Top 13 # Lời Giải Hay Lớp 11 Công Nghệ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Lý Thuyết Công Nghệ 11 Bài 16: Công Nghệ Chế Tạo Phôi (Hay, Chi Tiết).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (hay, chi tiết)

I – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC

1. Bản chất

Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại,…

2. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

a) Ưu điểm

Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

Đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.

b) Nhươc điểm

Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm các bước chính sau đây:

Quá trình đúc tuân theo các bước :

Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.

Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dạng và kích thước giống như chi tiết cần đúc. Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp của cát (khoảng 70-80%), chất dính kết là đất sét (khoảng 10-20%), còn lại là nước. Trộn đều hỗn hợp

Bước 2: Tiến hành làm khuôn.

Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc.

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu.

Vật liệu nấu gồm gang, than đá và chất trợ dung (đá vôi) được xác định theo một tỉ lệ xác định.

Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

Tiến hành nấu chảy rồi rót gang lỏng vào khuôn. Sau khi gang kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc.

Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc .

Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc .

II – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC

1. Bản chất

Gia công kim loại bằng áp lực là dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị (búa tay, búa máy) làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Khi gia công kim loại bằng áp lực, thành phần và khối lượng vật liệu không đổi.

Khi gia công áp lực, người ta thường sử dụng các dụng cụ:

Gia công áp lực dùng chế tạo các dụng cụ gia đình như dao, lưỡi cuốc,… và dùng để chế tạo phôi cho gia công cơ khí. Có các phương pháp gia công áp lực sau:

– Rèn tự do: Người công nhân làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

– Dập thể tích: Khuôn dập thể tích được bằng thép có độ bền cao. Khi dập, thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép.

2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm

Có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá, tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước. Tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt.

b) Nhược điểm

Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn. Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém. Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp , điều kiện làm việc nặng nhọc

III – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG HÀN

1. Bản chất

Hàn là phương pháp nối được các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm

Tiết kiệm được kim loại, Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

Mối hàn có độ bền cao, kín.

b) Nhược điểm

Do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết dễ bị cong, vênh.

3. Một số phương pháp hàn thông dụng

Một số phương pháp hàn thông dụng được trình bày trong bảng 16.1

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-16-cong-nghe-che-tao-phoi.jsp

Lý Thuyết Công Nghệ 11 Bài 20: Khái Quát Về Động Cơ Đốt Trong (Hay, Chi Tiết).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong (hay, chi tiết)

I – Sơ lược về sự phát triển của động cơ đốt trong

Năm 1860 là năm ra đời chiêc sđộng cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Là loại động cơ 2 kì, công suất 2 mã lực, chạy bằng khí thiên nhiên do Giăng Êchien Lơnoa chế tạo

Năm 1877, Nicola và Lăng Ghen đề xướng ra nguyên lí động cơ 4 kì và chế tạo thử một chiếc chạy bằng khí than.

Năm1885, Gôlip Đemlo chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng xăng. Có công suất 8 mã lực, tốc độ quay 800 vòng/phút.

Năm 1897, Ruđônpho Saclo Sredieng chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng nhiên liệu nặng, công suất 20 mã lực, gọi là động cơ Điêzen và nhiên liệu diezen.

Ngày nay, tổng năng lượng do động cơ đố trong tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụng trên thế giới. Chính vì vậy, động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực và đời sống

II – KHÁI NIÊM VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

1. Khái niêm

Động cơ đốt trong là một động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ.

2. Phân loại động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong có nhiều loại: động cơ pit-tông, động cơ tua-bin khí, động cơ phản lực. Động cơ pit-tông lại có hai loại: pit-tông chuyển động tịnh tiến và pit-tông chuyển động quay

Động cơ pit-tông chuyển động tịnh tiến là loại phổ biến nhất.

Phân loại theo hai dấu hiệu:

– Theo nhiên liệu, có: động cơ xăng, động cơ diezen và động cơ gas. Phổ biến nhất là động cơ xăng và động cơ diezen.

– Theo số hành trình của pit-tông trong một chu trình làm việc, có: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.

III – CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Cấu tạo của động cơ đốt trong gồm có hai cơ cấu và bốn hệ thống chính sau:

– Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

– Cơ cấu phân phối khí.

– Hệ thống bôi trơn.

– Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

– Hệ thống làm mát.

– Hệ thống khởi động

Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-20-khai-quat-ve-dong-co-dot-trong.jsp

Lý Thuyết Công Nghệ 11 Bài 1: Tiêu Chuẩn Trình Bày Bản Vẽ Kĩ Thuật (Hay, Chi Tiết).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (hay, chi tiết)

I – KHỔ GIẤY

TCVN 7285 : 2003 (ISO 5457 : 1999) quy định khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật, gồm các khổ giấy chính được trình bày trong bảng 1.

Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0

Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

II – TỶ LỆ

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

TCVN 7286 : 2003 (ISO 5455 : 1971) quy định tỉ lệ dùng trên các bản vẽ kĩ thuật như sau:

Tuỳ theo kích thước của vật thể được biểu diễn và khổ giấy vẽ mà chọn tỉ lệ thích hợp.

III – NÉT VẼ

Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật được thể hiện bằng nhiều loại nét vẽ khác nhau.

TCVN 8 – 20 : 2002 (ISO 128 – 20 : 1996) quy định tên gọi, hình dạng, chiều rộng và ứng dụng của các nét vẽ.

1. Các loại nét vẽ 2. Chiều rộng nét vẽ

Chiều rộng của nét vẽ (d) được chọn trong dãy kích thước sau:

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm.

Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

IV – CHỮ VIẾT

Chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc.

TCVN 7284 – 2 : 2003 (ISO 3092 – 2 : 2000) quy định khổ chữ và kiểu chữ của chữ La – tinh viết trên bản vẽ và các tài liệu kĩ thuật.

1. Khổ chữ

Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20mm

Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

2. Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng như hình 1.4

V – GHI KÍCH THƯỚC

TCVN 5705 – 1993 quy định quy tắc ghi kích thước dài, kích thước góc trên các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật.

1. Đường kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước. Ở đầu mút đường kích thước có vẽ mũi tên

2. Đường gióng kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước khoảng 2 ~ 4mm

3. Chữ số kích thước

Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và thường được ghi trên đường kích thước.

Kích thước độ dài dùng đơn vị là milimet, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo và được ghi như hình 1.6, nếu dùng đơn vị độ dài khác milimet thì phải ghi rõ đơn vị đo.

Kích thước góc dùng đơn vị đo là độ, phút, giây.

4. Kí hiệu Ø, R

Trước con số kích thước đường kính của đường tròn ghi kí hiệu Ø và bán kính của cung tròn ghi kí hiệu R.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-1-tieu-chuan-trinh-bay-ban-ve-ki-thuat.jsp

Giải Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

Giải bài tập Công nghệ lớp 7

MỤC LỤC

Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt – Công nghệ 7

Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần đất trồng – Công nghệ 7

Bài 3: Một số tính chất của đất trồng – Công nghệ 7

Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất – Công nghệ 7

Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt – Công nghệ 7

Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường – Công nghệ 7

Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng – Công nghệ 7

Bài 11: Sản xuất và bảo quản cây trồng – Công nghệ 7

Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng – Công nghệ 7

Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại – Công nghệ 7

Bài 15: Làm đất và bón phân lót – Công nghệ 7

Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp – Công nghệ 7

Bài 19: Các biện pháp cây trồng – Công nghệ 7

Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản – Công nghệ 7

Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ – Công nghệ 7

Bài ôn tập phần I – Trồng trọt – Công nghệ 7

Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng – Công nghệ 7

Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng – Công nghệ 7

Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng – Công nghệ 7

Bài 26: Trồng cây rừng – Công nghệ 7

Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng – Công nghệ 7

Bài 28: Khai thác rừng – Công nghệ 7

Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng – Công nghệ 7

Ôn tập chương II – Lâm nghiệp – Công nghệ 7

Bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi – Công nghệ 7

Bài 31: Giống vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 34: Nhân giống vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 37: Thức ăn vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chuồng nuôi – Công nghệ 7

Bài 45: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi – Công nghệ 7

Bài 47: Vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi – Công nghệ 7

Ôn tập chương III: Chăn nuôi – Công nghệ 7

Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản – Công nghệ 7

Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản – Công nghệ 7

Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá) – Công nghệ 7

Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) – Công nghệ 7

Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản – Công nghệ 7

Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản – Công nghệ 7

Ôn tập tập phần IV – Thủy sản – Công nghệ 7

Giải bài tập Công nghệ lớp 7