Top 12 # Lời Giải Vbt Sinh Học 8 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Vbt Sinh Học 8

Giới thiệu về Giải VBT Sinh học 8

Chương 1: Khái quát về cơ thể người gồm 6 bài viết

Chương 2: Vận động gồm 6 bài viết

…………

Chương 10: Nội tiết gồm 5 bài viết

Chương 11: Sinh sản gồm 7 bài viết

Giải VBT Sinh học 8 giúp các em học sinh hoàn thành tốt các bài tập trong vở bài tập Sinh học 8, giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu sâu bài và thêm yêu thích môn sinh học này hơn.

Giải VBT Sinh học 8 gồm có 11 chương với 66 bài viết. Nội dung cụ thể như sau:

Bài 1: Bài mở đầu Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Bài 3: Tế bào Bài 4: Mô Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

Bài 7: Bộ xương Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Bài 10: Hoạt động của cơ Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần hoàn

Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 17: Tim và mạch máu Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô hấp

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Bài 21: Hoạt động hô hấp Bài 22: Vệ sinh hô hấp Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu hóa

Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Bài 31: Trao đổi chất Bài 32: Chuyển hóa Bài 33: Thân nhiệt Bài 34: Vitamin và muối khoáng Bài 35: Ôn tập học kì 1 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài tiết

Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Bài 39: Bài tiết nước tiểu Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Bài 45: Dây thần kinh tủy Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Bài 47: Đại não Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác Bài 50: Vệ sinh mắt Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận Bài 58: Tuyến sinh dục Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh sản

Bài 60: Cơ quan sinh dục nam Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Bài 66: Ôn tập – Tổng kết

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da

Bài 42: Vệ sinh da

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 113 VBT Sinh học 8):

1. Da bẩn có hại như thế nào?

2. Da bị xây xát có hại như thế nào?

Trả lời:

1. Da bẩn chỉ diệt được 5% số vi khuẩn bám trên da nên dễ gây ngứa ngáy.

2. Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm.

Bài tập 2 (trang 113 VBT Sinh học 8): Đánh dấu + vào ô trống ở bảng sau để chỉ hình thức rèn luyện da mà em cho là phù hợp.

Trả lời:

Bài tập 3 (trang 113-114 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Trả lời:

Những nguyên tắc rèn luyện da là:

Bài tập 4 (trang 114 VBT Sinh học 8): Tìm nội dung thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau:

Trả lời:

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 114 VBT Sinh học 8): Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh bệnh ngoài da.

Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da.

Tránh làm da bị xây xát hoặc bị bỏng.

Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập (trang 114 VBT Sinh học 8): Hãy nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Trả lời:

Các biện pháp:

– Giữ gìn da sạch sẽ: Tăng khả năng diệt khuẩn của da, giúp da thực hiện tốt các chức năng.

– Tránh không để da bị xây xát: Chống sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân lí hóa có hại cho cơ thể.

– Tắm nắng trong thời gian thích hợp: Rèn luyện da, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

– Vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, nguồn nước: Tránh các tác nhân gây bệnh về da.

– …

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 22: Vệ Sinh Hô Hấp

Bài 22: Vệ sinh hô hấp

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 58 VBT Sinh học 8):

1. Trong không khí có những loại tác nhân nào gây tác hại tới hoạt động hô hấp?

2. Hãy đề các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại

Trả lời:

1. Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

– Bụi; các khí độc hại như nitơ ôxit (NO x), lưu huỳnh ôxit (SO x), cacbon ôxit (CO)…; các chất độc (nicôtin, nitrôzamin, …)

– Các vi sinh vật gây bệnh.

2. Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:

+ Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, trường học, bệnh viện và nơi ở.

+ Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

+ Không hút thuốc.

+ Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

+ Thường xuyên dọn vệ sinh.

+ Không xả rác bừa bãi.

+ Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi làm vệ sinh.

Bài tập 2 (trang 59 VBT Sinh học 8):

1. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

2. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

3. Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có được một hệ hô hấp khỏe mạnh.

Trả lời:

1. Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.

– Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.

– Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

→ Cần luyện tập thể dục thể thao dúng cách, thường xuyên đều dặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

2. Giải thích qua ví dụ sau:

– Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml:

+ Khí lưu thông/phút: 400ml x 18 = 7200ml.

+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml x 18 = 2700ml

+ Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml – 2700ml = 4500ml

– Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600ml:

+ Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml

+ Khí vô ích khoảng chết: 150ml x 12 = 1800ml

+ Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml – 1800ml = 5400ml

→ Khi thở sâu và giảm nhịp thở sẽ tăng hiệu quả hô hấp.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 59 VBT Sinh học 8): Phải làm gì để chúng ta được sống trong một bầu không khí trong lành với một hệ hô hấp khỏe mạnh?

Trả lời:

– Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, trường học, bệnh viện và nơi ở.

– Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

– Không hút thuốc.

– Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

– Thường xuyên dọn vệ sinh.

– Không xả rác bừa bãi.

– Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi làm vệ sinh.

– Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.

3. Biện pháp tập luyện: Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 60 VBT Sinh học 8): Trồng nhiều cây xanh có lợi ích như thế nào trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?

Trả lời:

Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O 2 và CO 2), có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí…

Bài tập 2 (trang 60 VBT Sinh học 8): Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?

Trả lời:

Trong thuốc lá có chất độc nicôtin, cacbon ôxit gây:

– Tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí.

– Có thể gây ung thư phổi.

– Thuốc lá gây tác hại đến thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ bản thân và những người xung quanh.

Bài tập 3 (trang 60 VBT Sinh học 8): Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

Trả lời:

Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.

Bài tập 4 (trang 60 VBT Sinh học 8):

– Dung tích sống là gì?

– Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Trả lời:

– Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

– Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

⇒Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

Bài tập 5 (trang 61 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Hút thuốc lá gây những tác hại cho hệ hô hấp như sau:

a) Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí.

b) Có thể gây ung thư phổi.

c) Dễ mắc các bệnh về phổi.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 6: Phản Xạ

Bài 6: Phản xạ

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh.

2. Hãy mô tả cấu tạo của một nơron điển hình.

Trả lời:

1. Mô thần kinh được cấu tạo từ các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao cảm).

2. Cấu tạo của một nơron điển hình gồm:

– Phần thân chứa nhân.

– Từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một sợi trục dài, có thể được bao bởi bao miêlin.

Có 3 loại nơron: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

Bài tập 2 (trang 15 VBT Sinh học 8): Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Trả lời:

– Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

– Nơron li tâm (nơron vận động) dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

⇒Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau.

Bài tập 3 (trang 15 VBT Sinh học 8):

1. Phản xạ là gì?

2. Sự khác biệt giữa các phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Trả lời:

1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

2. Sự khác biệt:

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia của hệ thần kinh.

– Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường. Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Bài tập 4 (trang 16 VBT Sinh học 8):

1. Hãy xác định các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

2. Các thành phần của một cung phản xạ là gì?

Trả lời:

1. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

2. Các thành phần của một cung phản xạ:

– Cơ quan thụ cảm (da).

– Trung ương thần kinh (nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian).

– Cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

Bài tập 5 (trang 16 VBT Sinh học 8): Nêu một số ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

– Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Đường dẫn truyền gồm:

+ Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích (ngứa), phát sinh xung thần kinh.

+ Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

+ Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

+ Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng).

+ Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện đưa tay lên gãi).

– Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ…) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyển theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 16-17 VBT Sinh học 8): Chọn các cụm từ: đường phản hồi, điều chỉnh phản ứng, dẫn truyền, trả lời các kích thích, cảm ứng, nơron li tâm, trung ưng thần kinh, cung phản xạ, phản ứng, phản xạ, nơron hướng tâm, thông tin ngược, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Một cung phản xạ gồm có 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược tạo nên vòng phản xạ.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 17 VBT Sinh học 8): Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.

Trả lời:

– Phản xạ: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

– Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài tập 2 (trang 17 VBT Sinh học 8): Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh của phản xạ đó.

Trả lời:

Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại. Cung phản xạ này là:

– Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.

– Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

– Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

– Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

– Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận động là co tay lại).

Bài tập 3 (trang 17 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

5 yếu tố của một cung phản xạ là:

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: