT Sinh học 8): So sánh 4 loại mô theo mẫu sau:

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo

Tế bào xếp xít nhau

Tế bào nằm trong chất cơ bản

Tế bào dài và dày, xếp thành lớp, thành bó

Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh

Chức năng

Bảo vệ, hấp thụ, tiết

Nâng đỡ, liên kết các cơ quan

Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể

– Tiếp nhận kích thích.

– Xử lí thông tin.

Bài tập 4 (trang 12 VBT Sinh học 8): Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào?

Trả lời:

Trên chiếc chân giò lợn có đủ cả 4 loại mô: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ (cơ vân), mô thần kinh.

Bài tập 5 (trang 13 VBT Sinh học 8): Hãy ghép các thông tin a, b, c, d ở cột B vào thông tin tương ứng ở cột A

Trả lời:

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 8

Giới thiệu về Giải VBT Sinh học 8

Chương 1: Khái quát về cơ thể người gồm 6 bài viết

Chương 2: Vận động gồm 6 bài viết

…………

Chương 10: Nội tiết gồm 5 bài viết

Chương 11: Sinh sản gồm 7 bài viết

Giải VBT Sinh học 8 giúp các em học sinh hoàn thành tốt các bài tập trong vở bài tập Sinh học 8, giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu sâu bài và thêm yêu thích môn sinh học này hơn.

Giải VBT Sinh học 8 gồm có 11 chương với 66 bài viết. Nội dung cụ thể như sau:

Bài 1: Bài mở đầu Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Bài 3: Tế bào Bài 4: Mô Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

Bài 7: Bộ xương Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Bài 10: Hoạt động của cơ Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần hoàn

Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 17: Tim và mạch máu Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô hấp

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Bài 21: Hoạt động hô hấp Bài 22: Vệ sinh hô hấp Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu hóa

Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Bài 31: Trao đổi chất Bài 32: Chuyển hóa Bài 33: Thân nhiệt Bài 34: Vitamin và muối khoáng Bài 35: Ôn tập học kì 1 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài tiết

Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Bài 39: Bài tiết nước tiểu Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Bài 45: Dây thần kinh tủy Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Bài 47: Đại não Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác Bài 50: Vệ sinh mắt Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận Bài 58: Tuyến sinh dục Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh sản

Bài 60: Cơ quan sinh dục nam Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Bài 66: Ôn tập – Tổng kết

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 50: Vệ Sinh Mắt

Bài 50: Vệ sinh mắt

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 130 VBT Sinh học 8): Dựa vào thông tin trong bài (mục I, SGK), xây dựng bảng tổng kết sau:

Trả lời:

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị

Tật bẩm sinh do cầu mắt dài; không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.

Phải đeo kính cận (kính có mặt lõm – kính phân kì)

Viễn thị

Do cầu mắt ngắn; người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được

Đeo kính lão (kính hội tụ)

Bài tập 2 (trang 131 VBT Sinh học 8): Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào?

Trả lời:

Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách:

– Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách, tránh đọc ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên xe bị xóc nhiều.

– Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

– Khi bị các bệnh về mắt phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 131 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống ở những câu sau:

Trả lời:

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Người cận thị muốn nhìn rõ những vật mà ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).

Người viễn thị muốn nhìn rõ được những vật ở gần phải đeo kính mặt lồi (kính hội tụ).

Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách để tránh cận thị.

Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 131 VBT Sinh học 8): Nêu nguyên nhân của bệnh cận thị.

Trả lời:

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Nguyên nhân có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài; không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.

Người cận thị muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).

Bài tập 2 (trang 131 VBT Sinh học 8): Tại sao người già thường phải đeo kính lão?

Trả lời:

Người già thường bị viễn thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được. Vì vậy, muốn nhìn rõ vật phải đeo thêm kính lão (kính hội tụ).

Bài tập 3 (trang 131 VBT Sinh học 8): Tại sao không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng và không nên nằm đọc sách?

Trả lời:

Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu vì sẽ không giữ khoảng cách để đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, dần sẽ mất khả năng dãn gây tật cận thị ở mắt.

Bài tập 4 (trang 132 VBT Sinh học 8): Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.

Trả lời:

– Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

– Cách phòng tránh :

+ Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

+ Khi bị bệnh, cần tới các cơ sở y tế để chữa trị.

Bài tập 5 (trang 132 VBT Sinh học 8): Hãy lựa chọn các thông tin a, b, c, d, e, g ở cột B và C rồi điền vào thông tin tương ứng ở cột A.

Trả lời:

1 – c, d, e

2 – a, b, g

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 48: Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 124-125 VBT Sinh học 8):

Trả lời:

1. Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở chất xám. Trong đó, trung khu vận động nằm trong chất xám của tủy sống. Trung khu phản xạ sinh dưỡng nằm trong chất xám của tủy sống và trụ não.

2. Hoàn thành bảng:

– Giống nhau: Đều nằm trong chất xám.

– Khác nhau:

Bài tập 2 (trang 125 VBT Sinh học 8): Trình bày rõ sự khác nhau giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm vào bảng sau (có thể thể hiện bằng sơ đồ)

Trả lời:

Bài tập 3 (trang 125 VBT Sinh học 8): Căn cứ vào hình 48 – 3 SGK và bảng 48 – 2 SGK, em có nhận xét gì về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?

Trả lời:

– Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm tuy có tác động đối lập nhau nhưng nhờ sự phối hợp và điều hoà hoạt động của hai phân hệ đối với hoạt động của các nội quan nên đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cơ thể và thích nghi với những đổi thay của môi trường.

– Nếu có sự mất cân bằng trong hoạt động của hai phân hệ sẽ dẫn dến tình trạng bệnh lí.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 125 VBT Sinh học 8): Dựa vào kết quả của bài tập 2 và 3 trên, em hãy rút ra kết luận chung về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng (đối chiếu với phần ghi nhớ trong khung của bài trong SGK, xem cần phải điều chỉnh gì trong kết luận của em).

Trả lời:

Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: giao cảm và đối giao cảm.

– Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở nhân xám thuộc sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III). Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với nơron sau hạch.

– Phân hệ đối giao cảm có trung ương là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống. Các nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận các nơron sau hạch. Các sợi trước hạch của cả 2 phân hệ đều có bao miêlin, còn các sợi sau hạch không có bao miêlin.

Chức năng: Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 126 VBT Sinh học 8): Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Trả lời:

Giống nhau:

– Đều bao gồm phần trung ương và phần ngoại biên.

– Các dây thần kinh li tâm đi đến các cơ quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.

– Điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Khác nhau:

Cấu tạo

Trung ương

Các nhân xám ở sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III)

Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống

Ngoại biên gồm:

– Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp noron)

Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách.

Hạch nằm gần cơ quan phụ trách

Chức năng: tác động lên các cơ quan

Tim

Tăng lực và nhịp cơ

Giảm lực và nhịp cơ

Bài tập 2 (trang 126-127 VBT Sinh học 8): Hãy thử trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:

– Lúc huyết áp tăng cao

– Lúc hoạt động lao động

Trả lời:

– Lúc huyết áp tăng cao:

Thụ quan áp lực bị kích thích , xuất hiện xung thần kinh dẫn truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp tim và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp.

– Lúc hoạt động lao động:

Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO 2 tích lũy dần trong máu.

H+ được hình thành do :

H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm, theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp tim, lực co tim và mạch máu co giãn để cung cấp O 2 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).

Bài tập 3 (trang 127-128 VBT Sinh học 8): Em hãy đánh dấu × vào ô phát biểu đúng về chức năng của phân hệ giao cảm đối với các cơ quan sau đây:

Trả lời:

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: