Top 12 # Giải Vbt Tiếng Việt Lớp 4 Trang 6 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Tập Làm Văn Tuần 19 Trang 6 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 2

Tuần 19

Tập làm văn Tuần 19 trang 6 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI

TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

1, a) Chép lại đoạn kết bài trong bài Cái nón (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 11-12).

b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào ?

Trả lời:

a, Má bảo : “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền. ” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

b, Đó là cách kết bài theo kiểu mở rộng.

2, Cho các đề sau :

a) Tả cái thước kẻ của em.

b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

c) Tả cái trống trường em.

Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên :

Trả lời:

Đề c : Tả cái trống trường em

Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tập Làm Văn Tuần 1 Trang 5,6 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1

Tuần 1

Tập làm văn Tuần 1 trang 5,6 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I. Nhận xét

1) Dựa theo câu chuyện Sự tích hổ Ba Bể, trả lời câu hỏi:

a)Câu chuyện có những nhân vật nào ? Đánh dấu X vào thích hợp.

Chỉ có một nhân vật là bà cụ ăn xin.

Chỉ có ba nhân vật là bà cụ ăn xin và hai mẹ con bà goá.

Chỉ có bốn nhân vật là bà cụ ăn xin, hai mẹ con bà goá và giao long.

Ngoài bốn nhân vật trên, những người dự lễ hội cũng là nhân vật.

b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M: – Bà cụ đến lễ hội xin ăn nhưng không ai cho.

-……………………………………….

-……………………………………….

c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trả lời:

a) Câu chuyện có những nhân vật nào ?

Là cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội.

b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M : – Bà cụ đến lễ hội xin ăn nhưng chẳng ai cho.

– Hai mẹ con nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà.

– Đêm khuya, bà cụ hiện hình là một con giao long lớn.

– Sáng sớm, trước lúc đi, bà cụ cho hai mẹ con một gói tro và hai mảnh trấu.

– Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân lấy mảnh trấu ra lập tức vỏ trấu hóa thành thuyền. Họ chèo thuyền để cứu người.

c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện

– Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ đồng loại: khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể.

2)

Bài Hồ Ba Bể (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 11) có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?

Trả lời:

Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. Vì bài văn không có các nhân vật cũng không có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật, mà chỉ giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài.

II. Luyện tập

1) Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạt. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy viết những sự việc chính của câu chuyện (để chuẩn bị kể miệng trước lớp).

Trả lời:

Em gặp người phụ nữ ấy trên đường đi học về.

– Một tay cô ấy bồng một đứa trẻ chừng một tuổi, một tay cô ấy xách một túi xách nhỏ nhưng xem chừng khá nặng.

– Em đề nghị giúp đỡ cô ấy.

– Cô ấy đồng ý và cảm ơn em.

– Em xách đồ giúp cô ấy. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện.

– Lúc chia tay cô ấy cảm ơn em rất nhiều và khen em là một đứa bé ngoan.

2) a) Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào ?

b) Nêu ý nghĩa của câu chuyện

Trả lời:

a, Em – người phụ nữ và con của cô ấy.

b, Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau – đó chính là một nếp sống đẹp.

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tập Làm Văn Tuần 7 Trang 45, 46 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1

Tuần 7

Tập làm văn Tuần 7 trang 45, 46 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN

1, Đọc cốt truyện sau :

Vào nghề

Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa, đánh đàn” và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.

Em xin vào học nghề tại rạp xiếc, ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Em ngạc nhiên nhưng rồi cùng nhận lời

Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học.

Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.

Trả lời:

Vào nghề

Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa, đánh đàn” và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.

Em xin vào học nghề tại rạp xiếc, ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Em ngạc nhiên nhưng rồi cùng nhận lời

Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học.

Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.

2, Bạn Hà viết thử cả bốn đoạn của câu chuyện trên, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong các đoạn ấy bằng cách điền vào những phần còn để trống trong đoạn em chọn viết. (Đọc gợi ý trong Tiếng Việt 4, tập một, trang 73- 74.)

Đoạn…:

Trả lời:

– Mở đầu: Mùa hè năm ấy Va-Li-a tròn một tuổi. Một hôm, em được cha mẹ đưa đi xem xiếc.

– Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy tiết mục nào cũng hay nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô gái cưỡi ngựa đánh đàn. Nhìn cô gái phi ngựa thật dũng cảm, cô không nắm dây cương ngựa mà một tay ôm cây đàn, tay kia gảy lên những bản nhạc vui tươi, rộn rã. Tiếng đàn mới hấp dẫn lòng người làm sao, chú ngựa như cũng thấu hiểu tiếng đàn, chú chạy nhịp nhàng theo điệu nhạc.

Đoạn 2 :

– Diễn biến : Sáng hôm ấy, Va-li-a cùng cha đi đến rạp xiếc gặp bác giám đốc. Sau khi trình bày ý kiến của mình. Bác giám đốc nhìn em cười trìu mến rồi dẫn em đến chuồng ngựa. Ở đó, có một chú ngựa bạch tuyệt đẹp. Bác chỉ con ngựa rồi bảo “Từ nay trở đi, công việc của cháu sẽ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng cho sạch sẽ.” Va-li-a rất ngạc nhiên, em nhìn bác giám đốc như muốn hỏi điều gì đó, nhưng sau vài giây nghĩ ngợi em cầm lấy chổi và bắt đầu quét.

Đoạn 3 :

-Mở đầu : Thế là từ hôm đó, ngày nào Va-li-a cũng đến làm việc chăm chỉ trong từng chuồng ngựa.

-Kết thúc : Cuối cùng, em quen dần với công việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của mình.

Đoạn 4 :

-Mở đầu: Thế rồi cái ngày Va-li-a mong ước cũng đã đến : Em trở thành diễn viên xiếc thực thụ và được biểu diễn ở những sàn diễn lớn.

-Kết thúc: Tiết mục kết thúc, Va-li-a xuống ngựa cúi chào khán giả giữa những tràng pháo tay giòn giã với một nụ cười hạnh phúc. Vậy là ước mơ từ thủa bé của cô đã trở thành hiện thực

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tập Làm Văn Tuần 22 Trang 22, 23, 24 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 2

Tuần 22

Tập làm văn Tuần 22 trang 22, 23, 24 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI

1, Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

– Thị giác(mắt):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

– Khứu giác(mũi):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

– Vị giác(lưỡi):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

– Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

+ (Cây gạo):

+ (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

Trả lời:

a)

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

– Thị giác(mắt):

+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

– Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

– Vị giác(lưỡi):

+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

– Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô): tiếng tu hú

+ (Cây gạo): tiếng chim hót

c)

Bài “sầu riêng”

– So sánh :

+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô “

– So sánh :

+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

– Nhân hóa :

+ Búp ngô non núp trong cuống lá.

+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

– So sánh

+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

– Nhân hóa :

+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

– Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) – Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

– Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó – đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

2, Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem :

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không ?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào ?

c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài ? Tác dụng gì ?

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: