Top 10 # Giải Vở Bài Tập Sinh Học Bài 6 Phản Xạ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 6: Phản Xạ

Bài 6: Phản xạ

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh.

2. Hãy mô tả cấu tạo của một nơron điển hình.

Trả lời:

1. Mô thần kinh được cấu tạo từ các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao cảm).

2. Cấu tạo của một nơron điển hình gồm:

– Phần thân chứa nhân.

– Từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một sợi trục dài, có thể được bao bởi bao miêlin.

Có 3 loại nơron: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

Bài tập 2 (trang 15 VBT Sinh học 8): Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Trả lời:

– Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

– Nơron li tâm (nơron vận động) dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

⇒Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau.

Bài tập 3 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Phản xạ là gì?

2. Sự khác biệt giữa các phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Trả lời:

1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

2. Sự khác biệt:

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia của hệ thần kinh.

– Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường. Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Bài tập 4 (trang 16 VBT Sinh học 8):

1. Hãy xác định các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

2. Các thành phần của một cung phản xạ là gì?

Trả lời:

1. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

2. Các thành phần của một cung phản xạ:

– Cơ quan thụ cảm (da).

– Trung ương thần kinh (nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian).

– Cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

Bài tập 5 (trang 16 VBT Sinh học 8): Nêu một số ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

– Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Đường dẫn truyền gồm:

+ Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích (ngứa), phát sinh xung thần kinh.

+ Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

+ Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

+ Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng).

+ Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện đưa tay lên gãi).

– Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ…) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyển theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 16-17 VBT Sinh học 8): Chọn các cụm từ: đường phản hồi, điều chỉnh phản ứng, dẫn truyền, trả lời các kích thích, cảm ứng, nơron li tâm, trung ưng thần kinh, cung phản xạ, phản ứng, phản xạ, nơron hướng tâm, thông tin ngược, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Một cung phản xạ gồm có 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược tạo nên vòng phản xạ.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 17 VBT Sinh học 8): Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.

Trả lời:

– Phản xạ: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

– Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài tập 2 (trang 17 VBT Sinh học 8): Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh của phản xạ đó.

Trả lời:

Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại. Cung phản xạ này là:

– Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.

– Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

– Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

– Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

– Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận động là co tay lại).

Bài tập 3 (trang 17 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

5 yếu tố của một cung phản xạ là:

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Sinh Học 8 Bài 6: Phản Xạ

(Bài 6. PHẢN XẠ KIẾN THỨC Cơ BẢN Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sail: Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền. Sự dân truyền xung thần kinh trong dây thần kinh chỉ theo một chiều. Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược háo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Chính đường liên hệ ngược đã tạo nên vòng phản xạ. II. GỘI ý trả lời câu hỏi sgk PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN Thành phần cấu tạo của mô thần kinh: Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao). Mô tả cẩu tạo của một nơron điển hình. Cấu tạo một nơron điển hình gồm: thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Tận cùng sợi trục là các đầu mút. Nhận xét về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động-. Sự dẫn truyền chỉ theo một chiều. Phản xạ là gì? Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật là: cảm ứng ở thực vật không có sự tham gia của thần kinh. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ là: nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian. Thành phần một cung phản xạ gồm các yếu tố: Cơ quan thụ cảm. Nơron hướng tâm. Nơron trung gian. Nơron li tâm. Cơ quan phản ứng. Ví dụ: Khi nghe gọi tên mình ở phía sau thì ta quay đầu lại, phản ứng đó là phản xạ. Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh luồng thần kinh, theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phát đi luồng thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ quan phản ứng lẳm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi ta. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Vài ví dụ về phản xạ: Nóng -" đổ mồ hôi. Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cảm ở da làm phát sinh xung thần kinh, xung thần kinh này theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ chân lông làm cho cơ này co giúp da săn lại, cơ thể chông được lạnh. III. CÂU HỎI Bổ SUNG, NÂNG CAO Hãy cho 3 ví dụ về phản xạ (không có trong sách) và phân tích một ví dụ dã nêu. > Gợi ý trả lời câu hỏi: Ví dụ: Ngửi mùi thức ãn mà ta ưa thích, ta chảy nước bọt. Thuộc bài. Chạy xe đạp. Phân tích ví dụ 1: Mùi của thức ăn mà ta ưa thích kích thích vào cơ quan thụ cảm khứu giác ở mũi làm phát sinh xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ đó, phát sinh xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm đến tuyến nước bọt gây tiết nước bọt.

Giải Bài Tập Trang 23 Sgk Sinh Lớp 8: Phản Xạ Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 8

Giải bài tập trang 23 SGK Sinh lớp 8: Phản xạ Giải bài tập môn Sinh học lớp 8

Giải bài tập trang 23 SGK Sinh lớp 8: Phản xạ

Giải bài tập trang 23 SGK Sinh lớp 8: Phản xạ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về phản xạ nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 13 SGK Sinh lớp 8: Tế bào Giải bài tập trang 17 SGK Sinh lớp 8: Mô

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Phản xạ

Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn sáng chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt… Các phản ứng đó gọi là phản xạ. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ

2. Cung phản xạ

Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da…) trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

3. Vòng phản xạ

Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích (xem sơ đó vòng phản xạ hình 6-3).

Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

Dán truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.

Các loại nơron.

Cần cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron:

Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.

Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 23 Sinh Học lớp 8:

Bài 1: (trang 23 SGK Sinh 8)

Phản xạ là gì? Hãy lấy ví dụ về phản xạ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Khái niệm: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

* Ví dụ: Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài 2: (trang 23 SGK Sinh 8)

Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ: Nếu chân ta dẫm phải hòn than thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (cơ quan phản ứng).

Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.

Bài 52: Phản Xạ Không Điều Kiện Và Phản Xạ Có Điều Kiện

Giải VBT Sinh 8: Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 135-136 VBT Sinh học 8

1. Hoàn thành bảng

2. Hãy nêu ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

1. Hoàn thành bảng

2. Ví dụ:

Ví dụ về phản xạ không điều kiện:

– Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.

– Bị chó đuổi. Ta liền chạy.

Ví dụ về phản xạ có điều kiện:

– Nghe thấy bạn gọi tên, ta quay đầu lại.

– Thầy giáo vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào.

Bài tập 2 trang 136 VBT Sinh học 8

Dựa vào hình 52-3 A, B SGK kết hợp với hiểu biết của em, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã được thành lập để thành lập một phản xạ có điều kiện mới qua một ví dụ tự chọn.

– Đến khi chỉ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

Bài tập 3 trang 136 VBT Sinh học 8

Hãy hoàn thành bảng so sánh tính chất của 2 loại phản xạ theo bảng sau:

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập trang 136 VBT Sinh học 8

Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa gì trong quá trình sống của động vật nói chung và con người nói riêng?

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi, tạo điều kiện cho quá trình sống của động vật nói chung và con người nói riêng thích nghi với môi trường luôn thay đổi.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 137 VBT Sinh học 8

Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Bài tập 2 trang 137 VBT Sinh học 8

Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ điều kiện để sự hình thành có kết quả.

– Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn.

– Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời.

– Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác – không được củng cố nên đã mất.

Bài tập 3 trang 138 VBT Sinh học 8

Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

Ý nghĩa:

– Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

– Đối với con người: Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Bài tập 4 trang 138 VBT Sinh học 8

Hãy dùng dấu × đánh dấu các ví dụ ở cột A tương ứng với khái niệm ở cột (B) và (C).