Top 9 # Phương Pháp Giải Bài Tập Di Truyền Sinh Học 9 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sinh Học 9 Bài 28. Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Người

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu DI TRUVỀN NGƯỜI KIẾN THỨC Cơ BẢN Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiếm soát). Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định dược tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội. GỢI ý trả Lời Câu hỏi sgk Quan sát hình chúng tôi và b rồi cho biết: Mắt nâu và mắt đen, mắt nào là trội? Mắt nâu là trội (vì nâu là tính trạng biểu hiện ở Fi). Tính trạng màu mắt do bao nhiêu gen kiểm soát? Tính trạng màu mắt nâu do một gen trội kiểm soát. Tính trạng màu mắt đen do một gen lặn kiểm soát. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ trong trường hợp trên và cho biết. Trạng thái không mắc bệnh hay mắc bệnh là trội? Trạng thái không mắc bệnh là trội. Vì ta thây bệnh chỉ biểu hiện ở nam. Quan sát hai sơ đồ hình 28.2 a, b. Hãy cho biết: Sơ đồ 28.2a giống và khác sơ đồ 28.2b ở điểm nào? + Sơ đồ 28.2a và 28.2b giống nhau: đều có các giai đoạn: thụ tinh, hợp tử phân bào. phôi. + Khác nhau: Số lượng trứng và số lượng tinh trùng, sô' hợp tử. Có giai đoạn phôi bào tách nhau ở hình 28.2a, ở hình 28.2b không có giai đoạn này. Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ? Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ vì chúng được tách ra tư một phôi bào. Đồng sinh khác trứng là gì? Đồng sinh khác trứng là những trẻ được cùng sinh ra nhưng bắt nguồn từ những trứng, tinh trùng và hợp tử khác nhau nên có kiểu gen khác nhau. + Những trẻ dồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao? Những trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính. Vì chúng bắt nguồn từ những trứng, tinh trùng, hợp tử khác nhau và khác nhau về kiểu gen. Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau cơ bản ở chỗ: + Đồng sinh khác trứng: khác trứng, khác tinh trùng, hợp tử khác nhau, , kiểu gen khác nhau. + Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen. ▼ Hãy cho biết, trong các tính trạng nói trên: Tính trạng nào của hai em sau hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường? + Màu và dạng tóc, màu mắt và hình dạng mũi của hai em Phú và Cường hoàn toàn giống nhau, mặc dù sống và hoạt động ở hai nơi rất xa nhau. Đây là những tính trạng hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường. Tính trạng nào dễ thay đổi do diều kiện môi trường? Màu da và giọng nói là những tính trạng thay đổi do tác động của môi trường. B. Câu hỏi và bài tập Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó dể nghiên cứu sự di truyền một sô tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên. Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thê' hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phá hệ. Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì: Người sinh sản chậm và đẻ ít con. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao. Trẻ đồng sinh cùng trứng và lỉliác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ dồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? Hãy tìm một ví dụ ở địa phương em. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau ở chỗ: Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta biết được tính trạng nào đó chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng châ't lượng) hoặc dễ bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng sô' lượng).

Phương Pháp Giải Bài Tập Xác Suất Di Truyền Học Người

Bài tập phần xác suất Di truyền học người trong sách không đề cập đến và không có bài tập mẫu ở phần này. Tuy nhiên, đây là nội dung hay xuất hiện trong bài thi THPT quốc gia.

Đúc kết từ nhiều năm giảng dạy, cô Nguyễn Thị Thanh Bình – giáo viên Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ) – chia sẻ kinh nghiệm về phân loại, nhận biết và giải nhanh bài tập phần xác suất Di truyền học người, góp phần giúp thí sinh tự tin hơn trong kỳ thi THPT quốc gia tới.

3 bước giải

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Bình, bài tập Di truyền học người thường là những bài toán do một gen quy định, trội lặn hoàn toàn, do vậy nó tuân theo các quy luật di truyền của Men Đen, di truyền liên kết với giới tính, di truyền học quần thể.

Để làm được bài tập phần này, HS cần nắm vững sự phân li kiểu gen, kiểu hình trong hai phép lai cơ bản sau:

Một gen quy định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn theo quy luật của Men Đen; Gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên nhiễm sắc thể X không có vùng tương đồng trên Y.

Khi làm bài toán về xác suất, ít nhất HS phải xác định được kiểu gen của bố mẹ và xem nó thuộc trường hợp nào để xác định kiểu hình ở đời con.

Về phương pháp giải, học sinh tiến hành theo ba bước sau:

Bước 1: Xác định sự xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở đời con như thế nào.

Bước 2: Tính xác suất là con trai hay con gái theo yêu cầu của đầu bài.

Bước 3: Nhân các xác suất thoả mãn yêu cầu bài toán để có đáp số.

Trong bài toán có hai hoặc ba cặp tính trạng, mỗi cặp tính trạng do một gen qui định thì chúng ta xét riêng từng cặp sau đó xét chung đúng với các yêu cầu của bài toán.

Sự phân ly kiểu gen, kiểu hình là giống với các quy luật di truyền đơn thuần chỉ khác con người mỗi lần sinh chỉ sinh một (sinh vật đơn thai), nên các lần sinh khác nhau là độc lập về tỉ lệ nên phải tính hết các trường hợp thoả mãn và các tỉ lệ phù hợp đảm bảo cho kết quả bài toán đúng.

Sinh đôi, sinh ba cùng trứng như một lần sinh, nên chỉ cần tính xác suất cho một lần sinh là đủ.

Sinh đôi, sinh ba khác trứng giống như các lần sinh khác nhau, nên phải tính các trường hợp thoả mãn.

Bài toán do các gen trên NST X không có alen trên Y không cần phải tính là xác suất con trai hay con gái.

Ví dụ về một gen quy định một tính trạng và gen nằm trên NST thường Ví dụ về một gen quy định một tính trạng và gen nằm trên NST giới tính X không có vùng tương đồng trên Y

Ví dụ 1: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy người chồng không bị bệnh mù màu. Tính:

1, Xác suất sinh con bị mù màu.

2, Xác suất sinh con trai bình thường.

3, Xác suất sinh 2 người con đều bình thường.

4, Xác suất sinh 2 người con: một bình thường,một bị bệnh.

5, Xác suất sinh 2 người con có cả trai và gái đều bình thường.

Phương pháp giải:

“Để học sinh làm được các bài tập phần Di truyền học người, yêu cầu phải nắm vững kiến thức cơ bản của các như chương II” Tính quy luật của hiện tượng di truyền”; chương III “Di truyền học quần thể”; chương V “Di truyền học người” của sách cơ bản Sinh học 12.

Học sinh phải xác định mối quan hệ của các dữ kiện của các chương II, III, V nêu trên, từ đó người học phải luôn tư duy, suy luận logic, thúc đẩy người học không ngừng sáng tạo luôn luôn phải cố gắng, tích cực, tự lực; phải liên hệ phần quy luật di truyền theo phân li, di truyền liên kết với giới tính, di truyền học quần thể.

Khi giải các bài toán, học sinh vừa tìm lời giải, vừa phải vận dụng những kiến thức Toán học một cách linh hoạt chính xác, do vậy học sinh vừa kiểm tra được kiến thức Sinh học, vừa kiểm tra kiến thức Toán học từ đó các em tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân” – cô Nguyễn Thị Thanh Bình.

Vbt Sinh Học 9 Bài 1: Menđen Và Di Truyền Học

VBT Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 5 VBT Sinh học 9: Em hãy liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào (ví dụ: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, màu da,…) rồi điền vào bảng 1.

Lời giải:

Bảng 1. Liên hệ tính trạng của bản thân với tính trạng của bố mẹ

Bài tập 2 trang 5 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 1.2 SGK và có nhận xét gì về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?

Lời giải:

Trong hình 1.2 SGK từng cặp tính trạng có đặc điểm tương phản với nhau.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 5-6 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Di truyền học nghiên cứu …………của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về ………….. mà còn có…………. cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ Sinh học hiện đại.

Nhờ đề ra ………… Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.

Lời giải:

Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ Sinh học hiện đại.

Nhờ đề ra phương pháp phân tích các thế hệ lai Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.

Bài tập 2 trang 6 VBT Sinh học 9: Chọn câu sai trong số các câu sau đây:

A. Men đen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

B. Menđen dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.

C. Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật.

D. Dòng (hay giống) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau được sinh ra giống các thế hệ trước.

Lời giải:

Chọn đáp án:

A.Men đen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

Giải thích: lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. (SGK Sinh học 9 trang 6)

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 6 VBT Sinh học 9: Trình bày đối tượng, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học.

Lời giải:

Đối tượng, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học

+ Đối tượng: hiện tượng di truyền và biến dị

+ Nội dung: cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật

+ Ý nghĩa thực tiễn: có vai trò quan trọng trong Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt quan trọng đối với Công nghệ sinh học hiện đại.

Bài tập 2 trang 33 VBT Sinh học 9: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.

Lời giải:

Ở ruồi giấm, gen quy định thân xám (B) và gen quy định cánh dài (V) cùng nằm trên một NST, gen quy định thân đen (b) và gen quy định cánh cụt (v) cùng nằm trên một NST khác. Trong giảm phân cơ thể ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng cho 1 loại giao tử BV, cơ thể ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử bv . Trong thụ tinh, hai loại giao tử này tổ hợp lại với nhau tạo nên cơ thể F1 thân xám, cánh dài BV/bv. F1 tạo được hai loại giao tử là BV và bv với tỉ lệ tương đương nhau. Khi F1 lai phân tích với cơ thể thân đen, cánh cụt tạo được hai loại tổ hợp BV/bv (thân xám, cánh dài) và bv/bv (thân đen, cánh cụt) với tỉ lệ 1:1

Bài tập 3 trang 33 VBT Sinh học 9: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Lời giải:

Lai phân tích F1 (2 cặp tính trạng):

+ TH1: di truyền độc lập: F1 tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử ⇒ kết quả phép lai tạo được 4 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1:1:1

+ TH2: di truyền liên kết: F1 tạo được 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử ⇒ kết quả phép lai tạo được 2 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1

Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: chọn được những tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

Bài tập 4 trang 33 VBT Sinh học 9: Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn.

Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? (chọn phương án trả lời đúng)

A. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:

B. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau

C. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết

D. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P

Lời giải:

Chọn đáp án chúng tôi cặp tính trạng di truyền liên kết

Giải thích:

+ Có hai tính trạng là dạng hạt và tua cuốn, P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng

+ F1 có 1 loại kiểu hình, F1 giao phấn với nhau, F2 có 4 tổ hợp ⇒ F1 cho hai loại giao tử

→ kết quả lai khác với quy luật phân li độc lập của Menđen

→ hai tính trạng di truyền liên kết với nhau

Giải Bài Tập Sinh Học 9 Bài 1. Menđen Và Di Truyền Học

Phần I DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Cuníúiịi I - CẤC THÍ NGHIÊM CỦA MENDEN MENDEN VÀ DI TRUYEN học KIẾN THỨC Cơ BẨN: - Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chê' và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. - Di truyền học có một vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt là trong công nghệ Sinh học hiện đại. Nhờ đề ra phiỉơng pháp phân tích các thế hệ lai, AÍenden đã phát minh ra các định luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học. GỢI ý trả Lời Câu hỏi sgk ▼ Quan sát hình 1.1 và có nhận xét gì về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai? Nhận xét: Từng cặp tính trạng đem lai có hai trạng thái tương phản, trái ngược nhau. B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiền của di truyền học. Dối tượng-. Di truyền học nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tựợng di truyền và biến dị. Nội dung của di truyền học: Đề cập tới cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị, cụ thể là xác định các vấn đề chính sau: - Cấu trúc vật chất và cách thức mà nhờ đó bố mẹ truyền cho con những đặc tính giông mình. - Những xu thế tất yếu và những mối quan hệ sô lượng mà các đặc tính của bô' mẹ biểu hiện ở các đời con cháu. - Nguyên nhân làm cho con sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bô' mẹ cũng như những hình thức và những chiều hướng biểu hiện của những sai khác này. Y nghĩa thực tiễn của di truyền học: Di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đô'i với y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ của Menden gồm những điểm nào'? Phương pháp phân tích các thê' hệ lai của Menden có nội dung cơ bản là: Lai các cặp bô' mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bô' mẹ. Dùng toán thông kê để phân tích các sô' liệu thu được. Từ đó, rút ra định luật di truyền các tính trạng đó của bô mẹ cho các thê hệ con cháu. Hãy lấy ví dụ ở người để minh họa cho các "cặp tính trạng tương phản". Ví dụ-, ơ người có các tính trạng tương phản như: Tính trạng về độ thẳng của tóc, có hai trạng thái khác nhau là tóc thẳng và tóc quăn. Da trắng và da đen là tính trạng tương phản. Tính trạng về độ dày của môi có hai trạng thái ngược nhau là môi dày và môi mỏng. Môi dày và môi mỏng là tính trạng tương phản. Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai? Menden chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các cặp phép lai vì thuận tiện cho việc theo dõi được dễ dàng. III. CÂU HỎI BỔ SUNG Hãy nêu ví dụ về một số tính trạng ở người. Cặp bố mẹ xuất phát là cây dậu Hà Lan hạt vàng lai với cây đậu hạt xanh thì thu được thế hệ con là cây đậu hạt vàng. Hãy dùng kí hiệu để thể hiện lại nội dung trên? Ví dụ ở người: tóc thẳng (tự nhiên), da trắng có phái là tính trạng tương phản không'? Tại sao? GỢi ý trả lời câu hỏi Ví dụ về một sô' tính trạng ở người như: da trắng tóc đen, mũi cao, mặt tròn,... P: hạt vàng X hạt xanh Fj: hạt vàng Ví dụ ở người: tóc thẳng, da trắng không phải là tính trạng tương phản vì hai trạng thái trên không cùng một tính trạng.