Top 9 # Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài Mẹ Tôi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Bài Mẹ Tôi Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

1. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bài văn là một thái độ như thế nào ? Hãy tìm trong các nguyên nhân sau cách trả lời đúng nhất rồi ghi vào vở.

d) Nghiêm khắc và buồn bã.

2. Dựa vào đâu mà em biết được thái độ đó của người bố ? Lí do gì đã khiến bố của En-ri-cô bộc lộ thái độ ấy ?

Trả lời:

Thái độ của bố En-ri-cô thể hiện ngay trong những lời lẽ ở bức thư gửi cho con. Có thể trích ra một số câu như :

“Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy” ; “bố không thể nén được cơn tức giận” ; “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?” ; “thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” ; “trong một thời gian con đừng hôn bố”…

Sở dĩ bố En-ri-cô có thái độ ấy chỉ vì ông “để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm” En-ri-cô “có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” với mẹ.

3. Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ? Hãy nêu nhận xét của mình và giải thích vì sao em lại có được nhận xét ấy.

4. Câu 4, trang 12, SGK.

5. Câu 5*, trang 12, SGK.

Trả lời:

Có thể có nhiều cách trả lời khác nhau, miễn là hợp lí. Đây chỉ là đôi điều gợi ý :

Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây chính là bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.

6. Bài luyện tập 1, trang 12, SGK.

Trả lời:

HS có thể chọn các câu như :

“Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng. […] Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. […] Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

7. Liên hệ với bản thân xem em đã có lần nào lỡ gây ra chuyện gì đó khiến bố mẹ buồn. Nếu có thì bài văn này gợi thêm cho em những suy nghĩ gì ?

Giải Soạn Bài Mẹ Tôi Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

1. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bài văn là một thái độ như thế nào ? Hãy tìm trong các nguyên nhân sau cách trả lời đúng nhất rồi ghi vào vở.

d) Nghiêm khắc và buồn bã.

2. Dựa vào đâu mà em biết được thái độ đó của người bố ? Lí do gì đã khiến bố của En-ri-cô bộc lộ thái độ ấy ?

Trả lời:

Thái độ của bố En-ri-cô thể hiện ngay trong những lời lẽ ở bức thư gửi cho con. Có thể trích ra một số câu như :

“Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy” ; “bố không thể nén được cơn tức giận” ; “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?” ; “thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” ; “trong một thời gian con đừng hôn bố”…

Sở dĩ bố En-ri-cô có thái độ ấy chỉ vì ông “để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm” En-ri-cô “có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” với mẹ.

3. Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ? Hãy nêu nhận xét của mình và giải thích vì sao em lại có được nhận xét ấy.

4. Câu 4, trang 12, SGK.

5. Câu 5*, trang 12, SGK.

Trả lời:

Có thể có nhiều cách trả lời khác nhau, miễn là hợp lí. Đây chỉ là đôi điều gợi ý :

Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây chính là bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.

6. Bài luyện tập 1, trang 12, SGK.

Trả lời:

HS có thể chọn các câu như :

“Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng. […] Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. […] Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

7. Liên hệ với bản thân xem em đã có lần nào lỡ gây ra chuyện gì đó khiến bố mẹ buồn. Nếu có thì bài văn này gợi thêm cho em những suy nghĩ gì ?

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Mẹ Tôi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 8 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

Phương pháp giải:

Nội dung bức thư của người bố là nói về ai, nhắc nhở đứa con về thái độ đối với ai? Trả lời câu hỏi ấy, em sẽ lí giải được vì sao văn bản lại có nhan đề “Mẹ tôi”, mặc dù hình ảnh người mẹ không trực tiếp xuất hiện.

Lời giải chi tiết:

– Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả đặt nhan đề ” Mẹ tôi ” bởi lẽ nội dung thư nói về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ.

Câu 2 Câu 2 (trang 8 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

Phương pháp giải:

Qua lời lẽ và giọng điệu trong bức thư, đặc biệt là những lời bộc lộ trực tiếp, có thể dễ dàng nhận ra thái độ của người bố đối với En-ri-cô (buồn, giận hay trìu mến? Nghiêm khắc hay nuông chiều?). Còn lí do vì sao người bố lại có thái độ ấy thì đã được En-ri-cô nói trong những lời dẫn trước bức thư.

Lời giải chi tiết:

– Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư: giận dữ, buồn bã, kiên quyết và nghiêm khắc.

– Những câu văn thể hiện thái độ đó:

+ Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa. + Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. + Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. + Từ nay, không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. + Thà rằng bố không có con , còn hơn thấy con bội bạc với mẹ. + Trong một thời gian con đừng hôn bố.

– Lí do: Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm En-ri-cô có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ.

Câu 3 Câu 3 (trang 9 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Trong truyện có những hình ảnh, những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Tìm trong văn bản và ghi lại những chi tiết, hình ảnh nói về tình yêu thương thắm thiết, sự tận tụy hết lòng với con và đức hi sinh cao cả của người mẹ.

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

Câu 4 Câu 4 (trang 9 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?

Phương pháp giải:

En-ri-cô xúc động có thể vì một số lí do mà câu hỏi đã nêu ra. Em chỉ cần ghi lại những chữ cái (a, b, c) ở đầu của những lí do mà em cho là đúng.

Lời giải chi tiết:

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố vì:

a. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

c. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ với việc mình đã làm với mẹ.

Câu 5 Câu 5 (trang 9 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

Phương pháp giải:

Hãy suy luận từ chức năng, tác dụng của thư đối với việc biểu hiện suy nghĩ, tình cảm với người khác, nhất là những điều không dễ nói trực tiếp bằng lời.

Lời giải chi tiết:

Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư là bởi vì:

– Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm được sự nóng giận, khó bày tỏ được cảm xúc.

– Viết thư giúp những điều muốn nói được suy ngẫm kĩ hơn, ghi lại ấn tượng sâu sắc hơn trong tâm trí người đọc.

Câu 6 Câu 6 (trang 10 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Chọn trong văn bản Mẹ tôi câu văn nói về người mẹ hoặc về tình cảm cha mẹ mà em thấm thía nhất. Hãy chép lại và học thuộc câu văn đó.

Phương pháp giải:

Tìm, chép câu văn mà em thực sự thấy thấm thía.

Lời giải chi tiết:

Các em có thể chọn một trong những câu sau:

– Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

– Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng.

Câu 7 Câu 7 (trang 10 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Kể lại và nói lên suy nghĩ của mình về một lỗi lầm mà em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền.

Phương pháp giải:

Cần kể về một lỗi lầm có thực của mình và những suy nghĩ chân thành của em sau lỗi lầm ấy.

Lời giải chi tiết:

Học sinh chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm như: nói dối, không chịu học hành, vô lễ với người lớn… Em có thể kể những lỗi lầm có thực và nêu lên suy nghĩ của mình.

chúng tôi

Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 8 Bài 1: Tôi Đi Học

Giải VBT Ngữ văn 8 Tôi đi học

Giải vở bài tập Ngữ văn 8: Tôi đi học

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

a. Những điều gợi cảm xúc cho nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là:

– Thời gian: Cuối thu

– Không gian: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc

b. Những kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian:

– Từ hiện tại, nhìn cảnh sắc mùa thu và hình ảnh các em nhỏ rụt rè trong buổi tựu trường đầu tiên nhớ về quá khứ.

– Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về kỉ niệm cùng mẹ trên con đường tới trường

– Nhân vật “tôi nhớ lại những ấn tượng về ngôi trường mới trong ngày khai giảng.

– Diễn biến cảm xúc từ lo âu, hồi hộp đến thân thuộc của “tôi” khi bước chân vào lớp học.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên đã được miêu tả chân thực và gợi cảm như thế nào?

a. Điền vào bảng:

b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả: Cách miêu tả tâm lí nhân vật rất tự nhiên, chân thực. Diễn biến cảm xúc có sự thay đổi linh hoạt, phong phú, gắn với tâm lí của nhiều người khiến người người đọc dễ dàng đồng cảm.

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (các phụ huynh, ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới) đối với các em bé lần đầu đi học.

a. Thái độ cử chỉ của những người xung quanh:

– Người mẹ và các phụ huynh: Chuẩn bị quần áo, đồ dùng học tập chu đáo cho con, cùng con tới trường, ở bên động viên, vỗ về con, lưu luyến nhìn con bước vào lớp.

– Ông đốc: Gọi học sinh mới vào lớp, hiền từ bảo ban, căn dặn, cảm thông, nhẫn nại.

– Thầy giáo: Tươi cười đón chào học sinh.

b. Nhận xét: Thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với con em của mình.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

a. Những hình ảnh so sánh:

(1) “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

(2) “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang” (3) “Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm… đình làng Hòa Ấp”.

(4) “Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ…còn ngập ngừng e sợ”

(5) “Họ thèm vụng và ước ao thầm… phải rụt rè trong cảnh lạ”

b. Giá trị nghệ thuật:

+ Trong việc kể chuyện: Làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Trong việc miêu tả nhân vật: Nhấn mạnh và sinh động hóa những dòng cảm xúc của nhân vật “tôi: Những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu đi học, nhận thức về sự khôn lớn, tự lập thoáng xuất hiện, cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường, cảm xúc ngỡ ngàng và cả những khao khát vươn xa của học trò.

Câu 5: Qua truyện ngắn “Tôi đi học” em cảm nhận được điều gì về ngòi bút trữ tình tha thiết, êm dịu và sâu lắng của Thanh Tịnh:

“Tôi đi học” là một truyện ngắn đầy chất thơ thể hiện được toàn bộ nét đặc sắc trong ngòi bút trữ tình êm dịu sâu lắng của Thanh Tịnh:

– Tình huống truyện: Từ khung cảnh mùa thu và hình ảnh những đứa trẻ lần đầu tới trường mà nhớ về ngày đầu tiên đi học. Tình huống tự nhiên, gần gũi dễ chạm tới lòng người.

– Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế dễ gợi những tình cảm, cảm xúc

– Dòng cảm xúc tự nhiên, chân thực. Ai ai cũng có kí ức về ngày đầu tiên tới trường vì thế dòng cảm xúc dễ lan tỏa từ nhân vật đến người đọc

– Phương thức biểu đạt cảm xúc: Qua hồi ức của một cậu bé hồn nhiên đem lại những cảm xúc trong trẻo, dễ thương

– Lối văn biểu cảm xen lẫn miêu tả, tự sự khiến cho câu chuyện vừa tự nhiên, sinh động vừa giàu cảm xúc.

Câu 6: Đọc truyện ngắn này, điều gì làm em xúc động và thích thú nhất? Hãy trình bày cảm nghĩ của mình.

Gấp lại truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh điều khiến em xúc động và thích thú nhất là khoảnh khắc các bạn học trò ngập ngừng, lo sợ trước khi vào lớp học. Đứng trước một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, tâm trạng bỡ ngỡ rụt rè là điều hoàn toàn dễ hiểu. Hình ảnh những chú bé hồn nhiên ngây thơ giật mình, lúng túng khi được ông Đốc gọi tên vào lớp vừa đáng yêu vừa đáng nhớ. Đặc biệt giây phút cậu bé gục vào lòng mẹ nức nở khóc khiến em vô cùng cảm động. Chi tiết đó vừa tự nhiên, chân thực lại tinh tế nhẹ nhàng nên đã chạm tới cảm thức đồng cảm, mến thương cho người đọc.

Câu 7: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên.

Trong cuộc đời của mỗi người, có ai mấy ai chưa từng trải qua những khoảnh khắc hồi hộp mừng vui nhưng đầy ngập ngừng lo lắng của buổi khai trường đầu tiên. Với tôi giờ đây, tuy đã khôn lớn trưởng thành nhưng kí ức về ngày đầu đến trường vẫn luôn in sâu trong lòng.

Tôi còn nhớ ngày ấy, từ đêm hôm trước ngày khai trường cảm giác âu lo, hồi hộp đã xuất hiện trong lòng. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được với bao suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm để chuẩn bị, khoác lên mình chiếc áo trắng mới tinh thơm tôi thấy mình thật khôn lớn. Rồi trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường. Suốt cả quãng đường, tôi ngẩn ngơ, miên man suy nghĩ về buổi lễ khai trường sắp diễn ra đây. Dừng lại trước cổng trường, tôi choáng ngợp trước sự khang trang và rộng lớn của nơi đây. Ngôi trường năm tầng khang trang được sơn màu vàng nổi bật, cờ hoa được treo rực rỡ khắp khuôn viên trường để chào đón năm học mới. Thế nhưng, ngay khoảnh khắc đó bỗng cảm thấy lạc lõng bởi thầy cô, bạn bè ai ai cũng mới lạ. Rời vòng tay mẹ, tôi òa khóc vì cảm giác tủi thân xen lẫn sự lo lắng. Được mẹ động viên vỗ về, tôi mạnh dạn bước vào trường, cảm giác như vừa đặt chân vào một thế giới mới, thế giới mà sau này tôi biết được đó chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Được phân lớp từ trước nên tôi tìm đến khu vực xếp hàng của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đón tôi bằng một nụ cười thật rạng rỡ, cô ân cần hỏi han tôi và dẫn tôi vào vị trí ngồi của mình. Tôi bắt đầu dần cảm nhận được sự thân quen ở nơi đây. Tôi cởi mở hơn với bạn bè và chúng tôi bắt đầu có những câu chuyện chung trong ngày khai giảng. Tùng! Tùng! Tùng!… Những hồi trống vang lên đầy trang trọng trong buổi lễ khai trường nhắc nhở chúng tôi một năm học mới đã bắt đầu. Kết thúc buổi lễ khai giảng, lòng tôi tràn đầy niềm vui, phấn khởi khi ấy tôi còn nhớ như in mình đã thầm ước hi vọng bản thân sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp nơi đây. Và sau bao năm tôi nhận ra ước mơ của tôi ngày ấy đã trở thành hiện thực.

Dòng đời dài rộng, mỗi người sẽ ghi dấu trong mình những mảng kí ức riêng, còn với riêng tôi những cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên mãi in dấu trong lòng tôi.