Top 6 # Giải Vbt Văn 8 Nói Quá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Bài Nói Quá

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Phương pháp giải:

Muốn tìm được biện pháp nói quá, em đọc kĩ từng ví dụ cho sẵn trong SGK, chú ý các từ ngữ thể hiện cách nói quá sự thật. Em gạch dưới các từ ngữ ấy. Sau đó giải thích nghĩa của biện pháp nói quá trong từng ví dụ.

Lời giải chi tiết:

a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b) Em có thể đi lên đến tận trời.

Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c) Thét ra lửa.

Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực.

Câu 2 Câu 2 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/

e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.

Phương pháp giải:

Ở từng chỗ trống trong câu, em lần lượt thử điền từng thành ngữ cho sẵn. Nếu tạo ra câu văn có nội dung hợp lí thì điền được.

Lời giải chi tiết:

Điền thành ngữ vào chỗ trống:

Câu 3 Câu 3 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Phương pháp giải:

Trước khi đặt câu, em tìm hiểu về từng thành ngữ. Trên cơ sở đó, em suy nghĩ về nội dung của câu sẽ đặt. Tham khảo câu sau: Nàng Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du có vẻ đpẹ nghiêng nước nghiêng thành.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu với thành ngữ:

– Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.

– Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.

– Bộ đội ta mình đồng da sắt.

– Bài toán này tớ nghĩ nát óc mà chưa giải được.

Câu 4 Câu 4 (trang 80 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:

Lời giải chi tiết:

Năm thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:

– Kêu như trời đánh.

– Khỏe như voi.

– Nhanh như chớp.

Câu 5 Câu 5 (trang 80 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Phương pháp giải:

Em có thể viết đoạn văn hoặc bài thơ nói về sức mạnh của tuổi trẻ, về ý chí và nghị lực của con người,… như Bác Hồ đã từng nói với các thanh niên:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.

Biện pháp nói quá được sử dụng ở đây nhằm nhấn mạnh, khẳng định những điều được nói tới trong đoạn văn, bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận, tan tác chim muông. Câu 6 Câu 6 (trang 81 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Phương pháp giải:

Để phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác, em tham khảo mấy gợi ý sau:

– Nói quá và nói khoác giống nhau ở chỗ nào.

– Mục đích của nói quá và nói khoác khác nhau thế nào?

– Kết quả của việc sử dụng biện pháp tu từ nói quá và của việc nói khóac khác nhau thế nào?

Lời giải chi tiết:

– Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:

+ Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.

+ Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Nói Quá

Nói quá

Câu 1 (Bài tập 1 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a)

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b)

Em có thể đi lên tới tận trời được

Khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c)

Bà cụ thét ra lửa

Thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Thành ngữ

Câu có thành ngữ tương ứng

Nghiêng nước nghiêng thành

Nàng Kiểu có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành

Dời non lấp biển

Những người anh hùng có sức mạnh dời non lấp biển

Lấp biển vá trời

Tôi rừng nghe câu chuyện về bà nữ Oa lấp biển vá trời

Mình đồng da sắt

Những người lính mình đồng da sắt bôn ba trận mạc

Nghĩ nát óc

Tôi nghĩ nát óc cũng không ra bài tập này

Câu 3 (Bài tập 3 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

5 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá: Đẹp như tiên, xấu như quỷ, Đen như than, Ngáy như sấm, nắng như đổ lửa.

Câu 4 (Bài tập 6 trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Giống nhau: Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.

Khác nhau:

– Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.

– Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…

Câu 5:

Trả lời:

Ăn gian là cố ý làm sai, tính sai để thu lợi về mình

Khi nghe người khác nói những điều không đúng cậu bé bảo là “ăn gian”. Đây là một cách nói quá bởi những điều không đúng mà người khác nói chưa chắc đã mang tính tiêu cực

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Nói Quá (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

– Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

(Ca dao)

1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?

2. Cách nói như vậy có tác dụng gì?

Trả lời: 1.

Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối; Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.

2.

Nói quá trong các trường hợp trên là một biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm.

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Lời giải chi tiết:

a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b) Em có thể đi lên đến tận trời.

Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c) Thét ra lửa.

Nói quá thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/

e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.

Lời giải chi tiết:

a) Ở nơi c hó ăn đá, gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.

e) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc. Lời giải chi tiết:

Đặt câu với thành ngữ:

– Nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– Kẻ trượng phu xưa thường mơ chuyện dời non lấp biển.

– Nhưng việc lấp biển vá trời dành cho kẻ anh hùng hào kiệt.

– Chúng tôi là người chứ đâu phải mình đồng da sắt. Chúng tôi thử hành hạ các ông thế này một buổi xem các ông có chịu nổi không.

– Tôi nghĩ nát óc vần không tìm được đáp số bài toán.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá: Lời giải chi tiết:

– Ngáy như sấm.

– Nhanh như chớp.

– Lớn như thổi.

– Đen như cột nhà cháy.

– Khỏe như voi.

Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác. Lời giải chi tiết:

Giống nhau:

– Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.

Khác nhau:

– Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.

– Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…

chúng tôi

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Tiếng Nói Của Văn Nghệ

Trả lời:

– Hệ thống luận điểm ở bài nghị luận:

+ văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhân thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ

+ tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến

+ văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động con người qua những rung cảm sâu xa

– Nhận xét về bố cục bài nghị luận: bố cục chặt chẽ, luận điểm logic, mạch lạc, giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung giả thích cho nhau

Câu 2: Câu 2, tr. 17, SGK Trả lời:

– Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ: là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ

– Điều đó được thể hiện qua những đặc điểm sau:

+ tác phẩm không phải là sự sao chép hiện thực mà nó chứa đựng trong đó tấm lòng của người nghệ sĩ

+ tác phẩm giáo dục tác động vào người đọc qua những tình cảm sâu sắc

+ nội dung văn nghệ còn là những rung cảm nhận thức của từng người tiếp nhận được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác

Câu 3: Hãy phân tích tác dụng của văn nghệ đối với con người Trả lời:

Tác dụng của văn nghệ đối với con người

– Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trong phương diện tinh thần

– Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài

– Văn nghệ khiến cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ đáng yêu

Câu 4: Câu 4, tr. 17, SGK Trả lời:

– Văn nghệ đến với con người qua nội dung của nó

– Con đường mà nó đến với người đọc là con đường tình cảm: tư tưởng, nội dung của văn nghệ là phản ánh đời sống, vì thế nó đưa người đọc cùng hòa nhập vào cuộc sống của các nhân vật trong đó, tác phẩm văn nghệ đi từ trái tim đến trái tim, tác động vào tình cảm mỗi người.

Câu 5: Câu 5, tr. 17, SGK Trả lời:

Đặc sắc nghệ thuật của bài nghị luận:

– Bố cục văn bản chặt chẽ rõ ràng, hợp lí, các vấn đề được dẫn dắt tự nhiên, lưu loát

– Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn cả trong văn chương cũng như trong đời sống

– Giọng văn chân thành, say sưa thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết

+ Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học: Thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất

+ Nhưng con người tiếp nhận nghệ thuật không thụ động mà biến thứ ánh sáng riêng rọi vào con người ấy thành của mình làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ để tự biến đổi con người bên trong mình

+ Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học

+ Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ

+ Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía:

* Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, nhưng con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ…

* Sống với ngày hôm nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua…, luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ

* Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm để sửa sai

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác: