Top 3 # Lời Giải Hay Lớp 11 Lịch Sử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 11 Đầy Đủ Và Hay Nhất

eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em học sinh lớp 11 hệ thống giải bài tập chương trình SBT môn Lịch Sử 11 gồm 3 phần với 9 chương. Nội dung được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

Các em có thể vẽ các dạng sơ đồ tư duy khác nhau, kết hợp với màu sắc và các kích cỡ chữ khác nhau để mô tả các ý chính, ý phụ của bài. Điều này sẽ giúp các em có hứng thú để học và nhớ nhanh hơn. Hãy ghi lại những mốc thời gian quan trọng, sự kiện chính, tóm tắt diễn biến, nhìn vào sự sắp xếp khoa học các em sẽ không bị bỏ sót kiến thức và có thể nhớ dễ hơn. Việc sử dụng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp não của các em tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Các em nên dán sơ đồ trên bàn học, tại nơi có thể thường xuyên nhìn thấy và ôn lại một chút. Trong khi làm một số việc nhà, hãy nghĩ đến nội dung bài học. Ôn lại bài không nhất thiết cần ngồi vào bàn học và mở vở. Đây là kiến thức cần lưu trong đầu nên hãy cố gắng vận dụng khả năng ghi nhớ là được.

Đây chính là một trong những phương pháp để học tốt môn lịch sử nhanh, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Cách học này quá quen thuộc, được nhiều người áp dụng và thành công. Việc chép bài học cũ ra giấy có thể các em sẽ rất mỏi tay, đau tay nhưng bù lại các em sẽ nhớ bài dễ dàng và nhớ lâu hơn so với việc ngồi học thuộc nhàm chán như một con vẹt.

Các em nên chép bài cũ ra giấy nhiều lần bằng việc ghi lại các ý chính, cùng lúc đó các em có thể đọc thầm theo. Cách học này không chỉ giúp các em biết cách tổng hợp ý chính mà còn giúp các em thuộc bài nhanh hơn.

Chuẩn bị trước bài ở nhà cũng là một lần học. Khi đó, các em sẽ nắm được khái quát những thông tin toàn bộ bài học, biết được phần nào chưa hiểu cần phải hỏi lại, đến hôm sau nhờ giáo viên giải đáp. Như vậy là các em đã nhớ bài nhanh và lâu hơn rồi.

Ở nhà, các em hãy danh ra 30 phút để đọc bài và nắm các ý chính, đồng thời ghi chú lại những thắc mắc để khi lên lớp có thể hỏi giáo viên. Có như vậy các em sẽ hiểu sâu và không còn thấy môn Lịch Sử quá khó học.

Một trong những phương pháp giúp các em tiến bộ và học tốt môn Lịch Sử đó chính là tập trung nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Đặc thù của môn học là chứa rất nhiều thông tin, sự kiện, dữ liệu ngày tháng và các nhân vật lịch sử. Vì vậy việc tập trung nghe giảng sẽ giúp các em hiểu bài và dễ nắm kiến thức của bài hơn nhiều so với việc các em không chú ý đến bài học.

Nghe giảng trên lớp sẽ giúp các em có cái nhìn bao quát hơn về nội dung bài học, biết thêm được rất nhiều kiến thức mà trong sách không nhắc đến để có cái nhìn chính xác, toàn diện hơn về mỗi sự kiện lịch sử. Có rất nhiều thầy cô giảng bài rất hay, các em sẽ có cảm giác như mình nghe và nuốt được từng câu chữ.

Khi các em có thể hiểu và nắm vững kiến thức thì các em sẽ học thuộc bài nhanh hơn, nhớ được lâu hơn. Chép bài giúp các em có thể ôn luyện, củng cố kiến thức khi các em quên. Hơn nữa trong quá trình chép bài các em có thể nhó bài lâu hơn, bởi khi chép bài các em có thể hiểu và xử lý theo ý của mình. Điều đó vừa giúp các em có thể nắm bài trên lớp, vừa giúp các em nhớ được lâu hơn.

Trả Lời Câu Hỏi Lịch Sử 7 Bài 11 (Phần 2)

Bài 11 phần 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

(trang 41 sgk Lịch Sử 7): – Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống ?

Trả lời:

– Sông Như Nguyệt bấy giờ khá sâu, rộng, lại là vị trí quan trọng trên đường Bắc – Nam. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

– Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua.

– Lực lượng chủ yếu của nhà Tống là bộ binh.

(trang 42 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

Trả lời:

– Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.

– Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

– Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.

– Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.

(trang 43 sgk Lịch Sử 7): – Hãy trình bày ý nghĩa của chiến thắng Như Nguyệt.

Trả lời:

– Chiến thắng Như Nguyeeth là trận quyết định số phận của quân Tống xâm lược. Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của đất nước được giữ vững.

– Lý Thường Kiệt, người chỉ huy trận đánh thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

cuoc-khang chien-chong-quan-xam-luoc-tong-1075-1077-phan-2.jsp

Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 9 Đầy Đủ Và Hay Nhất

Để học tốt môn Lịch Sử, các em cần đạt ra cho mình một mục tiêu để học tập. Khi đã có mục tiêu, các em cần có thái độ nghiêm túc để học tập và theo đuổi môn học. Phải xác định việc học là của bản thân, học cho mình, và kết quả là do mình chịu trách nhiệm, chứ không phải do thầy cô, gia đình, bạn bè hay ai khác. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cũng đừng để bản thân phải nói “giá như”: “giá như mình học siêng hơn!”, “Nếu như mình đừng bỏ qua chương này”,…

Đồng thời, dù là một môn học nào, để hoàn thành tốt, trước tiên các em phải là người đam mê và yêu thích môn học đó. Cảm hứng học sẽ đến khi các em đam mê và có cảm hứng, chứ không phải là sự ép buộc, ràng buộc từ gia đình, thầy cô. Vì vậy, việc đam mê yêu thích Lịch Sử giúp các em dễ dàng chinh phục với kho tàng kiến thức môn học này.

Lịch sử là môn học với lượng lí thuyết rất nhiều, để học tốt, các em học sinh cần có sự đầu tư thời gian. Phải luôn nhắc nhở mình rằng, học Lịch sử không phải là học đối phó mà là để bản thân tìm hiểu những kiến thức, quy luật trong quá khứ.

Các em nên chú ý nghe giảng trên lớp và những kiến thức trong sách giáo khoa. Khi đã có một nền tảng kiến thức cơ bản, các em có thể mở rộng hiểu biết qua những tài liệu Lịch sử.

Lịch sử với nhiều số liệu, nhiều năm và mốc thời gian khó nhớ. Hãy liên hệ và gắn những dữ liệu này với những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, ngày lễ Tết…

Lịch sử là môn học khó, không dễ dàng chinh phục. Nó không dành cho những em học sinh lười biếng, không chịu học tập, tư duy và kiên trì.

Đừng thấy “gian nan bắt đầu nản”, đừng sợ hãi trước những kiến thức khô khan đó.

Cũng giống như các môn học khác, kiến thức Lịch sử là một chuỗi dài liên kết. Học tốt một phần là tiền đề giúp các em hoàn thành tốt những phần tiếp theo. Đừng bỏ qua bất kì một phần nào cả.

Ở trên lớp, hãy ghi nhớ những kiến thức quý báu mà thầy cô giảng. Khi về nhà, hãy hệ thống những kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nhất.

Sử dụng bút nhớ để đánh dấu. Đừng tô vàng cả quyển sách, hãy đánh dấu những từ khóa, những ý chính đặc sắc và ghi nhớ những từ khóa đó.

Sử dụng sổ ghi chép nhỏ để ghi các công thức, các phần lý thuyết hay cũng là cách để các em tổng hợp kiến thức tốt nhất.

Không học vẹt, học tủ. Hãy hiểu rõ những sự kiện Lịch sử, ghi nhớ chúng bằng những từ khóa, và diễn đạt lại theo lối tư duy của bản thân.

“Học thầy không tày học bạn”. Nếu những thắc mắc của các em không thể hỏi thầy cô, các em sợ hay ngại hỏi, thì việc học hỏi từ các bạn là điều cần thiết. Bạn bè sẽ giúp các em giải đáp những vướng mắc, đồng thời, còn là cầu nối để các em trở nên thân thiết hơn với bạn bè.

Một nhóm học tập từ 3-5 người, kết hợp với phương pháp học tập đúng đắn, sẽ nhanh chóng giúp các em chinh phục được những khó nhằn của Lịch sử.

Các em có thể ghi âm lại bài giảng của thầy cô (nếu được phép), hoặc tốt nhất là tự ghi âm lại bài cần học, cũng là một lần học luôn. Đây là lần học thứ nhất, tác động tới kênh nghe.

Môn Lịch sử có rất nhiều sự kiện, nên thật ra rất dễ hình dung giống như một bộ phim, dễ hơn nhiều so với môn khác. Nên trong quá trình nghe, các em hãy hình dung thật rõ ràng. Hoặc nếu thích vẽ, các em có thể vừa nghe vừa vẽ sơ đồ tư duy, sketchnote bài học đó. Đây là lần học thứ hai, tác động tới kênh nhìn.

Làm tốt hai bước trên, các em sẽ nắm được ý chính, hãy diễn lại. Tức là các em đọc lại bài theo ý hiểu của mình, kèm thêm khua chân múa tay, y như là các em đang thuyết trình trước lớp về bài nói đó vậy. Hãy tạo ra các động tác càng sinh động càng tốt.

Chú ý Nếu chưa thuộc lắm, các em có thể vừa nhìn giấy vừa diễn, hoặc vừa nghe lại băng ghi âm vừa diễn theo. Mục đích là tạo ra các động tác cơ thể, kích thích bộ não ghi nhớ, nên càng sinh động càng tốt.

Với cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử “ba oánh một” như vậy, chắc chắn các em sẽ tác động mạnh mẽ tới bộ não. Yên tâm, não các em sẽ không phải vào viện đâu, đó chỉ là một cách nói ẩn dụ về việc bộ não của các em sẽ bị ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn kiến thức cần học.

Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 8: Ôn Tập Lịch Sử Thế Giới Cận Đại

Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Câu 1 (trang 46 sgk Sử 11):Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?

Lời giải:

– Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề:

* Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

* Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

Câu 2 (trang 46 sgk Sử 11):Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII(có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…)

Lời giải:

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nhiệm vụ và mục tiêu

Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế

Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.

Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế

Lãnh đạo CM

Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân

Tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ

Tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân

Hình thức

Nội chiến.

cách mạng giải phóng dân tộc.

Nội chiến + chiến tranh vệ quốc

Kết quả

Thiết lập nền Quân chủ lập hiến

Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì

Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ

Ý nghĩa

Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.

Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 3 (trang 46 sgk Sử 11):Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Lời giải:

– Mác có đưa ra kết luận trong những bài viết của mình:

Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức, bóc lột.

– Phri-đrích Ăng-ghen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư bản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.

– Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”

– Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.

– Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

Câu 4 (trang 46 sgk Sử 11):Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Lời giải:

– Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)

1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

Những năm đầu Đức, Áo – Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo – Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

– Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)

Câu 5 (trang 46 sgk Sử 11):Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.

Lời giải:

– Khoảng giữa thế kỉ XIX:

+ Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

– Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

+ Ở Ấn Độ:

* 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

* 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

* 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

+ Ở Trung Quốc:

* 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

* 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

+ Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

* 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

* Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

* Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

+ Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.