Top 6 # Lời Giải Sinh 11 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Trả Lời Câu Hỏi Sinh Học 11 Bài 27 Trang 112

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Bài 27 Trang 112: – Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào?

– Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?

– Phản xạ có ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời

– Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận:

+ Thụ quan đau ở da,

+ Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy,

+ Tủy sống,

+ Sợi vận động của dây thần kinh tủy

+ Các cơ ở ngón tay.

– Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại.

– Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện vì dây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có đặc trưng cho loài và rất bền vững.

Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Bài 27 Trang 112: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp con chó dại trước mặt.

– Bạn sẽ có phản ứng (hành động) như thế nào?

– Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

– Hãy ghi lại rất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

– Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời

– Có phản ứng là bỏ chạy.

– Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lí và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay.

– Các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất khác nhau như; nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn cắn rất nguy hiểm, chó dại có vi trùng gây bệnh dại, nôn bỏ chạy hay nên chông lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuôi theo…

– Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được chó có dấu hiệu như thế nào là chó dại. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.

Giải Sbt Sinh 7: Bài Tập Có Lời Giải Trang 10, 11, 12, 13 Sbt Sinh Học 7

Bài tập có lời giải trang 10, 11, 12, 13 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 10 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.

Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung sau :

– Cơ thể có kích thước hiển vi và chỉ là 1 tế bào, nhưng khác với tế bào của động vật đa bào ở chỗ : đó là một cơ thể độc lập thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống.

– Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau để thực hiện các chức năng sống như : dinh dưỡng, bài tiết, di chuyển…

– Hầu hết chúng sống ở nước, số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh.

Hình. Đại diện của Động vật nguyên sinh a) Trùng roi xanh , b) Trùng biến hình ; c) Trùng giày ; d) Bào xác kiết lị 1. Nhân ; 2. Chất nguyên sinh ; 3. Chân giả ; 4. Roi; 5. Lông bơi; 6. Không bào tiêu hoá ; 7. Không bào co bóp ; 8. Diệp lục ; 9. Hạt dự trữ; 10. Điểm mất ; 11. vỏ bào xác

Bài 2 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm của trùng roi.

Trùng roi có các đặc điểm sau :

– Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù.

– Bào quan di chuyển là roi, một bộ phận chuyên hoá của chẩt nguyên sinh. Khi di chuyển, roi khoan vào nước để kéo cơ thể tiến theo.

– Có lớp màng trong suốt phủ cơ thể nên cơ thể chúng có hình thù nhất định và nhìn rõ được các bào quan bên trong cơ thể.

– Cơ thể thường chứa các hạt diệp lục nên tuy là động vật nhưng chúng có khả năng vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng.

– Có điểm mắt màu đỏ ở gốc roi với khả năng nhận biết được sáng và tối.

– Một số trùng roi có khả năng tạo thành tập đoàn trùng roi (tập đoàn Vôn vốc gồm nhiều tế bào chung sống, nhưng mỗi tế bào ấy vẫn là các cá thể độc lập).

– Sinh sản phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

Bài 3 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm dinh duũng của trùng giày.

Trùng giày có các đặc điểm dinh dưỡng sau :

– Thức ăn lấy vào qua lỗ miệng, cặn bã thải ra qua lỗ thoát.

– Thức ăn qua miệng và hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hoá.

– Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định.

– Enzim tiêu hoá biến đổi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.

Bài 4 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh kí sinh.

Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm chung sau :

– Bào quan di chuyển đều tiêu giảm.

– Dinh dưỡng kiểu hoại sinh, rất thích hợp với môi truờng kí sinh thường luôn giàu chất dinh dưỡng.

– Sinh sản vô tính rất nhanh : mỗi lần sinh sản thường cho ra hàng chục hay hàng trăm cá thể mới (kiểu liệt sinh). Đôi khi có xen kẽ sinh sản hữu tính.

– Chỉ kí sinh ở 1 cơ thể (như trùng kiết lị) hoặc 2 cá thể (có thay đổi vật chủ như ở trùng sốt rét).

Bài 5 trang 12 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh có nhũng vai trò quan trọng gì ?

Động vật nguyên sinh có các vai trò quan trọng sau :

– Chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn ở nước (là thức ăn không thể thiếu của giáp xác nhỏ và nhóm này lại là thức ăn quan trọng của cá).

– Là một trong các chỉ thị về độ trong sạch của môi trường nước.

– Hoá thạch của chúng còn là chỉ thị của tuổi các địa tầng và tài nguyên khoáng sản. Một số tham gia hình thành vỏ trái đất.

– Nhiều động vật nguyên sinh kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật (như bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ… ở người, bệnh cầu trùng ở thỏ…).

Bài 6 trang 12 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm và ý nghĩa của tập đoàn trùng roi.

Tập đoàn trùng roi có các đặc điểm và ý nghĩa sau :

– Chúng gồm nhiều tế bào liên kết lại với nhau như mạng lưới.

– Mỗi cá thể có roi quay ra ngoài để cùng di chuyển nhưng vẫn sống độc lập, chưa có sự chuyên hoá về chức năng.

– Giữa các tế bào có các “cầu nguyên sinh chất” liên hệ với nhau.

Chúng được coi như một hình thức “chuyển tiếp” giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

Bài 7 trang 12 SBT Sinh học 7

Có loài động vật nguyên sinh nào chỉ sống kí sinh không ? Chúng có đặc điểm gì ?

Trùng kiết lị, trùng sốt rét là động vật nguyên sinh chỉ sốnơ kí sinh. Chúng có các đặc điểm sau :

– Tiêu giảm chân giả hay roi.

– Dinh dưỡng nhờ kí sinh ở máu người.

– Hoá bào xác khi gặp điều kiện không thuận lợi.

– Trùng sốt rét phải qua vật chủ trung gian (muỗi Anôphen).

Bài 8 trang 13 SBT Sinh học 7

So sánh đặc điểm trùng kiết lị và trùng sốt rét.

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Cách phòng bệnh kiết lị như thê nào ?

Bào xác trùng kiết lị theo gió hay ruồi nhặng phát tán vào thức ăn rồi qua miệng, vào cơ quan tiêu hoá người, gây bệnh, đôi khi gây thành dịch. Để phòng bệnh này chỉ cần ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi (vì quá 70°c, trùng kiết lị đã chết), diệt ruổi nhặng, rửa tay trước khi ăn.

Bài 10 trang 13 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các cách phòng chống bệnh sốt rét ở nuớc ta.

Bệnh sốt rét vẫn còn là một bệnh nguy hiểm ở nước ta, nhất là ở miền núi. Các cách phòng bệnh như sau :

– Diệt muỗi Anôphen bằng 2 cách : phun thuốc trừ muỗi và vệ sinh môi trường để muỗi không có chỗ trú ngụ.

– Cải tạo đầm lầy để diệt bọ gậy là ấu trùng của muỗi.

– Tích cực ngủ màn, tẩm thuốc trừ muỗi vào vải màn.

– Phát hiện ra bệnh, cần chữa trị ngay để diệt ổ phát tán bệnh trong cộng đồng.

Hướng Dẫn Học Sinh Giải Toán Có Lời Văn

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

Tên đề tài: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở HS tiểu học 1 – Đặt vần đề : – Môn toán là môn học có vị trí vô cùng quan trọng ở các cấp học , bậc học , ngành học, là môn học thể hiện sự tư duy , năng động, trí tuệ sáng tạo của con người . – Trong dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng giải toán có một vị trí vô cùng quan trọng . + Trước hết dạy học giải toán giúp học sinh luyện tập củng cố vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học , rèn luyện kỹ năng tính toán , từng bước tập dợt vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn . + Qua việc dạy – học giải toán giáo viên có thể giúp học sinh từng bước phát triển tư duy , rèn luyện phương pgháp và kỹ năng suy luận . + Qua giải toán học sinh rèn luyện được đức tính và phong cánh làm việc của người lao động như : ý chí khắc phục khó khăn , thói quen xét đoán , tính cẩn thận , chu đáo, cụ thể là làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng , hình thành rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập , linh hoạt . Xây dựng lòng ham thích , tìm tòi sáng tạo ở mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp . – Xét riêng về góc độ giải toán có văn ở tiểu học quá trình giải toán theo 4 bước. Bước 1 : tìm hiểu kỹ đầu bài Bước 2 : lập kế hoạch giải toán. Bước 3 : Thực hiện kế hoạch giải Bước 4 : Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải . – Trong 4 bước của quá trình giải toán có văn thì bước 1 ” Tìm hiểu kỹ đầu bài ” Có vị trí vô cùng quan trọng , có thể ví như “chiếc chìa khoá ” để mở ra kho tàng tri thức , bởi lẽ có làm tốt được bước này thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt kết quả cao. – Mặt khác vai trò của bước 1 trong giải toán còn có một ý nghĩa khác : Rèn luyện cho học sinh năng lực tìm hiểu vấn đề , năng lực phát hiện giải quyết vấn đề .

2 – Cơ sở lí luận :

Trang

1

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

Qua những năm giảng dạy thực tế, qua trao đổi với đồng nghiệp bản thân rút ra được một số kinh nghiệm để tăng cường sự hứng thú trong học tập cho HS, giúp các em chủ động tham gia tích cực các hoạt động học tập: a/ Thực hiện việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy: Giáo viên phải chủ động thực hiện đổi mới cách giảng dạy, cách học của học sinh, đổi mới cách đánh giá học sinh theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo từ đó sẽ có tác dụng tốt trong việc đưa học sinh từ vai trũ thụ động sang vai trũ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức bài giảng. b/ Trong mỗi tiết học giáo viên cần quan tâm đến từng đối tượng HS tùy theo trỡnh độ HS, giáo viên sẽ giao những nhiệm vụ học tập vừa với sức học, tránh những yêu cầu quá dễ hoặc quá khó cho HS. c/ Dạy học theo nhúm, trỡnh độ: Một phương pháp giúp cho tất cả các HS cùng tiến bộ: Trong giảng dạy, người giáo viên luôn chú ý, quan tõm đến cách giải của từng học sinh để đưa ra các phương pháp giải tóan có lời văn phù hợp từng trỡnh độ các em. Nên tôi đó đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: ” Hướng dẫn học sinh giải tóan có lời văn ở HS tiểu học” cho mọi người cùng đóng góp.

3 – Cơ sở thực tiễn: – Qua quan sát quá trình giải toán của học sinh tiểu học ta thấy học sinh có thể sử dụng nhiều thủ thuật dựa trên việc tái hiện các mẫu đã biết hoặc trên cơ sở vận dụng các kiến thức đã học . Tuy nhiên do sự chú ý chưa bền vững khả năng tập trung tư tưởng vào mục đích cuối cùng của bài toán còn hạn chế nên khi giải toán học sinh ít có khả năng ý thức được các thao tác kế tiếp nhau trong quá trình suy luận . – Trong quá trình giải toán có văn cũng như vậy nhất là khi thực hiện bước 1 ” tìm hiểu kỹ đầu bài ” nhiều học sinh còn gặp khó khăn và thường mắc 1 số sai lầm như: bị nhầm lẫn, ngộ nhận bởi các từ “cảm ứng” các từ này thường gợi ra các phép tính cụ thể hoặc bị lôi cuốn vào các dữ kiện , điều kiện thừa hoặc yếu tố không tường minh. – Học sinh khó phân biệt được dữ kiện và điều kiện , không xác định được nội dung yêu cầu của bài đó nên học sinh gặp khó khăn trong giải toán . – Chính vì nhận thức được vai trò quan trọng của giải toán có văn và đặc biệt là bước 1 ” tìm hiểu kỹ đầu bài”. Trong những năm qua khi trực tiếp giảng dạy các khối lớp tôi đã thực hiện tốt vấn đề này và đạt đượckết quả khả quan. Trong kinh nghiệm này tôi trình bày một số khó khăn mà học sinh tiểu học thường gặp khi giải toán có văn đặc biệt là những khó khăn gặp phải khi thực hiện bước 1″ tìm hiểu kỹ đầu bài ” và đưa ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn đó.

4 – Nội dung nghiên cứu: Trang

2

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

I- Những vấn đề chung Muốn giảng dạy tốt toán có văn ở tiểu học đặc biệt là thực hiện bước một” tìm hiểu kỹ đầu bài”thì người giáo viên phải nắm được vai trò của bước 1 và những công việc mà trong bước 1phải thực hiện. 1) Vai trò của bước 1″ tìm hiểu kỹ đầu bài”trong giải toán có văn. – Bước 1 là bước” tìm hiểu kỹ đầu bài” có vị trí vô cùng quan trọng, trong bước này học sinh phải đọc kỹ đầu bài xác định được yếu tố cơ bản của bài toán( dữ kiện, điều kiện và ẩn số) phải tóm tắt được bài toán. – Thực tế cho thấy học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán, khó nhận thức được tính chất của cái đã cho, dễ nhầm cái cần tìm với cái đã cho. Nhất là không nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán, khó nhận rõ quan hệ lôgíc giữa dự kiện và ẩn số. – Nội dung bài toán ở tiểu học thường nêu ra những tình huống quen thuộc gần gũi với học sinh, trong đó các dự kiện thường là các đại lượng. khi các em tìm hiểu đầu bài toán thì các em thường bị phân tán vào nội dung cụ thể của đại lượng hơn là vào các yếu tố cần thiết cho việc diễn tả điều kiện của bài theo yêu cầu của câu hỏi. – Trong các bài toán của tiểu học, các dự kiện thường là không thừa hoặc không thiếu. Vì vậy học sinh tiểu học thường quan niệm bài toán bao giờ cũng có đáp số, vấn đề là tìm cách nào đó để có đáp số. Nhưng khi mà đề toán ra ngoài cách đó thì học sinh rất lúng túng kể cả học sinh giỏi. – Nhiều bài toán ở tiểu học chứa các từ gọi là” chìa khoá” hay từ”cảm ứng mà nội dung của nó thường gợi ra những phép tính cụ thể: Chẳng hạn” thêm” gợi các phép tính cộng’ bớt”gợi phép tính trừ..nhiều trường hợp do học sinh không đọc kỹ đầu bài mà các em bị ám ảnh bởi tác dụng “cảm ứng”đó và chọn sai phép tính. – Học sinh tiểu học thường xử lý các điều kiện và dữ kiện theo trình tự đưa ra trong đầu bài toán hoặc theo tiến trình diễn biến của sự việc. Nếu đảo ngược các các sự việc hay trình bày các dữ kiện khác với thứ tự thì nhiều học sinh còn gặp khó khăn. – Nhiều bài toán có dữ kiện đưa ra không tường minh cũng là một vấn đề khó đối với học sinh tiểu học. Tóm lại : Bước 1 trong giải toán có văn có vị trí vô cùng quan trọng , bởi vì chỉ khi xác định được nội dung , yêu cầu của đầu bài thì học sinh mới dễ dàng tìm ra cách giải . Như vậy có thực hiện được tốt được bước 1 thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt kết quả cao.

Trang

3

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

2 . Những công việc của bước 1. – Việc 1. đọc kỹ đầu bài : trước hết muốn hiểu đầu bài học sinh cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán . Nắm được ý nghĩa và nội dung của đầu bài . Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung của bài toán ( không cần thuộc lòng ) – Việc 2 : Xác định yếu tố cơ bản của bài toán + Dữ kiện : là cái đã cho , đã biết trong đầu bài , thường được biểu diễn bằng danh số . + ẩn số : là cái chưa biết cần tìm ( là các câu hỏi của bài toán ) + Điều kiện : Là quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số . – Việc 3 : Tóm tắt đề toán . tóm tắt bài toán phải đạt các yêu cầu sau : + Ngắn gọn cô đọng + Thể hiện được mối quan hệ logic giữa dữ kiện , ẩn số và điều kiện . + Gợi ý được cách giải Ví dụ : Một hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 110 mét và 90,2 mét. Chiều cao bằng trung bình cộng 2 đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó ( Bài 3 trang 94 SGK toán 5 ) Dữ kiện :Hai đáy là : 110 mét và 90,2 mét ẩn số

: Tính diện tích thửa ruộng.

Điều kiện : Chiều cao bằng trung bình cộng 2 đáy. II/ Những khó khăn thường gặp của học sinh tiểu học khi thực hiện bước 1 và những giải pháp khắc phục khó khăn . 1. Khó khăn thứ nhất là : Bài toán có chứa các từ ” Cảm ứng ” hay từ ” chìa khoá ” Thì học sinh thường lầm lẫn ,ngộ nhận bởi vì các từ này thường gợi ra phép tính cụ thể như :” Gấp lên ” hoặc ” giảm đi ” bao nhiêu lần gợi ra phép tính nhân hoặc chia tương ứng chúng tôi không đọc kỹ đầu bài nên một số học sinh đã lầm lẫn ,ngộ nhận khi gặp phải các từ cảm ứng đó dẫn đến việc chọn sai phép tính và kết quả sai Ví dụ : Bao thứ nhất đựng 10 kg gạo như vậy đựng gấp đôi bao thứ hai . Hỏi bao thứ hai đựng bao nhiêu kg gạo ? Dữ kiện : Bao thứ nhất đựng 10 kg

Trang

4

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

Điều kiện : Bao thứ nhất đựng gấp đôi bao thứ hai ẩn số :Tính số kg gạo bao thứ hai . Do đầu bài có chức từ ” Cảm ứng ‘ ” gấp đôi ” nó gợi cho học sinh làm phép tính nhân . Do nhầm lẫn ,ngộ nhận bởi từ ” cảm ứng ” đó nên một số học sinh xác định sai và giải sai bài toán . Thực chất từ ” gấp đôi ” này phải làm phép chia . – Biện pháp khắc phục khó khăn trên . + Yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài ,diễn tả đầu bài theo ý kiến của mình . + Cần hướng dẫn học sinh xử lý và phát hiện các dữ kện và điều kiện của bài toán .thấy được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm . + Nhận thức một cách đúng đắn các từ “cảm ứng” đó. + Lật đi lật lại vấn đề cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm ( bao nào nhiều hơn ? bao nào ít hơn ? …) ,từ đó gợi được cách giải cho học sinh . 2. Khó khăn thứ hai ; Khi đầu bài có chứa các yếu tố không tường minh thì học sinh thường không phát hiện ra yếu tố không tuờng minh đó .Do vậy việc xác định nội dung yêu cầu của đầu bài không chính xác ,không đủ dẫn đến giải sai . Ví dụ :Cả hai hộp có 12,8 kg chè . Hếu chuyển hộp thứ nhất sang hộp thứ hai 0,4 kh chè thì số kg chè đựng trong mỗi hộp sẽ bằng nhau . hỏi trong mỗi hộp lúc đầu có bao nhiêu kg chè . Dữ kiện : Hai hộp có 12,8 kg chè Điều kiện : Chuyển 0,4 kg từ hộp 1 sang hộp 2 thì hai hộp có số kg chè bằng nhau ẩn số : Tìm số chè ở mỗi hộp lúc đầu ở bài này phần lớn học sinh không đọc kỹ đầu bài xác định sai điều kiện của đầu bài . Yếu tố không tường minh ở đây là khi chuyển 0,4 kg chè từ hộp 1 sang hộp 2 thì hai hộp có số kg chè bằng nhau . Phần đông học sinh xác định đúng dạng cơ bản của bài toán là loại toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu . Nhưng xác định sai hiệu , đa số học sinh xác định 0,4 kg là hiệu . Nhưng ở bài này hiệu là 0,8 chứ không phải là 0,4 kg . do đó học sinh giải sai bài toán . – Biện pháp khắc phục khó khăn + yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài , nêu lại đầu bài theo ý hiểu của mình . + Phân biệt được dữ kiện và điều kiện của đầu bài

Trang

5

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

+ Hướng dẫn học sinh phát hiện ra yếu tố không tường minh trong đầu bài . 3/ Khó khăn thứ ba Khi trong đầu bài có chứa các dữ kiện thừa thì học sinh không biết cách loại bỏ mà thường bị lôi cuốn vào các diều kiện thừa đó . Do đó dẫn đến việc tìm hiểu đầu bài gặp nhiều khó khăn . Ví dụ : Tâm cho Đào 5 cái kẹo . Đào cho Mai 3 cái , như vậy mỗi người có 9 cái kẹo . Trước khi cho cả ba người có bao nhiêu cái kẹo Điều kiện : Ba bạn Tâm , Đào , Mai mỗi ban có 9 cái Dữ kiện : Tâm cho Đào 5 cái ,Đào cho Mai 3 cái ẩn số : Cả ba bạn trước khi cho có mấy cái kẹo Bài này học sinh không phát hiện ra điều kiện cơ bản của bài toán là sau khi chop mỗi bạn có 9 cái . Do đầu bài có chứa cái dữ kiện thừa . Học sinh quan niệm bài toán bao giờ cũng có đầy đủ dữ kiên và điều kiện không thừa ,không thiếu lên nhiều học sinh lúng túng và giải sai bài toán . ở bài này chỉ cần quan tâm tới điều kiện ” Cả ba bạn mỗi người có 9 cái kẹo ” Vậy trước khi cho cả ba người có số kẹo: 9 x 3 = 27 cái – Biên pháp : Khắc phục khó khăn . + Yêu cầu học sinh cần đọc kĩ đầu bài + Xác định được nội dung ,yêu cầu của đầu bài với những cái đã cho và những cái cần tìm . + Biết cách loại bỏ các dữ kiện thừa không cần thiết nếu học sinh không biết thì giáo viên phải gợi ý bằng câu hỏi . + cần hướng dẫn học sinh tập chung vào cái cần tìm tránh phân tán vào các dự kiên thừa + Hướng dẫn học sinh cách sàng lọc và tóm tắt đề toán một cách cô đọng và gợi được cách giải cho học sinh . 4. Khó khăn thứ tư : Bài toán mà đưa ra các đơn vị đo không thống nhất thì nhiều học sinh còn cảm thấy lúng túng khó khăn trong việc xác định các yếu tố cơ bản của bài toán . Ví dụ : Tùng và Toàn chạy thi trên cùng một đoạn đường . Toàn chạy hết 11 phút . Tùng chạy hết giờ 1/10 giờ . Hỏi ai chạy nhanh hơn.

Trang

6

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

Trang

7

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

Trang

8

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

+ Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán một cách chính xác, ngắn gọn được cách giải của bài toán.

5 – Kết quả nghiên cứu: Qua thực tế áp dụng vào giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy khi giáo viên phát hiện được những khó khăn mà học sinh thường gặp khi giải toán có văn và đưa ra cánh khắc phục như trên thì chất lượng giải toán có văn được nâng nên rõ rệt. Đặc biệt là học sinh tự tin hơn khi giải toán có văn . Tôi đã tiến hành làm một số trắc nghiệm để đối chứng kết quả giữa việc sử dụng kinh nghiệm này và dạy thông thường. Kết quả cụ thể như sau: Tôi cũng tiến hành khảo sát 10 học sinh theo 2 đề. +) Đề 1: Thực hiện phép tính tính giá trị của biểu thức, tìm x + Đề 2: Các bài toán có văn. * Khảo sát đầu năm: Tổng số học sinh là 10 Đề

Trang

9

Phan Thơ Đào Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

Đó là những ý kiến của riêng tôi đã đúc kết được qua thực tế giảng dạy những năm qua. Những ý kiến đó có thể còn thiếu, cách giải quyết còn hạn chế mong thầy cô tham khảo góp ý để việc giải toán có văn đạt kết quả cao hơn.

An Bình, ngày 16 tháng 03 năm 2012 Người viết

Trang

10

Bài Giảng Và Lời Giải Chi Tiết Sinh Học 8

Cuốn sách gồm hệ thống các bài giảng bám sát chương trình và các câu hỏi, bài tập để làm rõ những nội dung kiến thức có trong bài giảng. Mỗi bài được trình bày theo 3 phần:

1. Bài giảng: Là hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh khi tiến hành học tập trên lớp. Hệ thống bài giảng này được tác giả trình bày theo kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm của những đồng nghiệp có uy tín.2. Câu hỏi và bài tập rèn luyện: Là hệ thống các câu hỏi và bài tập giúp bạn đọc rèn luyện các nội dung kiến thức của bài học.3. Hướng dẫn, đáp số: Là các lời giải của phần câu hỏi, bài tập rèn luyện.Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp học sinh tự học mà còn là nguồn tư liệu quý để giáo viên tham khảo sử dụng trong công tác giảng dạy và học tập.

1. Bài giảng: Là hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh khi tiến hành học tập trên lớp. Hệ thống bài giảng này được tác giả trình bày theo kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm của những đồng nghiệp có uy tín.2. Câu hỏi và bài tập rèn luyện: Là hệ thống các câu hỏi và bài tập giúp bạn đọc rèn luyện các nội dung kiến thức của bài học.3. Hướng dẫn, đáp số: Là các lời giải của phần câu hỏi, bài tập rèn luyện.Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp học sinh tự học mà còn là nguồn tư liệu quý để giáo viên tham khảo sử dụng trong công tác giảng dạy và học tập.