Top 12 # Giải Vbt Vật Lí 7 Bài 22 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vật Lí 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằnh hình thức dẫn nhiệt.

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất .

Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém

Dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh đồng. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra

C1. Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì ?

C2. Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự như thế nào ?

C3. Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để môn tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.

Bài giải:

C1. Các đinh rơi xuống chứng tỏ nhiệt đã được truyền đến sáp , làm cho sáp nóng lên và chảy ra.

C2. Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự đinh a, b, c, d, e

C3. Dựa vào thứ tự rơi xuống của các thanh đinh, ta thấy nhiệt năng đã được truyền từ đầu A sang đầu B của thanh đồng

Dùng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh đồng, nhôm, thủy tinh có đinh gắn bằng sáp ở đầu (H.22.2)

C4. Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?

C5. Hãy dựa vào kết quả thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất ? Từ đó có thể rút ra kết luận gì ?

Bài giải:

C4. Các đinh gắn ở đầu các thanh không rơi xuống đồng thời, đinh gắn ở đầu thanh thủy tinh lâu rơi xuống nhất . Hiện tượng này chứng tỏ mỗi chất có khả năng dẫn nhiệt khác nhau.

C5. Trong ba chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất , thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. Từ đó ta có kết luận :” Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất “

Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong đó có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp. (H.22.3)

C6. Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng ?

Bài giải:

C6. Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở dưới đáy ống nghiệm không bị nóng chảy. Từ thí nghiệm này có thể thấy chất lỏng dẫn nhiệt kém

Dùng đèn cồn đun nóng đáy một ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp (H.22.4)

C7. Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí ?

Bài giải:

C7. Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm không bị nóng chảy. Từ thí nghiệm có thể rút ra nhận xét :” Chất khí có tính dẫn nhiệt kém “

Tìm ba ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt

Bài giải:

Ba ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt :

Đun nấu thức ăn bằng xoong nồi

Rót nước sôi vào cốc, một lát sau cốc nóng lên

Hơ nóng một đầu thanh kim loại, lát sau đầu kia cũng nóng lên

Bài giải:

Nồi, xoong thường làm bằng kim loại để có thể nấu chín thức ăn nhanh, do kim loại dẫn nhiệt tốt

Bát, đĩa thường làm bằng sứ để có thể dễ dàng bưng bê, do sứ dẫn nhiệt kém

Bài giải:

Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày vì mặc nhiều áo mỏng sẽ tạo nhiều lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, không khí giữa các lớp áo mỏng sẽ dẫn nhiệt kém , do đó giữ ấm cho cơ thể tốt hơn mặc một áo dày

Bài giải:

Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông , để tạo các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các sợi lông chim , điều này giúp chim giữ ấm tốt hơn

Bài giải:

Cần lưu ý: Kim loại là chất dẫn nhiệt tốt,

Trong những ngày rét , nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể, nên khi ta sờ vào kim loại, nhiệt từ tay ta sẽ truyền sang kim loại nhưng bị phân tán nhanh chóng, do đó sờ vào kim loại ta thấy lạnh

Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể, khi ta sờ vào kim loại, nhiệt độ từ kim loại truyền sang tay ta, do đó ta thấy nóng

Giải Bài Tập Trang 22, 23, 24 Vật Lí 7, Gương Cầu Lõm

Giải bài C1 trang 22 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì? So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn hay nhỏ hơn?

Lời giải:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo.

So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn.

Giải bài C2 trang 22 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô ta cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.

Kết luận:

Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ….. không hứng được trên màn chắn và ….. vật.

Lời giải:

– Bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau.

– Kết quả so sánh: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

– Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật

Giải bài C3 trang 23 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì?

Kết luận:

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ ….. tại một điểm ở trước gương.

Lời giải:

– Chùm tia phản xạ giao nhau (hội tụ) tại một điểm ở trước gương.

– Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.

Giải bài C4 trang 23 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.

Lời giải:

Mặt Trời ở rất xa nên chùm sáng từ Mặt Trời tới gương cầu lõm coi như chùm tia tới song song, thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. Ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng lớn cho nên vật để ở vị trí chùm sáng hội tụ sẽ nóng lên.

Giải bài C5 trang 23 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song.

Kết luận:

Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia ….. song song.

Lời giải:

Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.

Giải bài C6 trang 24 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra.

Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ ?

Lời giải:

Trong pha đèn có một gương cầu lõm. Do đó khi xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp thì chùm sáng phân kì phát ra từ đèn sẽ bị gương cầu lõm (trong pha đèn) biến đổi thành chùm tia phản xạ song song. Năng lượng của chùm tia sáng song song bị hao hụt ít khi truyền đi xa, nhờ đó ánh sáng truyền đi xa mà vẫn sáng rõ.

Giải bài C7 trang 24 SGK Vật lý 7

Đề bài:

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?

Lời giải:

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn pin phát ra thì ta phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương.

Chương I Quang học các em học bài Nguồn âm, hãy xem gợi ý Giải bài tập trang 28, 29 Vật lí 7 của để học tốt Vật lí 12.

Tổng kết chương 1: Quang học là phần học tiếp theo của Chương I Quang học Vật lí 7 lớp 11 cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 25, 26 Vật lí 7 để nắm vững kiến thức cũng như học tốt Vật lí 7.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-trang-22-23-24-vat-li-7-guong-cau-lom-39434n.aspx

Giải Vbt Sinh 7 Bài 22

Giải bài tập VBT Sinh học 7 bài 22 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong sách bài tập môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Giải vở bài tập Sinh học 7 bài 22: Tôm sông

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển (trang 52 VBT Sinh học 7)

1. (trang 52 VBT Sinh học 7)

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Trả lời:

Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và phần bụng.

Giáp đầu ngực, vỏ cơ thể cấu tạo bằng kitin. Vỏ cơ thể làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển có tác dụng như bộ xương. Thành phần vỏ chứa sắc tố làm tôm có màu sắc như môi trường.

2. (trang 52 VBT Sinh học 7)

Quan sát hình 22.1 (SGK), điền và đánh dấu (✓) vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Chức năng chính các phần phụ của tôm

3. (trang 52 VBT Sinh học 7)

Trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

+ Chức năng chính của phần đầu – ngực tôm: Định hướng phát hiện mồi, Giữ và xử lí mồi, Bò và bắt mồi

+ Chức năng chính của phần bụng tôm: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng, Lái và giúp tôm nhảy

II. Dinh dưỡng (trang 53 VBT Sinh học 7)

1. (trang 53 VBT Sinh học 7)

Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?

Trả lời:

Tôm hoạt động vào lúc chập tối. Khi đó tôm bắt đầu kiếm ăn.

2. (trang 53 VBT Sinh học 7)

Tôm ăn thực vật hay ăn động vật hoặc ăn xác chết?

Trả lời:

Tôm ăn tạp (cả động vật, thực vật, mồi chết).

3. (trang 53 VBT Sinh học 7)

Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào tập tính nào của tôm?

Trả lời:

Dùng vó cất tôm hay câu là dựa vào khứu giác nhạy bén của giun. Thính có mùi thơm, lan xa thu hút tôm.

III. Sinh sản (trang 53 VBT Sinh học 7)

1. (trang 53 VBT Sinh học 7)

Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Tôm đực trưởng thành có đôi càng lớn, kích thước thường lớn hơn con cái cùng tuổi.Con cái đến mùa sinh sản có hiện tượng ôm trứng

Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Trả lời:

Ấu trùng tôm lột xác nhiều lần vì lớp vỏ kitin giàu canxi rất cứng ngăn cản quá trình lớn lên của tôm

3. (trang 53 VBT Sinh học 7)

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa: Bảo vệ trứng tránh kẻ thù.

Ghi nhớ (trang 53 VBT Sinh học 7)

Tôm sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần: đầu – ngực và bụng. Phần đầu – ngực có : giác quan, miệng với các chân hàm, xung quanh và chân bò.

Phần bụng phân đốt rõ phần phụ là những chân bơi.

Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.

1. (trang 53 VBT Sinh học 7)

Ý nghĩa của lớp cỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

Trả lời:

Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

2. (trang 53 VBT Sinh học 7)

Nêu kinh nghiệm đánh bắt tôm ở địa phương mà em biết và kể tên các loài tôm làm thực phẩm và xuất khẩu:

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.

Ở vùng biển: tôm sú, tôm hùm…

Ở vùng đồng bằng: tôm càng và tôm càng xanh.

………………………….

Giải Bài Tập Sbt Vật Lí 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Phương pháp giải

Dựa vào bảng 22.1 để xác định khả năng dẫn nhiệt của các chất

Hướng dẫn giải

– Tra bảng 22.1 trang 79 cho ta biết khả năng dẫn nhiệt của các chất giảm dần theo thứ tự là đồng, thủy tinh, nước, không khí.

– Chọn B

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền

A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Phương pháp giải

Nhiệt được truyền từ nơi (vật) có nhiệt độ cao sang nơi (vật) có nhiệt độ thấp hơn

Hướng dẫn giải

– Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

– Chọn C

Tại sao rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm như thế nào ?

Phương pháp giải

Trước khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh nên nhúng cốc vào nước ấm hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài để cốc nóng đều và không bị vỡ.

Hướng dẫn giải

– Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng và nở ra nên làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì nhiệt độ lớp thủy tinh bên trong tăng lên và kịp thời dẫn nhiệt ra ngoài nên cốc nóng lên đều ở cả trong và ngoài, do đó sẽ khó bị vỡ cốc.

– Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.

Đun nước sôi bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn ?

Phương pháp giải

Kim loại luôn có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn các vật liệu gốm, đất.

Hướng dẫn giải

Vì nhôm có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn đất nên đun bằng ấm nhôm nước sẽ sôi nhanh hơn.

Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không ?

Phương pháp giải

Khả năng dẫn nhiệt của đồng tốt hơn gỗ nên đồng đã hấp thu mạnh nhiệt độ của môi trường làm tay ta cảm thấy lạnh

Hướng dẫn giải

Do đồng có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên:

– Khi ta sờ vào thanh đồng và thanh gỗ thì ta đã truyền nhiệt cho chúng nhưng thanh đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên lấy nhiệt nhanh hơn làm cho nhiệt độ của tay ta ở chỗ chạm vào thanh đồng sẽ giảm nhanh hơn khi chạm vào thanh gỗ nên ta thấy lạnh hơn.

– Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ mà do khả năng dẫn nhiệt.

Một hòn bi chuyển động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiêt.

Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết về sự dẫn nhiệt của các chất để trả lời câu hỏi này

Hướng dẫn giải

Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm còn động năng các phân tử nước tăng. Do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn

B. chất khí và chất lỏng

C. chất khí

D. chất lỏng.

Phương pháp giải

Các chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng và chất khí

Hướng dẫn giải

– Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn còn chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

– Chọn A

Bản chất của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác.

B. sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác.

C. sự thực hiện công từ vật này lên vật khác.

D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang nguyên tử, phân tử khác.

Phương pháp giải

Sự truyền nhiệt thực chất là sự trao đổi động năng giữa các phân tử với nhau

Hướng dẫn giải

– Do các chất đều được câú tạo từ các nguyên tử và phân tử mà các nguyên tử và phân tử thì luôn chuyển động không ngừng về mọi phía nên bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

– Chọn D

Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

A. hai vật có nhiệt năng khác nhau

B. hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.

C. hai vật có nhiệt độ khác nhau.

D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Phương pháp giải

Khi hai vật rắn khác nhau về nhiệt độ tiếp xúc với nhau thì xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt

Hướng dẫn giải

– Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

– Chọn D

Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì

A. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém.

B. trong xốp có các khoảng không kín nên dẫn nhiệt kém.

C. trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.

D. vì cả ba lí do trên.

Phương pháp giải

Xốp là vật liệu có khả năng dẫn nhiệt rất kém nên thường dùng làm hộp để giữ nước đá lâu tan

Hướng dẫn giải

– Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém.

– Chọn B

Về mùa hè ở một số nước Châu Phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả người; còn ở nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao ?

Phương pháp giải

Ở các nước châu Phi nhiệt độ vào mùa hè khá cao nên cần mặc quần áo trùm kín để giữ nhiệt độ ổn định cho cơ thể

Hướng dẫn giải

– Mùa hè, ở nhiều nước châu Phi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể do đó cần mặc áo trùm kín để hạn chế sự truyền nhiệt từ không khí vào cơ thể.

– Còn ở nước ta về mùa hè, môi trường xung quanh vừa ẩm vừa có nhiệt độ thường thấp hơn lớp không khí tiếp xúc với da. Vì vậy người ta thường mặc áo ngắn, mỏng để da dễ dàng tiếp xúc với không khí mát hơn ở xung quanh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bay hơi mồ hôi để giải phóng bớt nhiệt lượng ra môi trường.

Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh ; còn mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh.

Phương pháp giải

Tôn có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn tranh (lá) nên mái nhà bằng tôn sẽ làm không khí trong nhà lạnh hơn vào mùa đông và nóng hơn vào mùa hè

Hướng dẫn giải

– Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh, vì vậy vào mùa hè, môi trường xung quanh có nhiệt độ rất cao, nhà mái tôn dẫn nhiệt tốt nên không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà máy tranh.

– Còn về mùa đông, môi trường xung quanh có nhiệt độ rất thấp, nhà mái tôn dẫn nhiệt tốt nên không khí trong nhà máy tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh.

Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa ?

Phương pháp giải

Bông, trấu hay mùn cưa đều là các chất dẫn nhiệt kém nên thường dùng để giữ ấm nước trong ấm chè (trà)

Hướng dẫn giải

Vì bông, trấu và mùn cưa dẫn nhiệt kém giúp cho nước chè ít tỏa nhiệt ra môi trường và nóng lâu hơn.

Hãy thiết kế một thí nghiệm dùng để so sánh độ dẫn nhiệt của cát và của mùn cưa với các dụng cụ sau đây :

– Cát;

– Mùn cưa;

– Hai ống nghiệm;

– Hai nhiệt kế;

– Một cốc đựng nước nóng.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi này cần nắm được đặc tính dẫn nhiệt của các chất

Hướng dẫn giải

Cho cát, mùn cưa vào đầy mỗi ống nghiệm.

Đặt mỗi ống nghiệm vào một cốc đựng nước nóng, 1 nhiệt kế đặt trong ống nghiệm.

Quan sát chỉ số của nhiệt kế.

Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.

Có hai ấm đun nước kích thước giống nhau, một làm bằng nhôm, một làm bằng đồng.

a) Nếu đun cùng một lượng nước bằng hai ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau thì nước ở ấm nào sôi trước. Tại sao?

b) Nếu sau khi nước sôi. ta tắt lửa đi, thì nước ở ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao?

Phương pháp giải

Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm nên làm nước mau sôi hơn khi đun và cũng làm nước mau nguội hơn khi tắt lửa

Hướng dẫn giải

Nhôm dẫn nhiệt kém hơn đồng, vì vậy:

a) Nếu đun cùng một lượng nước bằng 2 ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau thì nhiệt truyền từ ngọn lửa qua ấm đồng vào nước nhanh hơn ấm nhôm nên nước ở ấm đồng sôi trước.

b) Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lửa đi, thì nhiệt truyền từ nước sôi qua ấm đồng ra môi trường xung quanh nhanh hơn nước ở ấm nhôm, nên nước ở ấm đồng lại nguội nhanh hơn.