Top 14 # Giải Vở Bài Tập Hóa Học Lớp 8 Bài Nguyên Tố Hóa Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Hóa Lớp 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học

Giải Hóa lớp 8 bài 5: Nguyên tố hóa học

Bài 1:

Ghép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.

a) Đáng lẽ nói những… loại này, những… loại kia, thì trong hóa học nói… hóa học này… hóa học kia.

b) Những nguyên tử có cùng… trong hạt nhân đều là… cùng loại, thuộc cùng một… hóa học.

Lời giải:

a) Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia thì trong hóa học nói là nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.

b) Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bài 2:

a) Nguyên tố hóa học là gì?

b) Cách biểu diễn nguyên tố? Cho thí dụ.

Lời giải:

a) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

b) Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu tiên được viết dưới dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.

Thí dụ: H, Ca, Al.

Bài 3:

a) Các cách viết 2C, 5O, 3Ca làn lượt chỉ ý gì?

b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử oxi, bốn nguyên tử natri.

Lời giải:

a) Hai nguyên tử cacbon, 5 nguyên tử oxi, 3 nguyên tử canxi.

b) 3N, 7Ca, 4Na.

Bài 4:

Lấy bao nhiêu phần khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon? Nguyên tử khối là gì?

Lời giải:

Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Bài 5:

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với

a) nguyên tử cacbon

b) nguyên tử lưu huỳnh

c) nguyên tử nhôm

Lời giải:

Bài 6:

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Lời giải:

X = 2 x 14đvC = 28đvC.

X thuộc nguyên tố silic: Si.

Bài 7:

a) Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhóm là A, B, C hay D?

Lời giải:

a) 1đvC tương ứng = [1,9926.10](-23)/12 g ≈ 1,66.10-24 g.

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm

Nhân số trị nguyên tử khối của nhôm với số gam tương ứng của một đơn vị cacbon

Đáp án C.

Bài 8:

Nhận xét sau đây gồm hai ý: Nguyên tử đơteri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của hai nguyên tử như hình vẽ bên

Từ khóa tìm kiếm:

giải bài tập hóa học lớp 8 bài 5

giải vở tó

hóa học 8 bài 5

hóa lớp 8 sbt

Giải Bài Tập Trang 20 Sgk Hóa Lớp 8: Nguyên Tố Hóa Học

Giải bài tập trang 20 SGK Hóa lớp 8: Nguyên tố hóa học

Giải bài tập môn Hóa học lớp 8

Giải bài tập trang 20 SGK Hóa học lớp 8: Nguyên tố hóa học với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa.

Giải bài tập trang 11 SGK hóa học lớp 8: ChấtGiải bài tập trang 15, 16 SGK Hóa lớp 8: Nguyên tử

A. Tóm tắt lý thuyết nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

2. Kí hiệu hóa học: biểu diễn nguyên tố là biểu diễn một nguyên tử của nguyên tố đó.

3. Đơn vị cacbon: theo quy ước, người ta lấy 1/12 khối lượng của một nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon.

4. Nguyên tử khối: là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối lượng riêng biệt.

5. Oxi: là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất.

B. Giải bài trong sách giáo khoa hóa học lớp 8 trang 20

Bài 1. (SGK Hóa 8 trang 20)

Hãy ghép các câu sau đây với đầy đủ các từ hoặc cụm từ phù hợp:

a. Đáng lẽ nói những……………. loại này, những…………….. loại kia, thì trong khoa học nói………… hóa học này………… hóa học kia.

b. Những nguyên tố có cùng số…………..trong hạt nhân đều là…………. cùng loại, thuộc cùng một…………. hóa học.

Hướng dẫn giải bài 1:

a. Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hóa học này nguyên tố hóa học kia.

b. Những nguyên tố có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bài 2. (SGK Hóa 8 trang 20)

a) Nguyên tố hóa học là gì?

b) Cách biểu diễn nguyên tố. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải bài 2:

a) Nguyên tố hóa học là những nguyên tố cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

b) Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố. Ví dụ: C = 12đvC.

Bài 3. (SGK Hóa 8 trang 20)

a) Cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt chỉ ý gì?

b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt ý các ý sau: ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.

Hướng dẫn giải bài 3:

a) Các cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt cho ta biết có hai nguyên tử Cacbon, 5 nguyên tử Oxi và 3 nguyên tử Canxi.

b) Ba nguyên tử Nitơ: 3 N

Bảy nguyên tử Canxi: 7 Ca

Bốn nguyên tử Natri: 4 Na.

Bài 4. (SGK Hóa 8 trang 20)

Lấy bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon? Nguyên tử khối là gì?

Hướng dẫn giải bài 4:

Đơn vị cacbon có khối lượng bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

1đvC = 1/12 C.

Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Bài 5. (SGK Hóa 8 trang 20)

Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hơn hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với?

a) Nguyên tử cacbon

b) Nguyên tử lưu huỳnh

c) Nguyên tử nhôm.

Hướng dẫn giải bài 5:

(Xem bảng 1, trang 42/SGK)

Giữa hai nguyên tử magie và cacbon, magie nặng hơn gấp hai lần nguyên tử cacbon.

Giữa nguyên tử magie và lưu huỳnh, magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh, và bằng ¾ lần nguyên tử lưu huỳnh.

Giữa nguyên tử magie và nguyên tử nhôm, magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm, và bằng 8/9 lần nguyên tử nhôm.

Bài 6. (SGK Hóa 8 trang 20)

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào ? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó? (xem bảng 1 – trang 42 – SGK).

Hướng dẫn giải bài 6:

Do nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ nên nguyên tử khối của X là: X = 2.14 = 28 (đvC)

Nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 28. Vậy nguyên tử X là Silic.

Kí hiệu hóa học là Si.

Bài 7. (SGK Hóa 8 trang 20)

a) Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem:

Một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D?

A. 5,342.10-23 g B. 6,023.10-23 g

C. 4,482.1023 g D.3,990.10-23 g.

(Hãy chọn đáp án đúng, tính và ghi vào vở bài tập).

Hướng dẫn giải bài 7:

a) Ta có: C = 12 đvC = 1,9926.10-23 (g)

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là:

m Al = 27 đvC = 27. 1,66.10-24 = 4,482.10-23 (g)

Đáp án C.

Bài 8. (SGK Hóa 8 trang 20)

Nhận xét sau đây gồm hai ý: “Nguyên tử đơtêri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của hai nguyên tử như hình vẽ bên:

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Ý (1) đúng, ý (2) sai.

B. Ý (1) sai, ý (2) đúng.

C. Cả hai đều sai.

D. Cả hai đều đúng.

Hướng dẫn giải bài 8:

Đáp án D.

Giải Bài Tập Sbt Hóa 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học

Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C?

A. Có cùng thành phần hạt nhân.

B. Có cùng khối lượng hạt nhân.

C. Có cùng điện tích hạt nhân.

Phương pháp giải

Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ về nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

Vì nơtron không mang điện nên điện tích của hạt nhân chỉ do proton quyết định.

Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

⇒ Chọn C.

Cho biết sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố như sau:

Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của mỗi nguyên tố (xem bảng 1, phần phụ lục)

Phương pháp giải

Để viết tên và kí hiệu hóa học của các nguyên tố trên cần xem bảng 1, phần phụ lục, trang 42 SGK hóa học 8.

Hướng dẫn giải

– Sơ đồ a: có 4 p trong hạt nhân là nguyên tố Beri, kí hiệu hóa học: Be.

– Sơ đồ b: có 5p trong hạt nhân là nguyên tố Bo, kí hiệu hóa học: B.

– Sơ đồ c: có 12p trong hạt nhân là nguyên tố Magie, kí hiệu hóa học: Mg.

– Sơ đồ d: có 15p trong hạt nhân là nguyên tố Photpho, kí hiệu hóa học: P.

Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố trong bài 5.2, hãy chỉ ra:

a) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp).

b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).

Phương pháp giải

a) Số lớp e = số vòng tròn.

b) Số chấm trên vòng tròn ngoài cùng (tính từ hạt nhân) = số e lớp ngoài cùng.

Hướng dẫn giải

a) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Bo có cùng số lớp electron (2 lớp electron).

Nguyên tử của nguyên tố Magie và Photpho có cùng số lớp eletron (3 lớp electron).

b) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Magie có cùng số electron lớp ngoài cùng (2 electron lớp ngoài cùng).

a) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: chín nguyên tử magie, sáu nguyên tử clo, tám nguyên tử neon.

b) Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của: 7K, 12Si và 15P.

Phương pháp giải

a) Số lớp e = số vòng tròn.

b) Số chấm trên vòng tròn ngoài cùng (tính từ hạt nhân) = số e lớp ngoài cùng.

Hướng dẫn giải

a) 9Mg; 6Cl; 8Ne.

b) Khối lượng của:

7K: 7.39 = 273 đvC.

12Si: 12.28 = 336 đvC.

15P: 15.31 = 465 đvC.

Hai nguyên tử magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi?

Phương pháp giải

Để so sánh khối lượng của nguyên tử magie và oxi cần nắm rõ lý thuyết về nguyên tử khối.

Hướng dẫn giải

Khối lượng của 2 nguyên tử Mg: 2.24 = 48đvC.

Khối lượng của nguyên tử O là 16 đvC.

Tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tử Mg so với nguyên tử O là: 48 : 16 = 3 lần

Vậy 2 nguyên tử magie nặng bằng 3 nguyên tử oxi.

Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

Phương pháp giải

Bước 1: Tính khối lượng của 4 nguyên tử magie:

Bước 3: Giải phương trình (1), dựa vào bảng 1 phần phụ lục SGK hóa học 8 trang 42 kết luận tên và kí hiệu hóa học của X

Hướng dẫn giải

Khối lượng của 4 nguyên tử Mg: 4.24 = 96đvC

Bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X

⇒ khối lượng của nguyên tố X là: 96:3 = 32 đvC

Vậy X là số nguyên tố lưu huỳnh (S).

Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình bên.

a) Nêu sự giống nhau và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.

b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết về nguyên tố hóa học để so sánh thành phần hạt nhân của hai nguyên tử trên cũng như giải thích được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Thành phần hạt nhân của hai nguyên tử giống nhau về số proton (đều có 2p), khác nhau về số nơtron, theo thứ tự bằng 2 và 1.

b) Hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số proton trong hạt nhân. Đó là nguyên tố heli, He.

Cho biết thành phần hạt nhân của năm nguyên tử như sau:

a) Năm nguyên tử này thuộc hai, ba, bốn hay năm nguyên tố hóa học?

b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.

c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử mỗi nguyên tố (xem lại bài tập 4.6*)

Phương pháp giải

a) Dựa vào định nghĩa: “Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân”.

b) Dựa vào bảng 1 phần phụ lục SGK hóa học 8 trang 42.

c) Xem lại bài tập 4.6*.

Hướng dẫn giải

a) Các nguyên tử này thuộc 2 nguyên tố hóa học.

Nguyên tử (1), (3) thuộc cùng 1 nguyên tố do cùng có 6p

Nguyên tử (2), (4), (5) thuộc cùng 1 nguyên tố do cùng có 20p.

b) Hai nguyên tố đó là: cacbon và canxi.

c)

– Cacbon:

– Canxi:

Giải Bài Tập Trang 35 Sgk Hóa Học Lớp 10: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Giải bài tập trang 35 SGK Hóa học lớp 10: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải bài tập môn Hóa học lớp 10

là tài liệu tham khảo hay giúp bạn nhanh chóng nắm được kiến thức của bài học, cũng như biết cách vận dụng để giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Giải bài tập trang 27, 28 SGK Hóa học lớp 10: Cấu hình electron của nguyên tửGiải bài tập trang 30 SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tửGiải bài tập trang 41 SGK Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 35 SGK Hóa 10: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

A. Lý thuyết cần nhớ về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học

Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên các nguyên tắc sau:

a) Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng ngang (chu kì).

c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị (electron có khả năng tham gia vào quá trình hình thành liên kết hóa học) được xếp thành một cột (nhóm).

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

a) Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố. Các ô nguyên tố được đánh số thứ tự, số thứ tự chính là số điện tích Z của nguyên tố đó. Đó cũng chính là số hạt proton trong hạt nhân và bằng số electron thuộc lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố đó.

b) Chu kì và nhóm

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học được xếp thành cột gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau.

– Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.

– Có 7 chu kì

Chu kì nhỏ: là các chu kì 1, 2, 3.

Chu kì lớn: là các chu kì 4, 5, 6, 7.

– Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.

– Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm riêng B. Mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

– Các nhóm nguyên tố gồm nhóm A và nhóm B.

Nhóm A gồm các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cả chu kì lớn. Chúng còn được gọi là các nguyên tố s và nguyên tố p.

Nhóm IA, IIA số electron ngoài cùng ở ns

Nhóm IIIA → VIIIA số electron ngoài cùng ở ns np.

Nhóm B gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn. Chúng còn được gọi là các nguyên tố d và nguyên tố f, nhóm VIIIB được gọi là nhóm nguyên tố chuyển tiếp.

Những nguyên tố d có phân lớp d bão hòa (10e) thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron ngoài cùng.

c) Các nguyên tố xếp ở cuối bảng

Nhóm IIIB có 14 nguyên tố họ lantan (từ Ce đến Lu và 14 nguyên tố họ actini được xếp vào riêng thành 2 hàng cuối bảng)

B. Giải bài tập SGK Hóa lớp 10 trang 35

Bài 1. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3 B. 5 C. 6 D. 7

Chọn đáp án đúng

Đáp án và giải bài 1:

Chọn đáp án C

Bài 2. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:

A. 3 và 3. B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3

Chọn đáp án đúng

Đáp án bài 2:

Chọn đáp án B

Bài 3. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8. D. 18 và 18

Chọn đáp án đúng

Đáp án bài 3:

Chọn A

Bài 4. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Chọn đáp án đúng nhất.

Đáp án bài 4:

Chọn đáp án D

Bài 5. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Đáp án bài 5:

Câu sai C

Bài 6. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Giải bài 6:

a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

c) Các nguyên tố có số electron ngoài cùng như nhau được xếp thành một cột.

Bài 7. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

a) Nhóm nguyên tố là gì?

b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?

c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?

d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?

e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?

Giải bài 7:

a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và xếp thành một cột.

b) Bảng tuần hoàn có 18 cột

c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A

d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, gồm 10 cột.

e) Nhóm IA và IIA chứa nguyên tố s, nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) chứa các nguyên tố p. Các nhóm từ IIIB đến IIB (theo chiều từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn) chứa các nguyên tố d.

Bài 8. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

Giải bài 8:

Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

Bài 9. (SGK trang 35 Hóa lớp 10)

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.

Giải bài 9:

Số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be: 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O: 6e, F: 7e, Ne: 8e.