Top 10 # Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 8 Nói Quá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Bài Nói Quá

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Phương pháp giải:

Muốn tìm được biện pháp nói quá, em đọc kĩ từng ví dụ cho sẵn trong SGK, chú ý các từ ngữ thể hiện cách nói quá sự thật. Em gạch dưới các từ ngữ ấy. Sau đó giải thích nghĩa của biện pháp nói quá trong từng ví dụ.

Lời giải chi tiết:

a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b) Em có thể đi lên đến tận trời.

Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c) Thét ra lửa.

Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực.

Câu 2 Câu 2 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/

e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.

Phương pháp giải:

Ở từng chỗ trống trong câu, em lần lượt thử điền từng thành ngữ cho sẵn. Nếu tạo ra câu văn có nội dung hợp lí thì điền được.

Lời giải chi tiết:

Điền thành ngữ vào chỗ trống:

Câu 3 Câu 3 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Phương pháp giải:

Trước khi đặt câu, em tìm hiểu về từng thành ngữ. Trên cơ sở đó, em suy nghĩ về nội dung của câu sẽ đặt. Tham khảo câu sau: Nàng Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du có vẻ đpẹ nghiêng nước nghiêng thành.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu với thành ngữ:

– Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.

– Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.

– Bộ đội ta mình đồng da sắt.

– Bài toán này tớ nghĩ nát óc mà chưa giải được.

Câu 4 Câu 4 (trang 80 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:

Lời giải chi tiết:

Năm thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:

– Kêu như trời đánh.

– Khỏe như voi.

– Nhanh như chớp.

Câu 5 Câu 5 (trang 80 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Phương pháp giải:

Em có thể viết đoạn văn hoặc bài thơ nói về sức mạnh của tuổi trẻ, về ý chí và nghị lực của con người,… như Bác Hồ đã từng nói với các thanh niên:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.

Biện pháp nói quá được sử dụng ở đây nhằm nhấn mạnh, khẳng định những điều được nói tới trong đoạn văn, bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận, tan tác chim muông. Câu 6 Câu 6 (trang 81 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Phương pháp giải:

Để phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác, em tham khảo mấy gợi ý sau:

– Nói quá và nói khoác giống nhau ở chỗ nào.

– Mục đích của nói quá và nói khoác khác nhau thế nào?

– Kết quả của việc sử dụng biện pháp tu từ nói quá và của việc nói khóac khác nhau thế nào?

Lời giải chi tiết:

– Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:

+ Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.

+ Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Nói Quá

Nói quá

Câu 1 (Bài tập 1 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a)

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b)

Em có thể đi lên tới tận trời được

Khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c)

Bà cụ thét ra lửa

Thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Thành ngữ

Câu có thành ngữ tương ứng

Nghiêng nước nghiêng thành

Nàng Kiểu có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành

Dời non lấp biển

Những người anh hùng có sức mạnh dời non lấp biển

Lấp biển vá trời

Tôi rừng nghe câu chuyện về bà nữ Oa lấp biển vá trời

Mình đồng da sắt

Những người lính mình đồng da sắt bôn ba trận mạc

Nghĩ nát óc

Tôi nghĩ nát óc cũng không ra bài tập này

Câu 3 (Bài tập 3 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

5 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá: Đẹp như tiên, xấu như quỷ, Đen như than, Ngáy như sấm, nắng như đổ lửa.

Câu 4 (Bài tập 6 trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Giống nhau: Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.

Khác nhau:

– Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.

– Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…

Câu 5:

Trả lời:

Ăn gian là cố ý làm sai, tính sai để thu lợi về mình

Khi nghe người khác nói những điều không đúng cậu bé bảo là “ăn gian”. Đây là một cách nói quá bởi những điều không đúng mà người khác nói chưa chắc đã mang tính tiêu cực

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Nói Giảm Nói Tránh Sách Bài Tập Ngữ Văn 8 Tập 1

1. Bài tập 1, trang 108, SGK.

Trả lời:

Để giải bài tập này, trước hết cần biết các từ ngữ đã cho dùng để nói giảm nói tránh điều gì, sau đó lần lượt tìm hiểu nghĩa chung của câu có chỗ để trống, chọn đúng từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống.

Ví dụ : khiếm thị là từ ngữ dùng để nói giảm nói tránh khuyết tật mù (điền vào chỗ trống của câu c).

2. Bài tập 2, trang 108 -109, SGK.

Trong mỗi cặp câu đã cho có một câu dùng cách nói giảm nói tránh. Em hãy so sánh ý nghĩa của hai câu trong mỗi cặp câu để xác định câu nào là câu nói giảm nói tránh và câu nào không dùng biện pháp tu từ đó. Khi so sánh, nên chú ý sự khác nhau giữa hai câu trong mỗi cặp. Ví dụ cặp câu (a) khác nhau ở hai từ phải và nên. So sánh, ta thấy nghĩa của nên có phần giảm nhẹ mức độ hơn nghĩa của phải. Vậy câu thứ hai là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

3. Bài tập 3, trang 109, SGK.

Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ phải nói “Bài thơ cùa anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm”. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

Trả lời:

Trước hết, nếu câu có sắc thái chê trách nặng nề, gay gắt, sau đó chuyển câu này sang câu có dùng từ ngừ phủ định và từ ngừ trái nghĩa để lời nói mềm mỏng, lịch sự hơn.

Trong cặp câu này dở và hay là hai từ trái nghĩa.

4. Bài tập 4, trang 109, SGK.

Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

Trả lời:

Việc sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp, nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao (người nghe dễ tiếp nhận). Tuy nhiên, không phải bao giờ dùng nói giảm nói tránh cũng đạt hiệu quả tốt. Chẳng hạn, có một bạn rất lười học, khuyên bảo nhiều lần mà vẫn không nghe, chúng ta đành phải nói thẳng với bạn đó rằng : “Cậu lười học quá !” chứ không nên nói :

– “Cậu không được siêng lắm.”.

Hãy tìm những trường hợp khác trong giao tiếp ở nhà trường, ngoài xã hội để làm bài tập này.

5. Đặt câu hoặc sưu tầm câu có nội dung tỏ sự khiêm nhường với các từ ngừ sau đây : thiển nghĩ, món quả nhỏ mọn, rồng đến nhà tôm, tài hèn đức mọn, con ong cái kiến.

Trả lời:

Trong giao tiếp, có trường hợp nói về bản thân, để tỏ ra khiêm nhường người ta dùng biện pháp nói giảm nói tránh. Tự đặt câu hay sưu tầm đều được. Để đặt câu, cần phải nắm được ý nghĩa của mỗi từ ngữ đã cho và nghĩa của câu phải toát lên sắc thái khiêm nhường của người nói trong hoàn cảnh giao tiếp đó.

Ví dụ :

Trong lúc viết thư này, một mặt tôi rất đau lòng, vì tôi tài hèn đức mọn chưa đuổi được giặc ngay để đồng bào chịu cực khổ. (Hồ Chí Minh)

Tôi thiển nghĩ việc ấy anh không nên để bụng.

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 41 Nói Giảm, Nói Tránh

– Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của 2 biện pháp tu từ này.

– Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng 2 biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp.

1- Giáo viên: Lấy 1 số ví dụ trong thực tế, thơ văn.

2- Học sinh: Giải bài tập 5, 6 SGK tr153

III.Tiến trình bài dạy.

1.ổn định tổ chức lớp: (1′)

2. Kiểm tra bài cũ :(5′)

? Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá.

Ngày soạn:2/11/2013 Ngày dạy: 4/11/2013 Tiết 41 : Nói giảm, nói tránh I. Mục tiêu cần đạt. – Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của 2 biện pháp tu từ này. – Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng 2 biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp. II. Chuẩn bị. 1- Giáo viên: Lấy 1 số ví dụ trong thực tế, thơ văn. 2- Học sinh: Giải bài tập 5, 6 SGK tr153 III.Tiến trình bài dạy. 1.ổn định tổ chức lớp: (1′) 2. Kiểm tra bài cũ :(5′) ? Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá. 3.Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Những từ in đậm trong các đoạn trích có nghĩa là gì. ? Tìm ví dụ khác có cách nói tương tự ? ”Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm …” ”Bà về năm ấy làng treo lưới”(T. Hữu) ? Vì sao trong câu văn tác giả dùng ”bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? ? So sánh 2 cách nói, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn ? – Nói giảm, nói tránh tạo nên sự tế nhị, nhẹ nhàng. ? Vậy thế nào là nói giảm, nói tránh?Tác dụng? ? Điền các từ ngữ nói giảm , nói tránh đã cho vào chỗ trống? ? Trong mỗi cặp câu, câu nào có sử dụng cách nói giảm, nói tránh . – Hd học sinh làm bài tập 3 dựa vào mẫu câu trong SGK I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm , nói tránh. 1. Ví dụ 2. Nhận xét: – Cả 3 ví dụ đều tránh từ chết để giảm bớt đau buồn. – Dùng từ ”bầu sữa” để tránh thô tục – Cách nói thứ hai nhẹ nhàng hơn 3. Kết luận* Ghi nhớ. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 a) đi nghỉ b) chia tay nhau c) khiếm thị d) có tuổi e) đi bước nữa 2. Bài tập 2 – Các câu có sử dụng nói giảm, nói tránh là: a2, b2, c1, d1, e2. 3. Bài tập 3 VD: Chị xấu quá chị ấy chưa xinh Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ. Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm. 4. Củng cố: (2′)? Nhắc lại khái niệm nói giảm, nói tránh ? Tác dụng. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (5′)- Học thuộc ghi nhớ trong SGK tr108. soạn bài ”Câu ghép”. Ngày soạn:2/11//2013 Ngày dạy: 8/11/2013 Tiết 42: Kiểm tra văn I. Mục tiêu cần đạt. – Kiểm tra và củng cố lại nhận thức của học sinh sau bài ôn tập truyện kí Việt Nam hiện đại. – Tích hợp với các kiến thức Tiếng Việt đã học và phần Tập làm văn bài: tóm tắt văn bản tự sự ; kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm – Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn viết đoạn văn. II. Chuẩn bị. 1- Giáo viên : Soạn đề bài và đáp án 2- Học sinh: Ôn tập kĩ 4 truyện kí Việt Nam đã học ở bài ”Ôn tập” III.Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1. ổn định tổ chức lớp: (1′) 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1′) 3.Bài mới (41′) A.Đề bài Câu 1: Viết đoạn văn trình bày số phận phẩm chất của lão Hạc? Câu 2:Trình bày tác hại của việc sử dụng bao bì ni long? Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản chiếc lá cuối cùng? B Đáp án Câu 1: Lão Hạc có số phận nghèo, côi cút đau thương nhưng giàu lòng tự trọng,vị tha yêu thương con hết mực và giàu lòng yêu thương con vật như con người Câu 2: Trình bày tác hại đối với sức khỏe và môi trương sống của con người Câu 3: Nêu cảm xúc yêu thương, chia sẻ, với Giôn xi và trân trọng họa sĩ Bơ men chúng tôi bài củng cố giờ học Ngày soạn:2/11//2013 Ngày dạy: 8/11/2013 Tiết 43: CÂU GHÉP I. Mục tiêu cần đạt. – Học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép, nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép. – Rèn kĩ năng nhận diện câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép II. Chuẩn bị. 1- Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu in đậm trong ví dụ mục I 2- Học sinh: Xem lại bài (Câu đơn): Dùng cụm C-V để MR nòng cốt câu ở lớp 7, phiếu học tập (bài 3-SGK- tr112) III.Tiến trìnhtổ chức các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức lớp: (1′) 2. Kiểm tra bài cũ :(5′) ? Thế nào là nói giảm, nói tránh ? Tác dụng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức – Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK, chú ý các cụm từ in đậm. ? Tìm các cụm từ C-V trong các câu in đậm. * Câu 2 có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho ĐT ”quên” và ”nảy nở” * Câu 5 chỉ có 1 cụm C-V * Câu 7 có 3 cụm C-V không bao chứa nhau. Cụm C-V cuối giải thích cho cụm C-V (2) – Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK-tr112 vào phiếu học tập ? Dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép . ? Vậy thế nào là câu ghép. * Câu ghép là câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau. Cho h/s đọc ghi nhớ ? Tìm thêm những câu ghép trong đoạn trích ở mục I – Câu 4: ”Nhưng mỗi lần thấy … rộn rã” là câu đơn, có cụm C-V nằm trong thành phần TN ? Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào. ? Tìm thêm các ví dụ khác về cách nối các vế trong câu ghép. ? Em thấy có mấy cách nối các vế của câu ghép. * Có 2 cách nối: – Nối bằng từ có tác dụng nối + Nối bằng quan hệ từ + Nối bằng cặp quan hệ từ + Nối bằng cặp từ hô ứng (phó từ, chỉ từ, đại từ) – Không dùng từ nối giữa các vế, thường dùng dấu phẩy hoặc dấu (:) – Gọi học sinh đọc ghi nhớ ? Tìm các câu ghép, cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối bằng cách nào. I. Đặc điểm của câu ghép. 1. Ví dụ 2. Nhận xét: + C2: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. + C5: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng nhỏ và hẹp. + C7: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn; hôm nay tôi đi học. + Câu 1, 2 là câu đơn + Câu 3 là câu ghép – Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK 3. Kết luận * Ghi nhớ. – Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK II. Cách nối các vế câu. 1. Ví dụ 2. Nhận xét + C6: Câu này lược CN ở vế 2 + C1: Hàng năm cứ vào cuối thu, lá /ngoài đường rụng nhiều và trên không không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi/ lại náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường. + C3: Những ý tưởng ấy tôi/ chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và ngày nay tôi/ không nhớ hết. – Các vế trong C1, C3, C6 nối với nhau bằng quan hệ từ: vì, và, nhưng – Các vế trong câu 7 (vế 1 và vế 2) nối với nhau bằng quan hệ từ: vì – Vế 2 và vế 3 trong câu 7: không dùng từ nối (dùng dấu:) 3. Kết luận * Ghi nhớ. – Học sinh đọc ghi nhớ III. Luyện tập. 1. Bài tập 1 a) U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy) – Dần hãy để chị đi với u… (nối bằng dấu phẩy) – Sáng ngày người ta … thương không? (nối bằng dấu phẩy) – Nếu Dần không buông … nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy) b) – Cô tôi chưa … không ra tiếng (nối bằng dấu phẩy) – Giá những cổ tục … mới thôi (nối bằng dấu phẩy) c) Tôi lại im lặng … cay cay (bằng dấu:) 2. Bài tập 2, 3 – Vì trời mưa to nên đường rất trơn. Trời mưa to nên đường rất trơn. §­êng rÊt tr¬n v× trêi m­a to. 4. Củng cố: (3′) – Nhắc lại 2 ghi nhớ của bài: k/niệm câu ghép và cách nối các vế của câu ghép. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1′) – Học thuộc 2 ghi nhớ. – Tiếp tục làm bài tập 4,5 SGK tr114; xem trước bài ”CG” Ngày soạn:2/11//2013 Ngày dạy: 9/11/2013 Tiết 44: CÂU GHÉP I. Mục tiêu cần đạt. – H/S nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. – Hiểu được dấu hiệu của mối quan hệ – Rèn kĩ năng đặt câu theo các mối quan hệ. Phân tích ý nghĩa các mối quan hệ của các câu đã đặt. II. Chuẩn bị. 1.Giáo viên: soạn bài 2.Học sinh: học bài chuẩn bị bài III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 1.ổn định tổchức lớp: (1′) 2. Kiểm tra bài cũ :(5′) ? Thế nào là câu ghép ? Cách nối các vế trong câu ghép? 3.Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức – Treo bảng phụ ghi ví dụ mục I – Phân tích mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ? Nêu những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu trong những câu sau: * Quan hệ giả thiết * Quan hệ tương phản * Quan hệ tăng tiến * Quan hệ bổ sung * Quan hệ nối tiếp * Quan hệ đồng thời * Quan hệ lựa chọn * Quan hệ giải thích ? Các mối quan hệ này thường được nhận biết qua dấu hiệu gì. ? Có thể tách được câu ghép thành 2 câu đơn được không? Vì sao ? Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào. ? Dấu hiệu nhận biết ? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ? Mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì. ? Xác định câu ghép trong các đoạn văn. ? Xác định mối quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. Xét ví dụ SGK 2. Nhận xét – Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi/ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi:/hôm nay tôi đi học. + Vế 1, 2: Quan hệ nguyên nhân + Vế 2, 3: Quan hệ giải thích. 1) Nếu anh đến muộn thì tôi đi trước. 2)Tuy trời mưa nhưng An vẫn đi học đúng giờ. 3) Mưa càng to, gió càng mạnh. 4) Không những Lan học giỏi môn văn mà Lan còn học giỏi cả môn Anh. 5) Hai người giận nhau rồi họ chia tay nhau. 6) Nó vừa đi, nó vừa ăn. 7) Mình đi chơi hay mình đi học. 8) Tôi rất vui: hôm nay tôi đã làm được một việc tốt. – Bằng quan hệ từ (5, 7) – Bằng cặp QH từ (1,2,4) – Cặp từ hô ứng (3,6) – Dựa vào văn cảnh (8) – Tách được: 2 vế quan hệ lỏng -không tách được: 2 vế quan hệ chặt chẽ Tác dụng của việc dùng câu ghép. 3. Kết luận*Ghi nhớ. II. Luyện tập. Bài tập 1 a) Vế 1-2: nguyên nhân Vế 2-3: giải thích b) Điều kiện c) Quan hệ tăng tiến d) Tương phản e) Câu 1: nối tiếp Câu 2: nguyên nhân Bài tập 2 a, 4 câu ghép: điều kiện b, 2 câu ghép: nguyên nhân Bài tập 3 – Xét về mặt lập luận, mỗi vế trình bày một sự việc.Không nên tách mỗi vế câu thành câu riêng vì ý nghĩa (.) các vế có quan hệ với nhau, không đảm bảo tính mạch lạc. -Không tách vì tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão Hạc Giá trị biểu hiện của câu ghép. 4. Củng cố: (2′)? Nêu các quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2′) – Xem trước ”Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép”