Top 6 # Skkn Một Số Biện Pháp Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Skkn Một Số Biện Pháp Dạy Học Sinh Lớp 2 Giải Toán Có Lời Văn

1.1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy Đại hội Đảng lần thứ XI đã có nghị quyết về giáo dục đó là: “Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.” Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục – đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu tạo ra những con người có “tài”, có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về hành vi và tình người được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời mỗi em như : kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy môn Toán ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động trí tuệ rất lớn cho học sinh. [1] Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để vận dụng tốt được cách dạy học mới này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mình dạy. Qua xem xét và nghiên cứu thực tế dạy toán có lời văn của lớp 2 trường Tiểu học Quảng Lưu. Tôi thấy chỉ được khoảng 30% biết giải toán, còn 70% rất lơ mơ, lúng túng những bài toán có lời văn. Dạy học toán có lời văn là một bộ phận kiến thức toán học hoàn chỉnh cho học sinh Tiểu học. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề. Qua giảng dạy thực tế của lớp 2 những năm trước, tôi thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn về tính toán, tư duy, kĩ năng trong việc giải toán có lời văn. Chính vì những lý do trên bản thân tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiÖm về: “Một số biện pháp dạy học sinh lớp 2 giải toán có lời văn” 1.2. Mục đích nghiên cứu: – Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp bản thân tôi cũng như đồng nghiệp có được những hiểu biết cơ bản về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Qua đề tài này tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học nói chung. – Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 2 thành thạo và vận dụng được các phép tính nhân chia vào giải toán có lời văn và kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; hứng thú đọc sách, nghiên cứu và yêu thích học Toán. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Quảng Lưu – Quảng Xương – Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trực quan Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [2] 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.Cơ sở lí luận của việc giải toán có lời văn ở lớp 2: 2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn toán lớp 2: Môn Toán là một môn học khó đối với tất cả các lớp học và giải toán có lời văn lại càng khó hơn đối với các em đầu cấp. Toán lớp 2 là môn học có vị trí gần như là nền móng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Các em học tốt và giải các bài toán có lời văn một cách thành thạo là điểm khởi đầu cho các môn học khác, giúp các em lớn lên nhiều em trở thành tiến sĩ, kĩ sư, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống; trên tay có máy tính xách tay, trong túi có máy tính bỏ túi… nhưng các em không nắm được các công thức toán học để vận dụng vào cuộc sống thường ngày thì máy xách tay, máy tính bỏ túi, điện thoại, cũng vô giá trị. Vì vậy việc học toán rất là quan trọng và những bài toán giải có lời văn ban đầu các em cần phải giải thành thạo. Từ đó giúp các em tự tin trong học toán. Đối với mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua cách giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Giải toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. 2.1.2. Vai trò của việc dạy giải toán cho học sinh lớp 2: Với việc dạy và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 là một việc khó và rất quan trọng của môn Toán. Thông qua dạy giải toán có lời văn, giáo viên đã giúp học sinh xác định được cấu trúc giải một bài toán có đầy đủ các phần (tóm tắt, bài giải, câu lời giải, phép tính và đáp số). Giúp học sinh dễ tìm hiểu những nội dung có trong bài toán và qua đó góp phần giáo dục học sinh về mọi mặt. Mặt khác, học sinh hiểu và biết cách giải bài toán có lời văn ngay từ lớp 2 sẽ thuận lợi hơn khi theo học các lớp trên và áp dụng giải những bài tập khó hơn, phức tạp hơn. 2.1.3. Nội dung chương trình của toán lớp 2 loại bài toán giải có lời văn: Chương trình Toán 2 gồm 175 tiết, trong đó có đưa phần ôn tập về dạng toán thêm, bớt ở lớp 1 và phần lớn là ở 2 dạng toán mới về giải toán có lời văn (Bài toán về nhiều hơn – Bài toán về ít hơn) vào học kỳ I và chia thành hai giai đoạn: – Giai đoạn 1: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng. – Giai đoạn 2: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ. [3],[4],[5] 2.2. Thực trạng: 2.2.1 Tình hình địa phương và nhà trường: Quảng Lưu là một xã nằm ở phía đông huyện Quảng Xương là một xã thuộc vùng khó của huyện Quảng Xương. Nền kinh tế của nhân dân còn thấp, chưa đồng đều. Bố mẹ chủ yếu đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà, thậm chí có em ở nhà với anh, chị cũng là học sinh cấp 1, 2. Điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con. Đa số học sinh ngoài giờ học còn phải giúp bố mẹ công việc gia đình. Có lẽ vì vậy mà thời gian học ở nhà của các em ít và không được sự bố mẹ hướng dẫn thêm cho các em học ở nhà. Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung đối với môn toán nói riêng và đặc biệt là việc học giải toán có lời văn của học sinh. Để nâng cao chất lượng của học sinh, tôi đã chú trọng đến các môn học nói chung và nhất là môn toán, một môn học khó đối với học sinh. Trọng tâm hơn là chú trọng đến việc học giải toán có lời văn tốt hơn. 2.2.2. Thực trạng của việc tố chức dạy học rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2: * Những việc làm được: – Về giáo viên: Những năm học gần đây, chất lượng môn toán ngày càng đi lên kể cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Bam giám hiệu đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn toán. Bam giám hiệu đã tổ chức cho giáo viên dạy đối chứng chuyên đề, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Qua những tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi muốn học sinh trường Tiểu học Quảng Lưu giải toán có lời văn tốt hơn nữa nên tôi ứng dụng biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học lớp 2E, lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy.. – Về học sinh: Lớp tôi chủ nhiệm có 32 em học sinh, đa số các em ngoan, chăm học. Đầu năm học, tôi đã kiểm tra đồ dùng học tập, sách, vở của từng em nên lớp tôi 100% học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ các môn học. Lớp tôi có khoảng 32% học sinh trong diện tiếp thu bài nhanh ở môn toán. Tôi đã xây dựng được nề nếp học tập trong lớp. Các em đã có thói quen học tập cá nhân, học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến bộ. * Những việc chưa làm được: – Đối với giáo viên: Những tiết dự giờ đồng nghiệp trong trường, qua các vòng thao giảng để chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường và qua những năm tháng giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp dạy dạng giải toán có lời văn ở một số giáo viên chưa phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2. Từ cách dẫn dắt, diễn đạt của giáo viên còn lúng túng, khó hiểu đối với học sinh và hình thành cho học sinh giống như một bài mẫu để học sinh bắt chước. Phương pháp truyền thống theo lối mòn chủ yếu của giáo viên là đọc đầu bài cho học sinh nghe, (hoặc nhìn sách) rồi sau đó gợi ý học sinh tìm lời giải một cách chung chung không cụ thể, học sinh không hiểu bắt đầu viết lời giải như thế nào? Dựa vào đâu?… Vì vậy chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh dẫn đến học sinh còn lúng túng trong cách giải, giải sai. – Đối với học sinh: Học sinh lớp 2, bước đầu các em mới được làm quen và giải toán có lời văn về dạng “Thêm – Bớt”. Các em còn lúng túng trong cách giải, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Hơn nữa một số học sinh chưa biết cách tự học, chưa tự giác trong học tập còn phải nhắc nhở, đôn đốc. Có em có thể viết được phép tính và tính đúng kết quả của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, chưa biết trình bày bài giải một cách đầy đủ, diễn đạt còn quá vụng về, thiếu lôgic. Một số em học toán và giải toán một cách máy móc, bắt chước bài mẫu, chưa linh động, sáng tạo trong giải toán có lời văn. Học sinh còn lẫn lộn giữa giải toán có lời văn với thực phép hiện tính, chưa phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm trong giải bài toán có lời văn. Qua khảo sát thực tế chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 2E, lớp tôi chủ nhiệm và lớp 2B do cô Nguyễn Thị Hà chủ nhiệm giữa kì 1, năm học 2017 – 2018 như sau: Đề bài: Câu 1: Hà có 25 que tính, Lan có nhiều hơn Hà 5 que tính. Hỏi Lan có bao nhiêu que tính? Câu 2: Giải bài toán có tóm tắt sau: – Hướng dẫn học sinh tóm tắt: 10 viên bi Hùng: 3 viên bi Cường: ? viên bi Kết quả khảo sát lần 1 Lớp Sĩ số Học sinh làm bài tốt Học sinh làm đúng phép tính, sai lời giải(hoặc đúng lời giải, sai phép tính Học sinh chưa hiểu cách làm bài giải, làm sai cả lời giải và phép tính 2B 30 em SL TL SL TL SL TL 14 46,7% 10 33,3% 6 20% 2E 32 em 13 40,6% 11 34,4% 8 25% Từ kết quả khảo sát chất lượng ở hai lớp, tôi thấy số học sinh làm sai phép tính và lời giải chiếm tỷ lệ khá cao, lớp 2B: 6em/ 20%; Lớp 2E: 8 em/25%. Phần lớn là học sinh gặp khó khăn trong việc tìm câu lời giải cho bài toán, có nhiều em quên ghi đơn vị ở kết quả của phép tính và ở đáp số. * Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trên: Ở lớp 1 các em mới được làm quen với giải toán có lời văn về dạng toán “Thêm – Bớt”, các em còn lúng túng trong việc giải toán. Lên lớp 2, ngay đầu năm các em được ôn lại phần giải toán có lời văn về dạng “Thêm – Bớt”. Và bắt đầu từ tuần 5, các em chuyển sang dạng giải toán có lời văn “Bài toán về nhiều hơn”. Dạng toán này, các em chỉ được học trong 2 tiết, các em chưa nắm vững cách giải dạng toán này lại tiếp tục học dạng mới về giải toán dạng “Bài toán về ít hơn”. Vì vậy một số em còn lẫn lộn giữa dạng toán “Thêm – Bớt”, dạng toán “Bài toán về nhiều hơn” và dạng toán “Bài toán về ít hơn”. Một số em còn nhút nhát, không tự tin, không chịu suy nghĩ tìm tòi lời giải. Các em chưa mạnh dạn trao đổi với bạn, với cô giáo khi chưa hiểu yêu cầu của bài nên hiểu thế nào làm thế ấy dẫn đến làm sai. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề dạy giải toán có lời văn ở lớp 2: 2.3.1. Đối với giáo viên dạy lớp 2: – Để giảng dạy tốt môn Toán lớp 2 nói chung và giảng dạy phần “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, việc đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. – Luôn học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, có đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. – Lựa chọn câu hỏi sao cho gần gũi với lời giải, học sinh chỉ cần thay đổi chút ít về từ để được câu lời giải thích hợp. – Gợi mở bằng cách cài “cốt câu” lời giải vào tóm tắt để học sinh có thể dựa vào tóm tắt mà viết câu lời giải. – Khuyến khích học sinh tìm ra cách nêu câu lời giải khác nhau cho lời giải. Ví dụ: Em hái được 12 bông hoa, chị hái đươc nhiều hơn em 5 bông hoa. Hỏi chị hái được bao nhiêu bông hoa? Học sinh có thể đặt lời giải theo rất nhiều cách như: + Chị hái được số bông hoa là: …….. + Số bông hoa chị hái được là: ………. 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước làm toán có lời văn lớp 2 và khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn lớp 2: Qua đề tài này, tôi hy vọng giúp cho giáo viên đang giảng dạy ở lớp 2 trường Tiểu học Quảng Lưu hướng dẫn học sinh khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn với nội dung thực tế gần gũi và gắn liền với cuộc sống đời thường của học sinh, trong đó có các dạng giải toán có lời văn: – Bài toán về nhiều hơn. – Bài toán về ít hơn. Qua kinh nghiệm 28 năm công tác, tôi nhận thấy học sinh thường mắc những lỗi sai khi giải toán có lời văn như sau: Ví dụ: Tấm vải xanh dài 52cm, tấm vải đỏ dài hơn tấm vải xanh 6cm. Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhiêu xăng – ti – mét? – Sai về đặt lời giải (hoặc dùng từ chưa chính xác) như: Học sinh có thể đặt lời giải cho bài giải như sau: Tấm vải xanh dài mấy cm: Hoặc: Tấm vải đỏ dài mấy xăng – ti – mét: – Sai về phép tính (Hoặc kết quả của phép tính chưa đúng) như: 52 – 6 = 46 (cm) Hoặc: 52cm + 6cm = 58(cm) – Thiếu đơn vị đo ở phép tính như: 52 + 6 = 52 – Có học sinh khi giải bài toán quên không ghi đáp số (Hoặc thiếu đơn vị đo ở đáp số) Để giúp học sinh lớp 2 khắc phục những lỗi sai trên về giải toán có lời văn, tôi tiến hành theo 5 bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán: Thông qua việc đọc bài toán, học sinh phải đọc kĩ để hiểu rõ bài toán cho biết gì? Cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán phải hiểu rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường sau đó học sinh “thuật lại vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn đề bài, đó là bước 1. Bước 2: Tóm tắt bài toán: Là bước quan trọng để thể hiện phần trọng tâm và toát lên những cái phải tìm của đề bài. Bước 3: Tìm tòi cách giải bài toán: Gắn liền với việc phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Minh họa bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đề hoặc dùng mẫu thích hợp, tranh, ảnh Lập kế hoạch giải bài toán, có hai hình thức thể hiện: Đi từ câu hỏi của bài toán đến với số liệu, hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. Ví dụ: Giang hái được 24 quả cam, Sơn hái được nhiều hơn Giang 5 quả cam. Hỏi Sơn hái được bao nhiêu quả cam? Xuất phát của bài toán đến giữ kiện: – Bài toán hỏi gì? (Giang hái được bao nhiêu quả cam?) – Có thể biết ngay chưa? Vì sao? – Có thể biết được số quả cam Sơn hái được nhiều hơn Giang bao nhiêu quả cam chưa? Vì sao? – Vậy việc đầu tiên các em phải tìm cái gì? – Tiếp theo là làm gì? Bằng cách nào? Đã trả lời lời câu hỏi của bài toán chưa? Xuất phát từ giữ kiện đến câu hỏi của bài toán. Kết quả cuối cùng có phải là đáp số của bài toán không? Bước 4: Thực hiện cách giải: Bài giải Sơn hái được số quả cam là: 24 + 5 = 29 (quả) Đáp số: 29 quả cam Bước 5: Cách giải bài toán: Phân tích cách giải đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sửa chữa. *) Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn, thông qua ví dụ sau: Ví dụ: Lan hái được 15 bông hoa, Huệ hái được nhiều hơn Lan 4 bông hao. Hỏi Huệ hái được bao nhiêu bông hoa? Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán: – Bài toàn này thuộc loại toán nào? – Đề bài cho chúng ta biết gì? – Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bước 2: Tóm tăt đề toán: Biểu thị số bông hoa bằng sơ đồ đoạn thẳng 15 bông hoa 4 bông hoa Lan Huệ ? bông hoa – Tìm cách giải bài toán: Nhìn vào tóm tắt cho thấy Huệ có nhiều hơn Lan 4 bông hoa. – Muốn tìm số bông hoa của Huệ ta phải làm thế nào? Thực hiện cách giải bài toán: Bài giải Huệ hái được số bông hoa là: 15 + 4 = 19 (bông) Đáp số: 19 bông hoa Ví dụ: Phương Chi được cô giáo thưởng 10 quyển vở, Ánh Ngọc được cô giáo thưởng ít hơn Phương Chi 3 quyển vở. Hỏi Ánh Ngọc được cô giáo thưởng mấy quyển vở? – Hướng dẫn học sinh tóm tắt: 10 quyển vở Phương Chi: 3 quyển vở Ánh Ngọc: ? quyển vở Bài giải Ánh Ngọc được cô giáo thưởng số quyển vở là: 10 – 3 = 7 (quyển) Đáp số: 7 quyển vở – Kiểm tra bài giải: Qua ví dụ trên em nào biết: Muốn làm một bài toán có lời văn thì ta phải thực hiện mấy bước? (Thực hiện 5 bước) – Học sinh xây dựng thành ghi nhớ. – Giáo viên ghi lên bảng từng bước sau đó gọi 1, 2 học sinh đọc to cho cả lớp nghe. 2.3.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp để dạy dạng bài: “Giải bài toán có lời văn” ở lớp hai: * Phương pháp trực quan: Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 2 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 2 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. [2] * Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại): Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm cách giải, chữa bài làm của học sinh, nhận xét đánh giá bài làm của bạn … Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh trả lời như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán yêu cầu tìm gì. Gợi mở để dẫn dắt học sinh thông qua những dữ kiện đã biết để tìm cái chưa biết, cần tìm. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học giải toán có lời văn lớp 2 nói riêng phải sử dụng phương pháp nàythật khéo léo, nhẹ nhàng, dùng các từ ngữ dễ hiểu để gợi ý để học sinh dễ hiểu và các em mới nhớ lâu. [2] * Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. Hoặc giáo viên cho phần biết – học sinh tự nêu phần hỏi và giải bài toán hay ngược lại. 2.3.4. Đổi mới phương pháp dạy học:   Lứa tuổi học sinh lớp 2, lứa t

Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 2

Diễn đàn dạy và học: http://buiphan.net MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGGIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từmục tiêu giáo dục bậc Tiểu học là góp phần đào tạo những con người lao động thôngminh, linh hoạt, năng động, chủ động, sáng tạo và thích ứng. Bậc Tiểu học là nền tảngcủa giáo dục phổ thông và cũng là nền tảng của dân trí. Trên cơ sở đổi mới phươngpháp dạy học phù hợp với xu thế chung của cả nước về yêu cầu giáo dục hiện nay.Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Toán nói riêng là cần thiết. Phân môn Toán trong chương trình giảng dạy Toán lớp 2 chiếm một vị trí quantrọng trong bậc Tiểu học. Nó là nền tảng cho việc học tốt môn Toán ở các lớp tiếptheo của bậc Tiểu học và Trung học sau này. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình Toán lớp 2. Từ những hạn chếcủa tâm lý lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh tiểu họcnói chung, của lớp tôi nói riêng, các em đa số ” Giải toán có lời văn” còn yếu vì nhiềunguyên nhân, trong đó vẫn là : Do đặc điểm sinh lý lứa tuổi, các em thường vội vànghấp tấp, nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm bài, dẫn đến kết quả chưacao. Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và học sinh

lớp 2 nói riêng, bản thân tôi cũng như nhiều bạn đồng nghiệp còn băn khoăn trăn trở,làm thế nào để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. bản thântôi cần phải nghiên cứu, tìm các biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bàitoán một cách vững vàng; mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận thông quacách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp cácem hứng thú, say mê học toán. Với những lý do trên, tôi đã chọn giải pháp ” Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2″II. THỰC TRẠNG: Thuận lợi: Được sự quan tâm của BGH trường. Các em có đầy đủ đồ dùng họctập và có một số em chuẩn bị bài trước khi đến lớp và có cùng một độ tuổi.Khó khăn:Với thực tế học sinh lớp tôi còn có một số em giải toán có lời vănthiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng phánđoán, suy luận, không biết làm thế nào ? Các em rất sợ học. Mà môn toán là môn“Thể thao trí tuệ” vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa giúp việc dạy tốt môn toán làđiều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm.Năm học 2012 – 2013 tôi được phân công dạy lớp 2. Lớp có 34 học sinh Chamẹ các em đều làm nông nên việc hướng dẫn, nhắc nhở con em còn chưa được quantâm lắm. Còn phó mặc cho nhà trường và giáo viên. Nên trong giờ học toán các emcòn làm bài sai nhiều.1Diễn đàn dạy và học: http://buiphan.net Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm như sau:Tổng sốHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 34 3 8,7 11 32,4 9 26,5 11 32,4 Để khắc phục những hạn chế và tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giải toáncó lời văn cho học sinh. Tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:III. BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Điều tra, phân loại đối tượng học sinhQua điều tra đầu năm, tôi phân loại những em còn yếu về loại toán điển hình nàođể tôi kịp thời kèm cặp các em.Lớp tôi có em: Thủy, Minh, Đạt ,Tú , Trường , Hải , Ly, Sơn , là những em giảitoán còn yếu. Các em thường sợ làm loại toán này. Các em không biết giải, hay trả lờisai, làm tính không đúng. Tôi luôn quan tâm động viên các em học sinh để các emchăm học, tích cực làm bài , các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, phánđoán tìm cách giải đúng. Trong các giờ lên lớp tôi luôn động viên cho các em suy nghĩ tìm ra cách giải.Tôi thường xuyên kiểm tra bài làm của em trên lớp, chấm chữa cùng với học sinh để

Kết quả thi giữa kì II vừa qua có chuyển biến rõ, tôi thấy hiệu quả rất khả quan,số học sinh giỏi được tăng lên đáng kể, số học sinh yếu không còn em nào.

Cụ thể:Tổngsố HS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 3318/7 54,6 11/4 33,3 4 12,1 / / Mặc dù bản thân đã dành nhiều thời gian tìm tòi rút kinh nghiệm trong cáctiết dạy, tham khảo ý kiến lãnh đạo đồng nghiệp song trong quá trình thực hiện giảipháp này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng gópý kiến giúp đỡ của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp giúp giải pháp của tôi đượchoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Lạc Xuân, tháng 3 năm 2013 Người viết12Diễn đàn dạy và học: http://buiphan.net

13Diễn đàn dạy và học: http://buiphan.net Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO NHÀ TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO PHÒNG GIÁO DỤC …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………14Diễn đàn dạy và học: http://buiphan.net …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 15

Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Giải Toán Có Lời Văn Ở Lớp 2 Có Hiệu Quả

MỤC LỤC : A. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chon đề tài. 2II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ……………………………………………….2III. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………….3IV. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………3V. Nội dung của đề tài………………………………………………………………3 B. NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận và thực tiễn………………………………………………………..3Cơ sở lý luận…………………………………………………………………3Cơ sở thực tiễn .4II Thực trạng dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 2a1 năm học 2009-2010 và 2010-2011…………………………………………………….5III. Nguyên nhân của thực trạng………………………………………………….6III. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn hiệu quả………..61. Tìm hiểu đề toán……………………………………………………………..62. Hướng dẫn giải bài toán…………………………………………………….73. Trình bày bài giải……………………………………………………………84.Giúp đỡ học sinh rụt rè, thụ động và tự ti………………………………….10IV. Kết quả áp dụng……………………………………………………………12V. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………..13C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ1. Kết luận………………………………………………………………………152. Kiến nghị…………………………………………………………………….15 D. Tài liệu tham khảo.

A. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tàiCùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm lớp ở khối 2, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán ở trường tiểu học. Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1. Đặc biệt ở lớp 2,việc giải toán có lời văn yêu cầu các em phải viết lời giải cho phép tính mà lời giải phải hay và chính xác…Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh lớp 2 khi học giải toán có lời văn.Việc giải toán có lời văn ở lớp 2 rất quan trọng vì nó là bước đệm cho việc giải toán có lời văn ở các lớp sau. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: ” Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn hiệu quả” để góp phần nâng cao chất lượng môn toán nói riêng và chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung.Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như : Cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện hoàn cảnh gia đình của học sinh …Đề tài này không đề cặp đến các vấn đề đó mà chủ yếu đi sâu vào một số giải pháp giúp giáo viên dạy học theo nhóm đối tượng học sinh có hiệu quả mà thôi . II. Đối tương, phạm vi nghiên cứu :Đối tượng: Học sinh lớp 2A1 Trường TH Hoàng Hoa ThámPhạm vi : Nghiên cứu trong 2 năm học :2009-2010 ;2010-2011III. Nhiệm vụ nghiên cứu :– Điều tra chất lượng giải toán có lời văn và thực trạng giải toán có lời văn của học sinh lớp 2 trong Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.Năm học :2009-2010 ;2010-2011– Đưa ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn hiệu quả .IV. Phương pháp nghiên cứu :– Nghiên cứu tài liệu ,sách giáo khoa ,sách giáo viên ,sách tham khảo.– Thống kê Chất lượng giải toán lớp 2A1 năm học :2009-2010; 2010-2011.– Phương pháp thử nghiệm tại lớp 2A1 năm học 2011-2012.V. Nội dung của đề tài :– Điều tra thu thập số liệu thực trạng của việc giải toán có lời văn của học sinh lớp 2A1từ năm học 2009-2010 đến 2010-2011 của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám-Phân tích số liệu thu thập từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế của phương pháp cũ.– Đưa ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn hiệu quả .– Kết quả thực hiện của đề tài trong phạm vi lớp 2A1 trong học kì I năm học 2011-2012.B. NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận và thực tiễn.1. Cơ sở lý luận.Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài

Skkn Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 5

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 PHẦN I

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. LỜI MỞ ĐẦU: Quý thầy cô giáo thân mến! Dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, bởi dạy học là dạy người. Xã hội phát triển cần phải nâng cao trình độ dân trí. Yêu cầu đặt ra cho các nhà giáo dục hiện nay là đào tạo lớp người trong tương lai vừa có trình độ khoa học kĩ thuật vừa có đạo đức của người lao động mới, nghĩa là đào tạo lớp người phát triển toàn diện. Là một giáo viên, tôi muốn cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, cùng đồng nghiệp góp chút công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục để phần nào đó đáp ứng yêu cầu hiện nay của ngành. Tôi mong rằng qua những kinh nghiệm tôi trao đổi sau đây được đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ để có được những giờ dạy hiệu quả. 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn toán ở trường Tiểu học bên cạnh mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức toán học còn có nhiệm vụ hình thành cho học sinh các năng lực toán học, trong đó hoạt động giải toán được xem là hình thức chủ yếu để hình thành phẩm chất và năng lực toán học cho học sinh. Môn Toán có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn Toán là ”chìa khoá” mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần

Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

1

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước. Trong dạy – học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy – học giải toán là ”Hòn đá thử vàng” của dạy – học toán. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh. Với các chức năng: Chức năng giáo dục, chức năng giáo dưỡng, chức năng phát triển và chức năng kiểm tra, việc dạy – học giải toán là điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu dạy – học toán. Tổ chức có hiệu quả việc dạy – học giải toán có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy – học giải toán. Hoạt động giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ năng tính vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không đơn thuần là làm theo mẫu mà đòi hỏi người giải toán phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, có khả năng suy luận và phải làm tính thông thạo. Chương trình toán Tiểu học với 5 mạch kiến thức đan xen: – Số học và các phép tính; – Đại lượng và đo các đại lượng; – Các yếu tố hình học; – Một số yếu tố thống kê; – Tỉ lệ bản đồ và giải toán có lời văn. Trong 5 mạch kiến thức này được xây dựng theo hướng đồng tâm từ lớp 1 đến lớp 5 và được nâng dần mức độ khó ở các lớp cuối cấp. Đến lớp 5, Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

2

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 những kiến thức và kỹ năng toán học ở Tiểu học cần được bổ sung và hoàn thiện để chuẩn bị cho học sinh học bậc học trên. Việc dạy – học toán ở trường Tiểu học hiện nay nói chung, ở trường tôi đang dạy nói riêng kết quả còn thấp so với yêu cầu. Năng lực giải toán của học sinh còn nhiều hạn chế như: còn nhiều lúng túng khi tìm ra hướng giải, câu trả lời cho phép tính chưa chính xác, lựa chọn phép tính còn nhầm lẫn, tính toán chưa nhanh, chưa thành thạo, dẫn đến trình bày bài giải còn sai sót, kết quả học tập thấp. Điều này làm mất thời gian trong các giờ học và còn tạo cho học sinh tâm lý mỏi mệt, nhàm chán khi học toán. Những biểu hiện nói trên không phải vì học sinh không học được. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trẻ sinh ra có thần kinh bình thường đều có khả năng học tập và phát triển. Như vậy, những hạn chế trong giải toán của học sinh là do các em mắc phải những sai lầm về kiến thức và kỹ năng toán học, mà giáo viên chưa phát hiện ra những sai lầm dẫn đến sai sót trong giải toán của học sinh để tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp giúp học sinh khắc phục những sai lầm, thiếu sót đó. Bất kỳ thiếu sót nào của học sinh cũng có thể làm cho các em học kém đi nếu như giáo viên không chú ý giúp các em tự nhận ra và sửa chữa, khắc phục những sai lầm, thiếu sót. Trong 5 mạch kiến thức toán Tiểu học thì toán có lời văn là dạng toán học sinh gặp nhiều khó khăn nhất, bộc lộ nhiều nhất những sai lầm, thiếu sót trong suy luận và ứng dụng thực tế kiến thức toán học. Từ những yêu cầu và nhận thức nói trên, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, giúp học sinh hiểu sâu bản chất của vấn đề, học sinh có phương pháp suy luận logic thông qua cách trình bày lựa chọn phép tính đúng, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện, giúp các em hứng thú, say mê học toán, nâng cao chất lượng giờ dạy học toán, tôi chọn đề tài: ” Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5″.

Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

3

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Người ta thường nói học vấn của con người giống như một tòa nhà, trong đó học vấn của Tiểu học đóng vai trò nền móng của tòa nhà đó. Nhiệm vụ của giáo dục là phải xây dựng cái móng thật vững chắc để cho tòa nhà đứng vững. Muốn làm nên sự vững chắc đó không thể không nói đến cái vững chắc của môn Toán, nhất là giải toán có lời văn ở Tiểu học là quan trọng và cần thiết vì: – Dạy toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức toán học vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. – Việc hướng dẫn học sinh giải toán là hướng dẫn học sinh kết hợp học với hành, áp dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn, giúp học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành cần thiết, vận dụng kỹ năng đó vào cuộc sống. – Giải toán có lời văn góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng. Việc giải toán với những đề tài thích hợp còn giới thiệu cho học sinh những thành tựu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và các nước anh em, trong cuộc sống bảo vệ hòa bình của Leâ Thò Hoàng Trí Tröôøng tieåu hoïc Ba 4 Ñoäng

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 nhân dân thế giới. Đồng thời giải toán có lời văn còn góp phần giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch. – Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán còn góp phần hình thành nên những đức tính cần thiết của con người lao động mới như: tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên, đức tính cẩn thận, kiên trì, chu đáo, thói quen làm việc có kế hoạch, xem xét có căn cứ. Biết tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, có óc sáng tạo, óc độc lập suy nghĩ. Những cơ sở nói trên xuất phát từ: + Ý nghĩa, tầm quan trọng của môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói riêng; + Mục tiêu, nhiệm vụ của môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói riêng; + Nội dung chương trình môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói riêng; + Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói riêng; + Chuẩn kiến thức kỹ năng, cách kiểm tra đánh giá môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói riêng. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Giáo dục hiện nay đang thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy, việc dạy – học toán của giáo viên và học sinh hiện nay cũng được áp dụng phương pháp nêu vấn đề để rồi học sinh tự tìm hướng giải quyết. Song, học sinh lại rất lúng túng với phương pháp này vì các em không biết tìm “khóa” để “mở” bài toán (nhất là với các bài toán hợp). Nếu giáo viên giảng giải nhiều thì tiết học trở nên nặng nề, nhàm chán cũng đồng nghĩa với việc không đổi mới phương pháp, đồng thời tạo cho học sinh thói quen ỷ lại, trông chờ vào giáo viên, không phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Bản thân các em không biết trình bày bài giải thế nào hoặc không xác định được dạng toán điển hình để có Leâ Thò Hoàng Trí Tröôøng tieåu hoïc Ba 5 Ñoäng

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 những bước tính phù hợp. Đó cũng là những khó khăn khi dạy giải toán có lời văn ở Tiểu học. Với giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Ba Động thì những khó khăn trên càng được nhân lên gấp bội vì Ba Động là một xã miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Cha mẹ còn mãi lo chuyện mưu sinh, ít quan tâm đến việc học của con mình nên chưa tạo điều kiện đúng mức cho việc đến trường của các em. Một số cha mẹ đi làm ăn ở xa gửi con cái cho ông bà ở nhà nên việc gặp gỡ giáo viên để trao đổi, phối hợp giáo dục các em thì hiếm khi. Bản thân học sinh tiếp thu chậm, đặc biệt với môn Toán thì các em ít hứng thú để học và còn nhiều hạn chế khi giải toán (nhất là giải toán có lời văn). Kết quả học tập của học sinh thấp so với yêu cầu. 3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1 Đối tượng – Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán ở trường Tiểu học. – Học sinh Tiểu học, chủ yếu là học sinh lớp 5. 3.2 Mục đích Mục đích của việc nghiên cứu là để điều tra những sai lầm, hạn chế phổ biến của học sinh lớp 5 khi giải toán có lời văn. Phân tích các nguyên nhân mắc sai lầm, thiếu sót của học sinh, từ đó đề xuất các biện pháp sư phạm với các tình huống điển hình giúp học sinh sửa chữa sai lầm, thiếu sót, khắc phục hạn chế, để các em giải toán nhanh, thành thạo, hứng thú khi học toán, nâng cao kết quả học tập. Giúp giáo viên có những tiết dạy giải toán nhẹ nhàng mà hiệu quả. 3.3 Phương pháp nghiên cứu: – Phương pháp lý luận: Sưu tầm tài liệu, đọc tài liệu, tra cứu thông tin; – Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp: Dự giờ đồng nghiệp, giảng dạy thực tế, phân tích kết quả học tập của học sinh; – Phương pháp thực nghiệm: Đưa biện pháp đề xuất vào giảng dạy trực tiếp tại lớp 5 Trường Tiểu học Ba Động. Leâ Thò Hoàng Trí 6 Ñoäng

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN: 4.1 Phạm vi: – Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Ba Động, đặc biệt là học sinh lớp 5 năm học 2011- 2012 và năm học 2012-2013 do tôi chủ nhiệm và giảng dạy. 4.2 Giới hạn: – Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng việc dạy và học môn Toán nói chung, giải toán có lời văn ở lớp 5 nói riêng; – Xây dựng một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng giải toán có lời văn; – Những kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy. 5. TIỂU KẾT: – Việc giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm hoặc những sai lầm, thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng, về tư duy toán học để có biện pháp giúp các em sửa chữa sai lầm, khắc phục thiếu sót nhằm nâng cao chất lượng học toán nói riêng, nâng cao kết quả học tập nói chung.

Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

7

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 CHƯƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

8

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 Năm học

Số em chưa biết giải toán có lời văn Số lượng

Tỉ lệ %

2011-2012

27

8

29,6

9

33,3

10

37,1

2012-2013

25

8

32

9

36

8

32

* Qua thống kê phân loại cho thấy số em giải toán có lời văn chậm, lúng túng trong việc chọn câu lời giải hay khó khăn khi hình thành phép tính chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt học sinh chưa biết giải toán có lời văn chiếm gần 40% số học sinh trong lớp. Do các nguyên nhân: – Tư duy của học sinh thiếu linh hoạt, nắm kiến thức bằng việc tiếp thu qua mẫu, nhiều khi không đầy đủ. Suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự, căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài. Học sinh có những kết luận thường không căn cứ; – Khi giải toán trong một chừng mực nào đó các em có thể giải được một bài toán theo hình thức “bắt chước”, theo mẫu đã có sẵn nhưng thường sai lầm khi tính toán. Các em giải bài tập bằng cách tái hiện có khi không đầy đủ những cách giải đã luyện tập máy móc nhiều lần nhưng khi hỏi về lý lẽ thì học sinh không nói được; – Học sinh sử dụng ngôn ngữ toán học (thuật ngữ – ký hiệu) còn lúng túng, nhiều chỗ còn lẫn lộn, khi giải toán các em thường vội vàng, hấp tấp không chịu đọc kỹ đề toán. Trong khi phân tích đề không chú ý đến những thuật ngữ toán học để tìm ra “chìa khóa” mở bài toán. Học sinh thường nhầm lẫn giữa câu hỏi và lời giải. Còn nhiều học sinh không xác định được đơn vị kèm theo kết quả tính; – Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ, học tập thiếu tự tin, ngay khi giải bài toán đúng nhưng giáo viên hỏi cũng ngập ngừng không trả lời được. 2.2 Thực trạng việc dạy giải toán có lời văn hiện nay: Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

9

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 – Nhiều giáo viên việc tiếp cận đổi mới phương pháp trong giảng dạy còn hạn chế. Trong tiết dạy giáo viên chỉ quan tâm đến chất lượng mũi nhọn (chú ý vài em trong lớp) để có học sinh giỏi theo chỉ tiêu của nhà trường, lấy đó làm thành tích cá nhân mà quên nghĩ đến chất lượng đại trà của cả lớp. – Phần lớn giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, chuyển tải nội dung kiến thức một cách máy móc, áp đặt. Giáo viên chưa chú trọng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài mới để chủ động nắm bắt kiến thức vì sợ mất nhiều thời gian. Trong giải toán có lời văn, với những bài toán hợp có từ 2 bước giải trở lên, giáo viên thường quan tâm đến học sinh khá giỏi, mà quên nghĩ là học sinh yếu đang cần sự giúp đỡ của giáo viên. Khi chấm, chữa bài, giáo viên thường đánh giá chung chung bài làm đúng – sai gắn liền với các điểm số mà chưa chỉ rõ chỗ sai lầm, thiếu sót để học sinh khắc phục. Học sinh không hiểu bài, giáo viên nói nhiều, có khi còn làm thay cho học sinh. Giáo viên chưa chú ý hình thành các kỹ năng toán học như kỹ năng phân tích đề, tóm tắt đề bài, kỹ năng nhận diện dạng toán điển hình….cho học sinh. 2.3 Những tác động của phụ huynh: Trình độ dân trí thấp. Kinh tế còn khó khăn. Cha mẹ thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái. Một số phụ huynh gặp khó khăn trong việc hướng dẫn con em mình học ở nhà. * Qua tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng nêu trên, tôi đề ra những giải pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy – học giải toán có lời văn ở lớp 5. 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN 3.1 Nhận thức vấn đề 3.1.1 Quan niệm về bài toán: Bài toán là một nội dung có vấn đề, có tình huống cần giải quyết để ra kết quả. Khi giải quyết vấn đề đó ta phải vận dụng tri thức và kinh nghiệm sống để tìm ra lời giải. Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

10

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 – Loại bài: Có 3 loại: Toán đơn, toán hợp, toán áp dụng qui tắc – công thức. – Đề bài toán gồm 3 yếu tố : Dữ kiện, ẩn số và các điều kiện. 3.1.2 Qui trình giải toán có lời văn: Gồm 4 bước – Bước 1: Nghiên cứu đề, giải nghĩa từ lạ, câu lạ, tóm tắt đề. – Bước 2: Phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch giải. – Bước 3: Giải và trình bày bài giải. – Bước 4: Đánh giá lại cách giải, thử lại, tìm cách giải khác. 3.1.3 Tư duy giải toán: gồm 5 thao tác tư duy – Tư duy 1: Xác định yêu cầu bài toán; – Tư duy 2: Phân tích đề toán theo trình tự nhất định; – Tư duy 3: Mô tả chính xác từng bước giải và cách thực hiện; – Tư duy 4: So sánh cách giải của loại bài toán này rút ra cách giải hợp lý nhất; – Tư duy 5: Khái quát hóa phương pháp để giải các bài toán cùng dạng. 3.1.4 Nắm chương trình – Nội dung dạy học giải toán có lời văn được sắp xếp hợp lý, đan xen giữa các mạch kiến thức: số học, hình học, đại lượng đo đại lượng. Chương trình được xây dựng theo định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn phương pháp giải toán lớp 5 theo xu hướng giảm tính phức tạp và độ khó quá mức với học sinh đồng thời hạn chế các bài toán mang tính đánh đố hoặc áp dụng cách giải khác. Khi giải loại bài này giáo viên cần có cách giải linh hoạt, không áp đặt mà để học sinh lựa chọn cách giải; – Một số ít bài toán mang tính phát triển đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ độc lập để giải; – Nội dung các bài toán có tính cập nhật kiến thức gắn với đời sống xung quanh của học sinh, gắn liền với các tình huống cần giải quyết trong thực tiễn. 3.2 Biện pháp Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

11

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 3.2.1 Lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả giờ dạy. Đổi mới phương pháp dạy học toán đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với đặc trưng của môn Toán. Tôi thường chọn các phương pháp sau: * Phương pháp trực quan Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, giúp trẻ phát triển tư duy trừu tượng đồng thời có tác dụng bổ sung hiểu biết cho các em. Với toán có lời văn ở lớp 5 giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình, sơ đồ để học sinh có cơ sở giải bài toán. * Phương pháp thực hành luyện tập Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các tiết luyện tập để học sinh thực hành luyện tập kiến thức. Trong quá trình học sinh luyện tập giáo viên có thể phối hợp với phương pháp gợi mở – vấn đáp – giảng giải – minh họa… * Phương pháp gợi mở- vấn đáp Đây là phương pháp cần thiết vì nó phù hợp với học sinh Tiểu học. Phương pháp này rèn cho học sinh cách nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng em. * Phương pháp giảng giải minh họa Giáo viên chỉ sử dụng phương pháp này khi cần giảng giải minh họa. Giáo viên nên nói gọn, rõ và kết hợp với hoạt động thực hành của học sinh (Ví dụ bằng hình vẽ, mô hình, vật thật) để học sinh phối hợp nghe – nhìn và làm. * Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Khi sử dụng phương pháp này giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp (có thể dùng màu riêng cho từng đoạn thẳng), để học sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng, tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi giải toán. Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

12

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 3.2.2 Đa dạng hình thức dạy- học toán Việc phối hợp nhiều hình thức dạy – học toán trong một tiết dạy – học toán có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên có thể chọn các hình thức dạy – học toán như: * Học cá nhân Với những bài toán đơn, vận dụng công thức, qui tắc hoặc thực hành kỹ năng tính toán giáo viên có thể áp dụng hình thức học cá nhân (trên phiếu hoặc trong vở bài tập). Ví dụ : Bài 3 trang 56 Toán 5 Sau khi học phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên tôi tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân để giải bài tập này. Một ô tô mỗi giờ đi được 42,6 km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki- lô- mét? * Học nhóm (nhóm đôi, nhóm 4) Với những bài toán hợp, có nhiều cách giải đòi hỏi học sinh phải tư duy logic, lựa chọn cách giải tôi có thể tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm để huy động vốn hiểu biết của nhiều em trong việc lựa chọn cách giải hay, dễ hiểu đồng thời giúp học sinh trong nhóm có tính tương tác lẫn nhau. Ví dụ: Bài 4, trang 62, toán 5 Mua 4 m vải phải trả 60.000 đồng. Hỏi mua 6,8 m vải cùng loại phải trả nhiều hơn bao nhiêu tiền? * Trò chơi, giải câu đố. Hình thức này thường sử dụng khi bồi dưỡng học sinh giỏi. Với những bài toán vui rèn tính toán nhanh, phát triển trí thông minh, cách giải toán linh hoạt, tôi tổ chức dạy học dưới dạng trò chơi, giải câu đố. Ví dụ: (Bài toán ghép hình) Hai hình chữ thập cắt đôi Trong nháy mắt ghép xong rồi hình vuông Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

13

Tröôøng tieåu hoïc Ba

14

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi của hình chữ nhật là: (16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m) Đáp số : 82 m + Các thành phần (16,34 và 8,32) trong phép tính giải (1) chính là dữ kiện của bài toán. Dữ kiện bài toán chi phối thành phần phép tính (1); + Dấu (+) trong phép tính (1) biểu thị mối quan hệ (hơn) hơn nhau một số đơn vị trong đầu bài. Do đó điều kiện trong bài toán chi phối cho việc chọn dấu phép tính (1); + Kết quả 24,66 m vừa là cái phải tìm trung gian trong bước giải (1) vừa là dữ kiện mới bổ sung của bước giải (2); + Số 16,34 trong bước giải (2) là dữ kiện của bài toán; + Số 2 và các dấu (+), (x) trong bước giải (2) thể hiện cách tính chu vi hình chữ nhật theo công thức. Có thể xem đây là điều kiện bắt buộc khi giải loại bài này; + Kết quả của phép tính (2) là cái phải tìm cuối cùng (hay ẩn số). Do đó có thể nêu lên một cách tóm tắt là: a) Các dữ kiện (kể cả dữ kiện mới bổ sung sau mỗi phép tính giải) của bài toán chi phối cho việc chọn (dấu) phép tính giải. b) Các điều kiện của bài toán chi phối cho việc chọn “dấu” phép tính giải. c) Những cái phải tìm là kết quả phép tính giải (tức là bao gồm những cái trung gian và cái phải tìm cuối cùng “ẩn số”). * Tóm lại: Việc giúp học sinh thấu hiểu 3 thành phần của bài toán sẽ giúp cho học sinh lựa chọn các phép tính để giải bài toán thuận tiện hơn.

Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

15

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 3.2.4 Hình thành thói quen tìm hiểu nghĩa các thuật ngữ, từ ngữ lạ có trong đề bài. Để lựa chọn được phép tính đúng, lời giải phù hợp thì học sinh phải thông hiểu đề, nghĩa là phải hiểu tất cả các từ ngữ có trong đề bài từ đó xác định 3 thành phần của bài toán được đề cập ở biện pháp trên. Nhưng trong thực tế, các đề toán có lời văn ở lớp 5 được nâng dần mức độ khó kèm theo sự xuất hiện của các từ ngữ lạ gắn với đời sống thực tiễn mà học sinh chưa được làm quen. Học sinh sẽ lờ đi những từ này mà chọn cách giải sai hoặc loay hoay tìm hiểu nghĩa từ làm chi phối sự tập trung giải toán. Với những trường hợp như vậy, giáo viên cần đặt câu hỏi vấn đáp giúp học sinh tìm hiểu nghĩa từ lạ trước khi tìm hiểu đề. Ví dụ: (Bài 2 trang 21 Toán 5) Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hằng tháng là 800.000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền? – Hai cụm từ lạ học sinh khó hiểu ở đề bài này là: “Tổng thu nhập” và “Bình quân thu nhập”. * Giải nghĩa cụm từ: Tổng thu nhập – Tôi đặt câu hỏi cho học sinh: Em hiểu như thế nào là tổng thu nhập? – Tôi lấy ví dụ bằng cách yêu cầu học sinh nêu các khoản thu nhập của gia đình em trong một tháng. Sau khi học sinh nêu, tôi kết luận: Các khoản thu nhập đó gộp lại chính là tổng thu nhập của gia đình em trong 1 tháng. * Giải nghĩa cụm từ: Bình quân thu nhập – Tôi hỏi: Bình quân thu nhập là gì? – Tôi cung cấp nghĩa cho học sinh: Bình quân thu nhập là thu nhập trung bình của mỗi người trong gia đình được tính từ tổng thu nhập của gia đình. Công thức tính: Bình quân thu nhập = Tổng thu nhập : Tổng số người Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

16

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 Từ đó học sinh có thể tính được bình quân thu nhập của mỗi người khi gia đình có thêm một con và giải được bài toán. 3.2.5 Tổ chức thực hiện các bước giải toán, hình thành cho học sinh thói quen phân tích, tổng hợp khi giải toán. Vội vàng, hấp tấp, không chịu đọc kỹ bài toán, phân tích tổng hợp đề hời hợt thiếu kinh nghiệm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh gặp khó khăn khi giải toán. Để khắc phục hạn chế này, giáo viên nên tổ chức cho học sinh giải bài toán theo 4 bước nhằm hình thành thói quen phân tích, tổng hợp đề khi giải toán, rèn kỹ năng giải toán cho học sinh. – Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề toán, tìm hiểu nghĩa của từ, cụm từ quan trọng. Ở bước này giáo viên dùng 2 câu hỏi để dẫn dắt: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? – Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm. Tóm tắt bài toán (Tóm tắt đề bằng ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng lời). Lập kế hoạch giải bài toán (Trên cơ sở phân tích, thiết lập trình tự giải bài toán). – Bước 3: Thực hiện cách giải và trình bày bài giải theo kế hoạch đã lập để giải bài toán bằng các thao tác: + Thực hiện phép tính đã xác định. + Viết câu trả lời. + Viết đáp số. Sau mỗi bước giải cần kiểm tra phép tính giải đúng chưa. Viết câu lời giải phù hợp chưa. – Bước 4: Kiểm tra đối chiếu, tìm cách giải khác. + Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có thể trả lời câu hỏi của bài toán chưa? Có phù hợp với điều kiện của bài toán không? + Tìm cách giải khác cho bài toán. Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

17

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 Ví dụ: (Bài 3 trang 62 toán 5) Mua 5 kg đường phải trả 38.500 đồng. Hỏi mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền? – Bước 1: Tìm hiểu đề + Tôi gọi học sinh đọc đề toán. + Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết mua 5 kg đường phải trả 38.500 đồng). + Hỏi: Bài toán hỏi gì? (Bài toán hỏi mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền). + Hỏi: Giá tiền 1 kg đường không đổi. Khi giảm số ki-lô-gam đường cần mua thì số tiền mua đường sẽ thay đổi thế nào? (Số tiền mua đường cũng giảm). + Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán nào? (Dạng toán quan hệ tỷ lệ). – Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm. Tóm tắt bài toán. Tóm tắt đề: 5 kg đường: 38.500 đồng 3,5 kg đường: Trả ít hơn 5 kg đường ….. đồng? + Hỏi: Muốn biết mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5 kg đường bao nhiêu tiền em phải biết gì? (Phải biết mua 3,5 kg đường phải trả bao nhiêu tiền). + Hỏi: Muốn biết mua 3,5 kg đường phải trả bao nhiêu tiền em phải biết gì? (Phải biết giá tiền của một ki-lô-gam đường). + Hỏi: Làm thế nào để tính được giá tiền của 1 kg đường? (Lấy giá tiền của 5 kg đường chia cho 5). + Em hãy nêu các bước giải bài toán. (Học sinh nêu) * Tính giá tiền 1 kg đường * Tính giá tiền 3,5 kg đường Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

18

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 * Tính số tiền mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường. – Bước 3: Giải bài toán Bài giải Giá tiền của 1 kg đường là: 38.500 : 5 = 7700 (đồng) Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền là: 7.700 x 3,5 = 26.950 (đồng) Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5kg đường số tiền là: 38.500 – 26.900 = 11.550 (đồng) Đáp số: 11.550 đồng – Bước 4: * Kiểm tra cách giải, kết quả. Đối chiếu xem đáp số có trả lời đúng câu hỏi của bài toán không. * Tìm cách giải khác Bài giải Giá tiền của 1 kg đường là: 38.500 : 5 = 7 700 (đồng) 3,5 kg đường ít hơn 5 kg đường là: 5 – 3,5 = 1,5 (kg) Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5kg đường số tiền là: 7 700 x 1,5 = 11 550 (đồng) Đáp số: 11 550 đồng 3.2.6 Hình thành kỹ năng xác định các dạng toán điển hình. Đối với toán có lời văn ở lớp 5 chủ yếu là các bài toán hợp, giải bài toán hợp cũng có nghĩa là giải quyết các bài toán đơn. Các bài toán hợp trong chương trình toán lớp 5 bao gồm 2 nhóm chính sau: – Nhóm 1: Các bài toán hợp mà quá trình giải không theo một phương pháp thống nhất cho các bài toán đó. Leâ Thò Hoàng Trí 19 Ñoäng

Tröôøng tieåu hoïc Ba

Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 – Nhóm 2: Các bài toán điển hình là các bài toán mà trong quá trình giải có phương pháp riêng cho từng dạng bài toán. Có các dạng toán điển hình sau: + Tìm số trung bình cộng; + Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó; + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó; + Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó; + Bài toán về quan hệ tỉ lệ. Các dạng toán khác: + Bài toán về tỉ số phần trăm; + Bài toán về chuyển động đều; + Bài toán có nội dung hình học (Chu vi, diện tích, thể tích). Người giáo viên phải nắm vững các dạng toán nói trên để trong quá trình hướng dẫn học sinh giải toán, giáo viên giúp các em trước hết phải xác định được dạng toán đã học để dễ dàng chọn cách giải phù hợp cho bài toán. Ví dụ 1: (Bài 2 trang 19 toán 5) Bạn Hà mua 2 tá bút chì hết 30.000 đồng. Hỏi bạn Mai muốn mua 8 cái bút chì như thế thì phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền? Hướng dẫn: + Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Cho biết mua 2 tá bút chì hết 30.000 đồng). + Hỏi: Bài toán hỏi gì? (Hỏi mua 8 cái bút chì như thế thì phải trả bao nhiêu tiền?) + Hỏi: Giá tiền 1 bút chì không đổi, số bút chì cần mua giảm xuống thì số tiền phải trả thay đổi như thế nào? (Số tiền phải trả sẽ giảm xuống). + Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì? (Dạng toán quan hệ tỷ lệ). + Hỏi: Có mấy cách giải bài toán về quan hệ tỷ lệ? Là những cách nào? (Có hai cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ, cách rút về đơn vị và cách tìm tỉ số). Leâ Thò Hoàng Trí Ñoäng

20

Tröôøng tieåu hoïc Ba