Top 8 # Giải Vở Bài Tập Công Dân Lớp 7 Bài 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 5: Yêu thương con người giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 28 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Yêu thương con người là biết quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp, giúp người khi gặp khó khăn, hoạn nạn

Chúng ta phải biết yêu thương con người vì đây là truyền thống quý báu của dân tộc, người có lòng yêu thương con người sẽ được người khác quý trọng, cuộc sống của học sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn

Câu 2 (trang 28 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Biểu hiện của lòng yêu thương con người

Ví dụ về lòng yêu thương con người

Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn, làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em, người già yếu, thông cảm với những người khó khăn, bất hạnh, không thờ ơ,, xa lánh với những người nghèo, yêu thương, kính trọng cha mẹ,…

Câu 3 (trang 28 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, kính trọng, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và có ý nghĩa hơn

– Đối với xã hội: Xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp, mỗi quan hệ giữa người với người trở nên gắn bó hơn, xã hội lành mạnh, phát triển hơn

Câu 4 (trang 29 VBT GDCD 7):

Trả lời:

– Trong gia đình: Vâng lời ông bà, cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, chăm học chăm làm để cha mẹ vui lòng,…

– Ở trường lớp: Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, vui mừng khi bạn có niềm vui, giúp đỡ bạ trong học tập để cùng tiến bộ, không chia bè phái trong lớp, đồng cảm khi bạn gặp chuyện buồn

Câu 5 (trang 29 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Lòng yêu thương của con người không phải là lòng thương hại. Bởi vì: Lòng yêu thương xuất phát từ tình cảm chân thành, trong sáng còn lòng thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân. Hơn nữa lòng yêu thương làm nâng cao giá trị con người trong khi lòng thương hại làm hạ thấp giá trị con người.

Câu 6 (trang 30 VBT GDCD 7)

Trả lời:

Trong cuộc sống, em thường xuyên quan tâm đến những người xung quanh. Biểu hiện:

– Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ người khác

– Hỏi han, chia sẻ với người khác những vui buồn trong cuộc sống

– Biết lắng nghe người khác

– Ngoan ngoãn, chăm chỉ vâng lời ông bà, cha mẹ

– Giúp đỡ bạn bè trong học tập

– Kính trọng, vâng lời thầy cô

Câu 7 (trang 30 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Câu 8 (trang 30 VBT GDCD 7):

Trả lời:

a. Việc làm và hành động của Hưng vừa thể hiện sự thiếu trung thực, vừa vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết, vừa không có tấm lòng nhân ái, yêu thương con người. Suy nghĩ và hành động đó đáng trách, đáng lên án

Câu 9 (trang 31 VBT GDCD 7)

Trả lời:

– Thương người như thể thương thân

– Lá lành đùm lá rách

– Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

– Một miếng khi đói bằng một gi khi no

– Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

– Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 31 VBT GDCD 7)

Trả lời:

Yêu thương con người và lòng thương hại khác nhau. Tại vì: Lòng yêu thương xuất phát từ tình cảm chân thành, vô tư trong sáng, tình cảm làm nâng cao giá trị của con người. Lòng thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, làm hạ thấp giá trị con người

Câu 2 (trang 31 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Bác Nga cạnh nhà em vốn là một giáo viên nay về hưu, hằng ngày đi chợ, thấy mấy đứa trẻ bán vé số bác thấy thương vô cùng. Hỏi thăm ra thì được biết hoàn cảnh của chúng đều vô cùng tội nghiệp. Thấy bọn trẻ cuộc sống khó khăn lại không được học hành, bác Nga đã quyết định mở lớp học tình thương miễn phí cho những đứa trẻ ấy, không những thế bác còn mua bút thước, đồ dùng học tập cho chúng đi học. Những đứa trẻ lần đầu biết đến con chữ nên vô cùng thích thú. Hành động của bác Nga khiến tất cả mọi người đều mến phục

Câu 3 (trang 32 VBT GDCD 7):

Trả lời:

a. Biểu hiện của Thái thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm, không có lòng thương người.

b. Theo em, trong trường hợp này Huân nên đứng lại chỉ đường cho người phụ nữ đó, sau đó giải thích cho Thái hiểu về ý nghĩa hành động của mình, họ không biết đường, họ đang cần sự giúp đỡ mà trong khả năng có thể thì chúng ta nên giúp họ. Đó cũng chính là biểu hiện cử lòng yêu thương con người.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 33 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Lòng yêu thương con người của Bác Hồ được thể hiện:

– Bác tắm rửa, kì cọ cho từng đứa trẻ, vừa tắm vừa đùa cợt cùng chúng

– Dỗ dành khi đứa trẻ kêu xót đầu

– Nhắc nhở người lớn phải chú ý giữ gìn vệ sinh cho các cháu

– Lấy áo sạch cho trẻ mặc, mang quần áo bẩn đi giặt, khâu lại quần áo rách

– Mời cháo ngon cho người già

Câu b (trang 33 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Tấm lòng của Bác đối với cụ già và em nhỏ thể hiện tấm lòng, tình cảm yêu thương con người sâu sắc mà Bác dành cho đồng bào ta. Tình cảm đó xuất phát từ tấm lòng cao quý chân thành của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Liêm khiết

Trái với liêm khiết

– Cố gắng vươn lên để đạt hiệu quả cao trong học tập

– Quay cóp bài để đạt điểm cao

– Chịu khó làm ăn để thoát nghèo

– Các bộ lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ

– Nhặt được của rơi trả người đã mất

– Buôn lậu, trốn thuế

– Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình

– Sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân

– Làm việc theo đúng trách nhiệm của bản thân

– Quan hệ với cấp trên để được thăng quan tiến chức

Câu 2 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

– Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người sống thanh thản, ý nghĩa hơn, sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu quý, tin yêu từ mọi người

– Đối với xã hội: Làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn, góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Câu 3 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Để trở thành người có tính liêm khiết, theo em, học sinh phải:

– Rèn luyện ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân

– Biết chống lạo cái xấu, cái ác bảo vệ lẽ phải

– Trung thực, tôn trọng những điều đúng với chân lí, đạo đức

– Phê phán, lên án những hành vi sống không trong sạch

Câu 4 (trang 11 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Một vài tấm gương liêm khiết:

Mạc Đĩnh Chi là một người liêm khiết với quan niệm sống cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến

Anh Diệu – một nhân viên bán hàng ở siêu thị tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi của khách hàng, bên trong có giấy tờ tùy thân và tiền mặt, anh đã tìm cách trả lại số tiền đó cho người đã mất.

Câu 5 (trang 11 VBT GDCD 8): Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm

Chớ có bờm xờm để lại tiếng xấu

B. Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở người người giàu sang

C. Làm người biết nghĩ biết suy

Ngồi trên lưng ngựa biết đi đường dài

D. Của thấy không xin

Của công giữ gìn

Của rơi không nhặt

E. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

F. Của mình thì giữ bo bo

Của người thì đớp cho no rồi về

G. Áo rách cốt cách người thương

H. Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

Trả lời:

Chọn đáp án: A, B, D, G

Câu 6 (trang 11 VBT GDCD 8):

Trả lời:

a. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm pháp luật giao thông. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết, không dung túng cho điều sai, không lợi dụng chức vụ để nhận tiền.

b. Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn không ghi sổ mỗi khi đi học muộn. Hành vi thể hiện sự không liêm khiết

c. Mai nhận được tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết.

Câu 7 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Em sẽ chạy ra báo cho người khách để quên biết. Tại vì để khách hàng có thể nhanh chóng nhận lại được tài sản của mình và để tự tay mình có thể trả lại cho khách hàng.

Câu 8 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Câu 9 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

a. Việc làm của anh Huy khiến người khác vô cùng khâm phục và cảm động. Đó không chỉ là hành động cho thấy sự liêm khiết mà nó còn thể hiện tấm lòng của một con người có nhân cách, có đạo đức. Dù nghèo nhưng không làm phôi phai đi phẩm chất làm người của anh. Đó là hành động rất đáng được biểu dương, trân trọng

b. Nếu nhặt được tiền mà không biết ai làm rơi thì em cũng không được lấy số tiền đó vì đó không phải là tiền của mình, không phải số tiền mình làm ra nên không được phép sở hữu. Em sẽ mang số tiền đó đến đồn công an trình báo để số tiền đó sớm tìm được chủ nhân thực sự.

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 14 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Em không đồng tình với quan điểm của bạn bởi vì, biểu hiện của liêm khiết không chỉ là việc không tham ô, lãng phí, không nhận hối lộ. Liêm khiết đối với học sinh là việc tự phấn đấu nỗ lực trong học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình, trung thực trong học tập,…Chính vì thế học sinh càng cần phải rèn luyện sự liêm khiết.

Câu 2 (trang 14 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Những hậu quả nghiêm trọng do hành vi không liêm khiết gây ra: Quan chức nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, bộ mặt của cá nhân, tổ chức, làm hao hụt ngân sách nhà nước.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 16 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ chị Bùi Phương Liên là người liêm khiết:

– Mọi khoản thu chi trong kho bạc đều được thực hiện nghiêm túc, khoa học, đảm bảo đúng nguyên tắc.

– Nhiều lần trả lại tiền nộp thừa với đồ vật của khách hàng bỏ quên.

Câu b (trang 16 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Bài học rút ra: Sống liêm khiết, trung thực, có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý, nể trọng.

Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 7 Bài 5

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 5: Yêu thương con người được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 5 trang 16

a) Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự quan tâm, thông cảm và giúp đỡ của Bác Hồ đối với gia đình chị Chín?

Trả lời:

– Bác chọn gia đình có nhiều khó khăn (chồng chị Chín mất, để lại ba đứa con nhỏ).

– Bác đến bên các con của chị Chín, âu yếm xoa đầu rồi trao quà tết cho các cháu.

– Bác hỏi thăm về bữa cơm, bát cháo, hỏi về việc học hành, công việc của gia đình chị Chín.

– Bác chỉ thị cho uỷ ban thành phố có trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho những người lao động gặp khó khăn như gia đình chị Chín.

b) Những chi tiết ấy biểu hiện đức tính gì của Bác Hồ?

Trả lời:

Những chi tiết đó thể hiện tấm lòng nhân ái và lòng yêu thương mọi người của Bác Hồ.

c) Em hiểu thế nào là yêu thương con người?

Trả lời:

– Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

– Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, biết hy sinh và tha thứ cho mọi người (kể cả với kẻ thù của mình).

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 5 trang 16, 17

a) Em hãy nhận xét hành vi của những nhân vật nêu trong các tình huống sau đây:

– Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một số bạn cùng lớp đến thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải.

– Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.

– Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn.

– Trung hỏi vay tiền của Hồng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay mà còn khuyên Trung không nên hút thuốc lá.

Trả lời:

– Hành vi của Nam, Long, Hồng, tập thể lớp 7A thể hiện lòng yêu thương con người vì biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cả với những người không thân thiết.

– Hành vi của Toàn là không có lòng yêu thương con người. Bởi vì, Toàn chỉ quan tâm, giúp đỡ với bạn thân, còn những người khác Toàn dè dặt và không thể hiện lòng yêu thương.

b) Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thương yêu của con người đối với con người.

Trả lời:

– Lá lành đùm lá rách

– Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

– Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

– Tình yêu thương cũng như cơ thể của chúng ta là dòng chảy bất tận.

– Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều.

c) Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố…)

Trả lời:

Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng lại không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy thế, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, xu dọn làm việc nhà giúp cụ. Điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em hơn.

d) Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Trả lời:

Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam – học sinh lớp 12 Trường THPT Đô Lương, Nghệ An. Nam còn trẻ, nhưng đã nhường sự sống của mình để cố gắng cứu vớt các bạn học sinh bị đuối nước.

Chiều 30/4, 8 học sinh ở xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra sông Lam tắm. Trong lúc vui đùa, 5 em bị nước cuốn trôi.

Đi ngang qua, thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương 1, lao xuống cứu. Sau khi đưa 4 em vào bờ an toàn, thấy còn Nguyễn Hữu Đô đang chấp chới, Nam dùng hết sức đẩy em vào bờ, còn mình bị kiệt sức và nước cuốn trôi. Một lúc sau, người dân chạy đến tìm cách cứu Nam nhưng quá muộn. Đến cuối buổi chiều, thi thể Nam được tìm thấy cách nơi xảy ra sự việc khoảng 100 m.

Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 9 Bài 7

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 7 trang 24-25:

a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?

Trả lời:

– Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhất là khi tổ quốc lâm nguy thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi và mạnh mẽ:

+ Trong quá khứ – các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

+ Sự tiếp nối truyền thống yêu nước: Dũng cảm trong chiến đấu và đảm đang trong lao động sản xuất.

b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

Trả lời:

– Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn giữ đúng đạo nghĩa, đến mừng ngày sinh của thầy giáo.

– Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò với thái độ kính cẩn, khiêm tốn, đúng đạo thể hiện sự tri ân đối với thầy giáo cũ.

– Cách cư xử đó thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

+ Truyền thống yêu nước.

+ Truyền thống đoàn kết.

+ Truyền thông nhân nghĩa.

+ Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động.

+ Truyền thống hiếu học.

d) Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

– Chúng ta cần tự hào, biết ơn, trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành động phá hoại và đánh mất truyền thống dân tộc.

Giải bài tập Giáo dục công dân 9 bài 1 trang 25-26: Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc;

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa;

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d) Không tôn trọng những người lao động chân tay;

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác;

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa;

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc;

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam;

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo;

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật;

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

– Đó là: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Bài 2 trang 26 Giáo dục công dân 9: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc…) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.

Trả lời:

* Lễ hội chùa Côn Sơn

Lễ hội diễn ra theo thời gian hai mùa trong năm: Hội thu: từ 16 – 20/8 âm lịch; Hội xuân: từ 18 – 22/1 âm lịch. Địa điểm tổ chức lễ hội tại xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thông qua lễ hội, nhân dân Hải Dương nhằm suy tôn vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cùng thiền sư Huyền Quang – Một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm.

* Lễ hội Đền Yết Kiêu

Lễ hội đền Yết Kiêu được tổ chức trong hay ngày là ngày 15/1 và ngày 15/8 (âm lịch) tại thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương với mục đích suy tôn tướng Yết Kiêu – vị danh tướng của Trần Hưng Đạo có tài bơi lặn, đánh giặc.

Bài 3 trang 26 Giáo dục công dân 9: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

a) Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá;

b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa;

e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Trả lời:

– Em đồng ý với các ý kiến: (a), (b), (c), (e).

Bài 4 trang 26 Giáo dục công dân 9: Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.

Trả lời:

– Ví dụ: Tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ truyền thống, tham gia quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, cùng chung tay bảo vệ các truyền thống tốt đẹp tại địa phương (tôn sư trọng đạo, Truyền thống nhân nghĩa, Hiếu học; truyền thống anh dũng…)

Bài 5 trang 26 Giáo dục công dân 9: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?

Trả lời:

– Em không đồng ý với An.

– Vì, Việt Nam có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

– Em sẽ nói với An:

+ Nước ta còn nghèo bởi nước ta là một nước nông nghiệp, điểm bắt đầu thấp hơn các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng ta có một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, dũng cảm và luôn phấn đấu không ngừng.

+ Việt Nam có rất nhiều nhân tài và bằng phát minh sáng chế. Nhiều anh chị sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới.

+ Bên cạnh đó chúng ta còn có rất nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Truyền thống đánh giặc chỉ là một trong số những truyền thống cao đẹp đó.

+ Được sống trong xã hội hòa bình và thân thiện, chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện để trưởng thành hơn, cống hiến cho đất nước.