Top 9 # Giải Vbt Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Trang 30 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Tập Làm Văn Tuần 19 Trang 6 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 2

Tuần 19

Tập làm văn Tuần 19 trang 6 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI

TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

1, a) Chép lại đoạn kết bài trong bài Cái nón (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 11-12).

b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào ?

Trả lời:

a, Má bảo : “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền. ” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

b, Đó là cách kết bài theo kiểu mở rộng.

2, Cho các đề sau :

a) Tả cái thước kẻ của em.

b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

c) Tả cái trống trường em.

Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên :

Trả lời:

Đề c : Tả cái trống trường em

Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tập Làm Văn : Luyện Tập Miêu Tả Các Bộ Phận Của Cây Cối Trang 30 Vở Bài Tập (Vbt) Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.

1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 – 51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Tả hoa sầu đâu ………………………..

b) Tả quả cà chua …………………………

2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.

TRẢ LỜI:

1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.

Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

– Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa hồng bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.

– Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.

Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.

– Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hóa tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định.

2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.

Hãy nhìn trái xoài chín mà xem ! Trong mới hấp dẫn làm sao ! Từng trái, từng trái bầu bĩnh, da căng mượt, vỏ màu vàng ươm. Hương thơm nức nở, cắt trái xoài ra, một màu vàng mỡ màng, ngọt ngào của thịt trái khiến người ta phải nuốt nước miếng ! Cắn một miếng thì cái vị ngọt, thanh và hương thơm của nó quyện vào nhau như thấm vào đầu lưỡi khiển người ta nhớ mãi.

Bài tiếp theo

Tập Làm Văn Tuần 22 Trang 22, 23, 24 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 2

Tuần 22

Tập làm văn Tuần 22 trang 22, 23, 24 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI

1, Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

– Thị giác(mắt):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

– Khứu giác(mũi):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

– Vị giác(lưỡi):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

– Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

Trả lời:

a)

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

– Thị giác(mắt):

+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

– Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

– Vị giác(lưỡi):

+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

– Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô): tiếng tu hú

+ (Cây gạo): tiếng chim hót

c)

Bài “sầu riêng”

– So sánh :

+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô “

– So sánh :

+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

– Nhân hóa :

+ Búp ngô non núp trong cuống lá.

+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

– So sánh

+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

– Nhân hóa :

+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

– Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) – Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

– Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó – đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

2, Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem :

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không ?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào ?

c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài ? Tác dụng gì ?

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Luyện Từ Và Câu Tuần 2 Trang 11, 12 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1

Tuần 2

Luyện từ và câu Tuần 2 trang 11, 12 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT

1) Tìm các từ ngữ :

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M : lòng thương người,…………………

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M : độc ác,…………………

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.

M : cưu mang,…………………

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

M : ức hiếp,…………………

Trả lời:

a) M : lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.

b) M : độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác.

d) M : ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.

2) Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hiệu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành 2 nhóm :

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người :

………………………………………………….

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :

………………………………………………….

Trả lời:

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người :

nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :

nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

3) Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2 :

Trả lời:

– Nhân loại trên thế giới đều yêu thích hòa bình.

– Bác Hồ giàu lòng nhân ái với các cháu.

4) Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B :

a) Ở hiền gặp lành

1) Khuyên con người hãy đoàn kết.Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

b) Trâu buộc ghét trâu ăn

2) Khuyên con người hãy sống nhân hậu,hiền lành thì sẽ gặp điều tốt đẹp.

c)

3) Chê những người xấu tính, hay ghen tị khi thấy người khác hạnh phúc, may mắn.

Trả lời:

a-2; b-3; c-1

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: