Top 11 # Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 6 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 6

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

1. Quan sát cây dương xỉ (trang 78 VBT Sinh học 6)

a) Cơ quan sinh dưỡng

Trả lời:

b) Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ

Quan sát H.39.2 SGK em hãy trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển từ cây dương xỉ có lá chứa túi bào tử đến cây dương xỉ non

Quan sát sự phát triển của bào tử dương xỉ qua các giai đoạn, em hãy nhận xét và so sánh với rêu?

Trả lời:

– Bào tử được chứa trong túi bào tử ở mặt dưới của lá →bào tử chín được phát tán ra ngoài →bào tử phát triển →nguyên tán →tạo giao tử → thụ tinh → phát triển thành cây con.

– Rêu cây con được hình thành trực tiếp từ bào tử dương xỉ con được hình thành → từ nguyên tán.

2. Một vài loại dương xỉ thường gặp (trang 79 VBT Sinh học 6)

Hãy kể tên một số loại dương xỉ thường gặp

Hãy cho biết em có thể nhận ra một cây thuộc dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá?

Trả lời:

– Tên một số loài dương xỉ thường gặp là: cây lông cu li, cây rau bợ

– Đặc điểm nhận ra chúng là: lá còn non thường cuộn tròn lại ở đầu.

3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá (trang 79 VBT Sinh học 6)

Hãy nêu nguồn gốc của than đá

Ghi nhớ (trang 80 VBT Sinh học 6)

Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, là những thực vật đã có rễ, thân, lá thật có mạch dẫn

Sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tán và cây con mọc ra từ nguyên tán sau quá trình thụ tinh

Câu hỏi (trang 80 VBT Sinh học 6)

1. (trang 80 VBT Sinh học 6): So sánh cơn sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ:

Trả lời:

– Dương xỉ đã có rễ thật, thân thật, lá thật còn rêu chưa có các cơ quan này chính thức

– Do đó dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn

3. (trang 80 VBT Sinh học 6): Than đá hình thành như thế nào?

4. (trang 80 VBT Sinh học 6): Hãy chọn từ thích hợp: rễ, thân, lá , cuộn tròn ở đầu, mạch dẫn, bào tử, nguyên tán điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Trả lời:

Dương xi là những cây đã có rễ, thân, lá thật sự

Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng cuộn trong ở đầu

Khác với rêu bên trong thân và lá dương xỉ đã có mạch dẫn giữ chức năng vận chuyển nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.

Dương xỉ sinh sản bằng bào tử như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có nguyên tán do bao tử phát triển thành.

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 50: Hệ sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 117 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.1 SGK và cho biết:

a) Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

b) Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

c) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

d) Động vật rừng ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

e) Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?

Trả lời:

a) Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,…

Thành phần hữu sinh: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật,…

b) Lá và cành cây là thức ăn của sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn, giun đất,…

c) Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, … cho các động vật sống trong rừng.

d) Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, nơi ở, các chất thải từ động vật làm màu mỡ đất đai để thực vật phát triển, động vật cũng giúp phát tán thực vật.

e) Nếu rừng bị cháy, các động vật sẽ mất đi nơi ở và nguồn thức ăn, môi trường sống của các loài động vật sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực.

Vì: rừng là nơi ở và sinh sống của các loài động vật, rừng bị tàn phá thì động vật sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bài tập 2 trang 117-118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và thực hiện các bài tập sau đây:

a) Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm của các chuỗi thức ăn sau:

………………….. → Chuột → ……………………..

………………….. → Bọ ngựa → ……………………..

………………….. → Sâu → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn:

c) Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống trong câu sau:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía …………, vừa là sinh vật bị mắt xích …………… tiêu thụ.

Trả lời:

a) cây cỏ → Chuột → rắn

sâu ăn lá → Bọ ngựa → rắn

lá cây → Sâu → cầy

chuột → cầy → đại bàng

cây cỏ → hươu → hổ

b) Mối quan hệ giữa các mắt xích liên tiếp: mắt xích đứng trước là thức ăn của mắt xích đứng sau.

c) Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Bài tập 3 trang 118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và cho biết:

a) Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?

b) Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

– Sinh vật sản xuất:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3:

– Sinh vật phân giải:

Trả lời:

a) Sâu ăn lá tham gia các chuỗi thức ăn:

+ cây gỗ – sâu ăn lá – bọ ngựa – rắn

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – rắn

+ cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – đại bàng

+ cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – hổ

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – đại bàng

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – hổ

b) – Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây gỗ

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: chuột, sâu ăn lá, hươu

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: rắn, cầy, chuột, bọ ngựa

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: đại bàng, hổ , rắn

– Sinh vật phân giải: vi sinh vật, giun đất, nấm, địa y.

Tùy từng lưới thức ăn dể xác định nhóm sinh vật cho phù hợp.

Bài tập 1 trang 118 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Hệ sinh thái bao gồm ……………… và ……………… của quần xã (sinh cảnh), Hệ sinh thái là một hệ thống …………….. và tương đối …………….

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ ……………… có vai trò quan trọng được thể hiện qua ………………….. và ……………..

Trả lời:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

Bài tập 2 trang 118-119 VBT Sinh học 9: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật phân giải

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: dựa theo nội dung mục Ghi nhớ SGK trang 152.

Bài tập 1 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

Trả lời:

Ví dụ: Hệ sinh thái ao nước tự nhiên

Thành phần chính: sinh vật sản xuất: các loài thực vật thủy sinh; sinh vật tiêu thụ: cua, tôm, cá,… ; sinh vật phân giải: vi sinh vật, động vật đáy.

Bài tập 2 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý thức ăn như sau:

– Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu

– Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu

– Rắn ăn ếch nhái, châu chấu

– Gà ăn cây cỏ và châu chấu

– Cáo ăn thịt gà

Bài tập 3 trang 119 VBT Sinh học 9: Các hệ sinh thái bao gồm những nhóm chính nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Nhóm các hệ sinh thái trên cạn, nhóm các hệ sinh thái nước mặn

B. Nhóm các hệ sinh thái nước mặn, nhóm các hệ sinh thái nước ngọt

C. Nhóm các hệ sinh thái nước ngọt, nhóm các hệ sinh thái trên cạn

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: Dựa theo nội dung mục Em có biết? SGK trang 153.

Lời Giải Hay Sinh 9 Bài 35 Trang 104 Sgk Sinh Học 9, Giải Vở Bài Tập Sinh 9 Bài 35

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 35. Ưu thế lai, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.

Đang xem: Lời giải hay sinh 9 bài 35

Lý thuyết

I – Hiện tượng ưu thế lai

Hiện tượng cơ thể lai F1, có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn, trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

Hiện tượng này cũng thể hiện khi lai các thứ cây trồng (cà chua hồng Việt Nam X cà chua Ba Lan), các nòi vật nuôi (gà Đông Cảo X gà Ri) thuộc cùng một loài hoặc giữa hai loài khác nhau (vịt X ngan).

II – Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng (các chi tiêu về hình thái và năng suất…) do nhiều gen trội quy định, ờ mồi dạng bô mẹ thuần chùng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biêu hiện một sô đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chi có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.

Ví dụ: Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thê lai F1 mang 3 sen trội có lợi.

P: AAbbCC X aaBBcc → F1: AaBbCc

Trong các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần (xem hình 34.3) nên ưu thế lai cùng giảm dần. Muốn khắc phục hiện tượng này để duy tri ưu thê lai. người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống…).

III – Các phương pháp tạo ưu thế lai

1. Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng

Để tạo ưu thế lai ở thực vật, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dònq: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giống ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với các giông ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất (xem bài 37).

Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành công ở lúa để tạo ra các giống lúa lai F1 cho năng suất tăng từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh giá là một trong những phát minh lởn nhất của thế kỉ XX.

Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa Omg80, có khả năng cho năng suất cao cùa DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80.

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép lai này, người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nỏ làm giống.

Phổ biến ờ nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản cùa giống bổ.

Ví dụ: Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0.7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kich thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi.

1. Trả lời câu hỏi trang 102 sgk Sinh học 9

∇ Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật.

Trả lời:

– Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

– Ví dụ: cà chua hồng Việt Nam và cà chua Ba Lan, gà Đông Cảo và gà Ri.

2. Trả lời câu hỏi trang 103 sgk Sinh học 9

∇ Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?

– Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Trả lời:

– Khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp.

– Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tạo ra các cặp gen đồng hợp, các cặp gen dị hợp giảm đi.

3. Trả lời câu hỏi trang 104 sgk Sinh học 9

∇ Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Trả lời:

– Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống.

– Không dùng con lai kinh tế làm giống vì thế hệ tiếp theo xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Ưu thế lai là gì? Cho biết cở sở di truyền của hiện tượng trên. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Trả lời:

– Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

– Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

– Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

– Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép…).

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?

Trả lời:

Trong chọn giống cây trồng, người ta thường dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn. Vì:

Phương pháp lai khác dòng là phương pháp lai hai dòng thuần chủng khác nhau rồi cho chúng giao phối với nhau và tạo ra giống mới.

Phương pháp lai khác thứ là phương pháp lai giữa hai thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

⇒ Phương pháp lai khác dòng đơn giản và dễ tiến hành hơn.

3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 35 trang 104 sgk Sinh học 9

Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

– Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.

Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái × con đực thuộc giống lợn Đại Bạch. → Tạo con lai F1 sẽ có nhiều tính trạng quý như thịt thơm ngon, sức chống chịu tốt, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 – 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỷ lệ thịt nạc cao.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 6: Phản xạ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh.

2. Hãy mô tả cấu tạo của một nơron điển hình.

Trả lời:

1. Mô thần kinh được cấu tạo từ các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao cảm).

2. Cấu tạo của một nơron điển hình gồm:

– Phần thân chứa nhân.

– Từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một sợi trục dài, có thể được bao bởi bao miêlin.

Có 3 loại nơron: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

Bài tập 2 (trang 15 VBT Sinh học 8): Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Trả lời:

– Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

– Nơron li tâm (nơron vận động) dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

⇒Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau.

Bài tập 3 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Phản xạ là gì?

2. Sự khác biệt giữa các phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Trả lời:

1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

2. Sự khác biệt:

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia của hệ thần kinh.

– Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường. Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Bài tập 4 (trang 16 VBT Sinh học 8):

1. Hãy xác định các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

2. Các thành phần của một cung phản xạ là gì?

Trả lời:

1. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

2. Các thành phần của một cung phản xạ:

– Cơ quan thụ cảm (da).

– Trung ương thần kinh (nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian).

– Cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

Bài tập 5 (trang 16 VBT Sinh học 8): Nêu một số ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

– Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Đường dẫn truyền gồm:

+ Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích (ngứa), phát sinh xung thần kinh.

+ Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

+ Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

+ Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng).

+ Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện đưa tay lên gãi).

– Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ…) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyển theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 16-17 VBT Sinh học 8): Chọn các cụm từ: đường phản hồi, điều chỉnh phản ứng, dẫn truyền, trả lời các kích thích, cảm ứng, nơron li tâm, trung ưng thần kinh, cung phản xạ, phản ứng, phản xạ, nơron hướng tâm, thông tin ngược, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Một cung phản xạ gồm có 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược tạo nên vòng phản xạ.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 17 VBT Sinh học 8): Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.

Trả lời:

– Phản xạ: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

– Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài tập 2 (trang 17 VBT Sinh học 8): Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh của phản xạ đó.

Trả lời:

Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại. Cung phản xạ này là:

– Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.

– Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

– Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

– Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

– Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận động là co tay lại).

Bài tập 3 (trang 17 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

5 yếu tố của một cung phản xạ là: